Thương lắm miền Trung ơi!

(Dân trí) - “Lòng dạ cồn cào không ngủ được, đài báo đưa tin, lũ lụt tàn phá miền Trung, thương lắm quê hương ơi... giờ đây lưng Mẹ lại còng thêm vì vất vả” - nỗi lòng của người con xa quê trước sự tàn phá của thiên nhiên làm nhiều người xót xa, cảm thương...

Là người con sinh ra từ dải đất miền Trung thân yêu, Nguyễn Hữu Quân: quanthanhchuongn@gmail.com càng cảm nhận sâu hơn nỗi đau, sự mất mát của gia đình mình, đồng bào mình phải gánh chịu sau mỗi trận lũ đi qua.

 

Cùng chung tâm trạng đó, rất nhiều dòng chia sẻ đã được gửi Dân trí. Trong số đó cũng có những người dù không sinh ra tại miền Trung cũng cảm thấy quặn lòng khi nhìn những hình ảnh tan hoang ở những điểm lũ quét.

 

Ôi mảnh đất Nghệ An thật khắc nghiệt! Mùa hè thì nắng nóng 39-40 độ, kéo dài mấy tháng không hạt mưa, mùa lũ thì nước ngập sâu. Ôi Nghệ An quê hương tôi!” - Hồ Hữu Hoài: hoai1980@gmail.com  
 
Con người Việt Nam mình khổ quá, năm nào cũng vậy, cả một năm làm việc cực nhọc kiếm kế sinh nhai, chỉ 1 phút nước lũ cuốn phăng đi tất cả. Khổ quá...” -  Nguyễn Đức Hải: haikelen@yahoo.com.vn   
 
Thương lắm miền Trung ơi! - 1

Mỗi trận lũ đi qua nhiều gia đình lại lâm vào cảnh tang thương, khánh kiệt

 

Người nông dân các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Đô Lương mùa hoa màu này mất rồi, thật là đau thương, những người dân nghèo nay trở nên đói...”bacnguyen: bacnv89@gmal.com  
 

Ôi thương quá Nghệ An ơi! Mảnh đất chứa đựng nhiều sóng gió, dẫu có khó khăn nhưng mọi người hãy vững vàng lên nhé. Cộng đồng xã hội cũng như các tổ chức xã hội hãy chung tay vì cộng đồng nơi đây ...! Chúc mọi người nhanh vượt qua khó khăn...” - mrlee: boyuk90@yahoo.com  

 

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa mưa bão, bà con miền Trung lại ngay ngáy nỗi lo, mất ăn mất ngủ... nhưng có lẽ dường như đã thành quy luật, cứ tháng 6 gần qua đi là những cảnh tang tóc, tan hoang lại tái hiện.

 

Nhìn những hình ảnh đau xót đó, rất nhiều ý kiến tiếp tục lên án và kiến nghị phải xử thật nghiêm những người dù là vô tình hay hữu ý tàn phá rừng, nhất là những kẻ đang tâm kiếm lợi bất chính bất chấp nguy cơ lũ lụt đe dọa đồng bào mình.

Xin chia sẻ với dân dân vùng lũ. Nhưng nếu dân chúng ta cứ dọn sạch rừng, đua nhau trồng bắp, trồng sắn trên những quả đồi kia thì những cảnh tượng trên sẽ điễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhìn những quả đồi được nhân dân ta cạo sạch sẽ thế kia thì tai họa ập xuống là điều rất dễ hiểu mà” - Hung: hung@gmail.com   

Bạn Lê Công Khanh: khanhdigia52@yahoo.com.vn. đau xót nhắc lại lời cảnh báo đã được truyền lại từ những thế hệ đi trước: 

 

Ăn của rừng rưng rưng nước mắt là đây. Nói vậy rồi vẫn tiếp tục phá rừng để rồi nước mắt lại rưng rưng...”.

