“Mẹ Liên ơi, con là lính đảo xa. Đọc thư mẹ con thấy sao xót xa vô chừng. Thôi mẹ ạ, đừng nhọc lòng nữa. Trong nhân dân, anh Nghĩa đã là liệt sỹ. Với đồng đội, anh đã là ân nhân. Thế là đủ rồi mẹ ạ. Con biết mẹ đang gắng sức tàn, làm nốt điều bổn phận nguời mẹ cần phải làm cho đứa con đứt ruột đẻ ra. Nhưng mẹ ơi, cố gắng của mẹ con sợ không có kết quả gì đâu. Người ta đã phát ngôn, thì sẽ cố chứng minh điều họ nói là đúng. Con biết họ sẽ nguỵ biện để bằng thắng trong cuộc đấu tranh này với mẹ. Thật ngại, nhưng con thực bụng nghĩ mẹ nên dừng lại, kẻo ý nguyện không thành lại đổ bệnh mà nguy. Cho con thắp nén tâm nhang lên bàn thờ anh Nghĩa. Mong anh yên lòng mà siêu thoát. Nhân dân, đồng đội mãi nhớ về anh như một nguời anh hùng, một liệt sỹ của nhân dân” -Bạn đọc có địa chỉ email
Bachlongvy@gmail.com
Thiếu tá Trần Duy Nghĩa mất đi là tổn thất vô cùng to lớn đối với gia đình
mà không có gì có thể bù đắp được
Đông đảo bạn đọc kiến nghị Bộ trưởng Lao động TBXH dành thời gian đọc và thấu hiểu bức tâm thư của người mẹ mất con: “Cầu trời cho bà bộ trưởng có 10 phút để đọc thư này; 5 phút để gọi điện chỉ đạo; 3 phút để soát lại văn bản nhằm loại trừ lỗi đánh máy (nếu có); 01 phút để ký. Vị chi tiêu tốn của bà Bộ trưởng là 19 phút, nhưng với người dân - đó là cả cuộc đời, đó là những tháng ngày con anh được sống trong niềm tự hào về người cha đã hiến dâng máu xương cho Tổ Quốc, đó là nụ cười ngậm của mẹ Liên lúc từ giã cõi đời về với tổ tiên” Bạn đọc có email:
hieutan@gmail.com.
“Đọc xong bức thư của Bác cháu rất xúc động. Cháu xin chia sẻ nỗi đau mất con của Bác. Cháu mong rằng ước nguyện của bác sẽ được thực hiện để hương hồn anh Nghĩa dưới suối vàng được siêu thoát”
Vietthuy74@gmail.com)
Bạn đọc hanhpham752002@yahoo.com chia sẻ: “Con xin chia sẻ nỗi lòng của mẹ. Đọc thư của mẹ viết mà con vừa đọc vừa khóc. Như thế nào mới được xét công nhận nhận là Liệt sĩ? Mong bà Bộ trưởng cùng các vị có trách nhiệm sớm giải quyết”. “Cho con xin được chia buồn cùng mẹ và cầu cho hương hồn anh Nghĩa được siêu thoát, mong Bà Bộ trưởng bớt trút thời gian đọc bức thư của bà mẹ gửi bộ trưởng và trả lời cho bà mẹ đó được hay không được công nhận là Liệt sĩ để mẹ được sống nốt tuổi già được thanh thản” hungtlvt@yahoo.com.vn.