 

Nguyễn Thanh Tâm: thanhtamtd78@yahoo.com.vn đặt câu hỏi đầy bức xúc:

 

Đây chính là hậu quả của việc khai thác trái phép rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh. Đến khi nào mới lấy lại được sự bình yên cho những người dân sau bão?”.

 

Nickname Thanh Phong: thanhphong@yahoo.com gay gắt hơn:

 

Tấn công tự nhiên thì tự nhiên tấn công lại. Chẳng hiểu sao năm nào cũng thấy hô hào trồng rừng, mùng 5 tết năm nào cũng “mùa xuân là tết trồng cây” nhưng sao vẫn nhiều đồi trọc thế. Rừng cứ ngày càng thu hẹp, dự án 5 triệu hécta rừng không biết sao rồi.

 

Và nữa, năm nào cũng diễn tập, dự báo phòng chống, nhưng năm nào cũng thấy rút kinh nghiệm. Lũ về, kéo theo vô vàn gỗ đã được xẻ vuông vắn... Cần phải nghiêm túc rà soát và xem lại chức năng của các "lực lượng chức năng". Chẳng lẽ dân cứ phải chịu khổ mãi thế này sao?
 
Bên cạnh đó, cũng có không ít người cho rằng một phần nguyên nhân chính là do các công trình, đường sá được thi công kém chất lượng như Kennyg Tran: delete_time87@yahoo.com.vn viết:

 

“Lại lũ lụt, hết năm này tới năm khác. Liệu các cơ quan chức năng có đặt vấn đề tại sao tình trạng lũ lụt thường xuyên xảy ra trên địa bàn Kỳ Sơn, đoạn khe Kiệm quốc lộ 7a. Thứ nhất, trình trạng khai thác gỗ đầu nguồn tàn phá một cách trắng trợn, sự lỏng lẻo trong công tác quản lý bảo vệ rừng của hạt kiểm lâm và Ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn đã dẫn tới rừng bị tàn phá khốc liệt.

Thứ hai là ở phía đầu nguồn đang xây dựng 1 tuyến đường, nhà thầu khi khai thác gỗ đã tận dụng bừa bãi và tàn phá những cánh rừng nguyên sinh (trong đó có cả những cánh rừng sa mu, pơ mu). Dẫn tới những cánh rừng bị xói mòn, không giữ được nguồn nước, nguồn nước bị trôi, tạo lực chảy mạnh, nhanh phá vỡ mọi công trình nó đi qua.

Thứ ba, các công trình xây dựng kém chất lượng, thiết kế không đúng quy định của Bộ Xây dựng. Đó là những nguyên nhân dẫn tới đoạn đường ở km 174 bị nước khoét sâu vào lòng đường một cách nghiêm trọng
”.

 

Nick Thu Hà: thuhha4387@gmail.com bức xúc:

 

Nhắc đến vần đề ách tắc giao thông hay thiệt hại sau mưa lũ, chúng ta luôn luôn có những bài “khóc” năm này sang năm khác. Chúng ta hãy thử nhìn hình ảnh Dân trí đưa lên xem nhé: Con đường (hay còn gọi là quốc lộ) mà bề dày của xi măng có đến gang tay hay không, hay toàn đất??? Nhìn hình ảnh này cũng đủ để nói rằng chẳng cần đợt lũ này, mà chỉ cần có cơn mưa to cũng nuốt con đường này. Vấn đề đáng nói ở đây là chúng ta đã làm đúng như chủ trương đề ra hay không, hay chỉ là làm cho xong?” 

 

Nguyện vọng và cũng là ước mong chung của người dân, đó là các ngành chức năng cần sớm có giải pháp, những chủ trương thiết thực nhằm giảm thiểu những thiệt hại do thiên nhiên cũng như chính những con người gây ra.

 

Độc giả linh: linh@yahoo.com gợi ý:

 

“Tại sao không nghĩ đến chuyện khoan núi để làm đường sâu hẳn vào bên trong mà cứ làm chơi vơi cạnh bờ sông để năm nào cũng lở, rồi lại thi công sửa chữa đường quá tốn kém, nguy hiểm”.

 

Bách Linh