“Đọc lá thư này tôi thấy thật xót xa! Tại sao một chuyện đương nhiên như vậy mà Bộ LĐTBXH chưa làm được? Lại để một người mẹ già phải chống gậy đi cầu cứu công nhận liệt sĩ cho người con trai đã mất vì nhiệm vụ của mình. Tôi không hiểu là những người làm công tác thương binh xã hội ra sao? Chẳng ai muốn chết để được công nhận liệt sĩ vì dù sao đó cũng chỉ là cái danh. Nhưng vì người khác, vì nhiệm vụ mà chấp nhận hi sinh mà ko được nhận cái danh dự xứng đáng đó thì thật là ko thể chấp nhận được và điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới thế hệ trẻ, tới những người đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ của mình ở nơi nguy hiểm” maidt@tasco.com.vn.
hoantran2712@yahoo.com.vn “Tôi không biết nói gì ngoài hai từ "Quá buồn" cho một 1 bà cụ đã gần đất xa trời. Tuy con chưa có gia đình, nhưng tôi cũng thấu hiểu được nỗi lòng của bà Liên khi mất người con trai trong khi thi hành nhiệm vụ cao cả của mình. Cầu mong cho con trai bà sớm được công nhận là gia đình Liệt sỹ. Mong các vị cán bộ có trách nhiệm sớm giải quyết việc công nhận gia đình Liệt sỹ cho thiếu tá Nghĩa để linh hồn anh được siêu thoát và yên nghỉ dưới suối vàng. Và tôi cũng xin cảm ơn Báo Dân trí đã bám sát, đưa tin kịp thời về vấn đề này. Xin cảm ơn nhiều!”.
“Nghiền ngẫm bức tâm thư của người mẹ mất con khi làm nhiệm vụ bạn đọc cả nước kiến nghị Bộ Lao động TBXH cần xem xét vận dụng công nhận liệt sĩ với thiếu tá Trần Duy Nghĩa, ghi nhớ phần đóng góp xương máu cho nhân dân:
“Đọc lá thư mà mắt tôi đỏ hoe vì khóc cho bà mẹ già đi tìm sự công bằng cho con trai. Cứ như vậy thì thế hệ trẻ chúng tôi làm sao dám hy sinh vì tổ quốc, làm sao dám xả thân vì xã hội này nữa. Làm lãnh đạo, nhất là làm ở những bộ phận nhạy cảm như Bộ LĐTB-XH, Cục Người có công... phải biết đặt vị trí của mình phải vị trí người khác, phải thấu hiểu nỗi đau, mất mát của dân như của mình thì nên làm, còn không thì xin hãy nhường cho người khác làm!”
haigiang9@yahoo.com.
tuãnl125@yahoo.com.vn “Là người đang làm trong ngành Lao động - Thương binh và xã hội, tôi thực sự bức xúc trước thái độ xử lý công việc của cán bộ của ngành đối với bản thân người đã hy sinh và gia đình họ khi mà Bộ Công an đã có công văn đề nghị Bộ LĐTB- XH công nhận liệt sĩ cho đồng chí Nghĩa. Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công và Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh người có công với cách mạng. Thì Thiếu tá Nghĩa có đủ tiêu chuẩn để công nhận là liệt sĩ. Đề nghị Bộ LĐTB và XH khẩn trương làm thủ tục công nhận liệt sĩ cho Thiếu tá Nghĩa”.
Công văn đề nghị Bộ LĐTB&XH hoàn thiện thủ tục công nhận liệt sỹ
cho Thiếu tá Trần Duy Nghĩa của Bộ Công an
“Đọc bức thư xong tôi thấy trong lòng có một cảm xúc dâng trào cảm thấy xót xa cho mẹ và gia đình anh. Tôi thấy thật là bất công cho anh vì đồng đội anh đã hy sinh, anh thật là dũng cảm. Bố tôi cũng là một thương binh, anh em chúng tôi luôn tự hào vì có một người bố như vậy. Bất công quá đi người hi sinh vì tổ quốc mà lại không được công nhận. thanhhanguyen1986@gmail.com.
Bạn đọc
hanh@gmail.com đóng góp ý kiến: “Mấy ngày qua, dư luận cả nước xôn xao và bức xúc về vụ anh Trần Duy Nghĩa, cán bộ công an Nghĩa Lộ - Yên Bái hy sinh trong khi làm nhiệm vụ mà không được Cục người có công -Bộ lao động xét công nhận liệt sỹ. Nhiều ý kiến bức xúc, phê phán lối làm việc vô cảm, thiếu tình người của cơ quan này. Có nhiều ý kiến lại đánh giá dưới khía cạnh chuyên môn luật pháp và cho rằng Cục Người có công, có dấu hiệu sai khi “phán” Thiếu tá Nghĩa không đủ điều kiện xét liệt sỹ. Tôi đánh giá trong cách làm việc của Cục người có công, thiếu sự nhạy cảm chính trị cần thiết.
Một là, như Bác Hồ đã dặn: “Việc gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm”. Trường hợp này, máu xương của anh Công an Nghĩa đã thực sự đổ xuống, trong lúc đang thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Kết quả từ cái chết của anh là gì? là các đồng đội đang làm việc phía sau anh được an toàn.
Vì vậy, đây không phải là cái chết vô ích, cái chết do bất cẩn hay không may. Khi quyết định đứng ra báo hiệu cho nguồn nguy hiểm đang lao tới, anh thừa biết có thể xảy ra tai nạn nếu chủ phương tiện không dừng kịp xe. Nhưng vì bổn phận công vụ, vì đồng đội đang lúi húi làm việc phía sau, mà anh vẫn ra đứng ở vị trí điều khiển giao thông để cảnh báo nguy hiểm. Anh đã hy sinh, mà hy sinh là vì đồng đội, vì công việc. Đây chính là điều quyết định anh Nghĩa là liệt sỹ. Mọi lập luận của Cục Người có công trái điều này, đều là ngụy biện, gây công phẫn bức xúc trong dư luận xã hội, gây tổn hại đến uy tín của Bộ lao động TBXH.
Hai là, dư luận không đồng tình. Việc một cơ quan chức năng phủ nhận máu xương của một chiến sỹ công an đã đổ xuống vì bình yên cuộc sống, đã và đang làm dấy lên cảm giác chán ngán, mệt mỏi, thiếu tin tưởng vào Cách giải quyết của Bộ LĐTBXH.
Ba là, lực lượng vũ trang đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân sẽ nghĩ gì về cách làm của chúng ta? Tôi tin nếu chúng ta không công nhận liệt sỹ cho anh Nghĩa, sẽ là một tác động không tốt”.
Chúng tôi vô cùng xúc động khi đọc thư mẹ Liên. Thật không biết nói gì để động viên mẹ lúc này. Danh hiệu liệt sĩ sao mà cao xa vậy? Bộ đội và Công an hy sinh khi làm nhiệm vụ là liệt sĩ chứ có ai chọn cái chết để trở thành liệt sĩ đâu? (Nguyễn Anh Ngọc, email:
anhngoc49@gmail.com)
Đọc thư Mẹ viết tha thiết yêu cầu công nhận Liệt sỹ cho Thiếu tá Nghĩa mà nước mắt con cứ chảy theo từng dòng chữ, đối với người dân như tôi cứ nghĩ rằng việc chiến sỹ bị tử nạn khi đang làm nhiệm vụ là được ghi công , là công nhận liệt sỹ. Tôi chỉ dám lấy quyền công dân của mình để khẳng định rằng việc công nhận Liệt sỹ cho Thiếu tá Nghĩa là hoàn toàn xứng đáng và hợp lòng dân. Bộ trưởng hãy nghĩ rằng hy sinh cho thời chiến chúng ta công nhận, trân trọng biết nhường nào nhưng sự mất mát cho thời bình đúng ra phải được nhân thêm và phải ghi công. Hãy xoa dịu nỗi đau của người Mẹ, người vợ, các con và gia đình họ bằng sự quan tâm, sẻ chia về mặt công nhận của xã hội trước tiên. Hãy thực hiện trước điều đó trong lúc này! (P.Chính, email:
chinhhaphuoc@gmail.com).
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương (tổng hợp)