Ninh Bình: Hơn 2.400 hộ dân lao đao vì một dự án ì ạch!

(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án năm 2012, UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã có quyết định xây dựng công trình. Tuy nhiên, sau nhiều năm một dự án ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn tại tỉnh này vẫn chưa được triển khai khiến 2.400 hộ với 6.000 nhân khẩu đang bị ảnh hưởng.

Ngày 19/9/2012, Thủ tướng Chính phủ có Công văn “hỏa tốc” số 1443/TTg-QHQT gửi Bộ TN-MT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ NN-PTNT về việc “Phê duyệt danh mục dự án ưu tiên thuộc Chương trình SP-RCC” (Các dự án ưu tên thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu).

Trong số 61 dự án được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc việc triển khai, thực hiện (danh mục các dự án ưu tiên của Chương trình SP-RCC như kiến nghị của Bộ TN&MT nêu tại văn bản số 45/TTr-BTNMT ngày 24/8/2012), tỉnh Ninh Bình có 2 dự án bao gồm:

Xây dựng công trình âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt, ứng phó với tác động của nước biển dâng tại 6 huyện, thị xã khu vực nam Ninh Bình (huyện Kim Sơn) và Củng cố nâng cấp hệ thống sông trục từ cống Thôn Năm đến cống Đọ, các công trình trên tuyến huyện Yên Khánh nhằm ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn (huyện Yên Khánh).

Trước thực trạng nước biển dâng, nhiều năm qua cống Thôn Năm, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh đã không còn khả năng ngăn được nước mặn từ sông Đáy vào, dẫn đến nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng.
Trước thực trạng nước biển dâng, nhiều năm qua cống Thôn Năm, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh đã không còn khả năng ngăn được nước mặn từ sông Đáy vào, dẫn đến nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng.

Ngay sau khi có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, năm 2013 UBND tỉnh Ninh Bình có Quyết định số 524/QĐ-UBND về việc Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Củng cố, nâng cấp hệ thống sông trục từ cống Thôn Năm đến cống Đọ và các công trình trên tuyến huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình nhằm ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn.

Mục tiêu đầu tư dự án trên được UBND tỉnh Ninh Bình nêu rõ: Nhằm đảm bảo an toàn cho 6.000 nhân khẩu với khoảng 2.400 hộ dân trong vùng dự án; đáp ứng được các yêu cầu về tưới, tiêu chủ động, cun cấp nguồn nước sinh hoạt và các nhu cầu dùng nước khác cho toàn vùng xã Khánh Thiện và một phần xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh với diện tích đất tự nhiên khoảng trên 1.000 ha; đảm bảo tính bền vững trong khai thác bảo vệ nguồn nước và không làm ảnh hưởng đến toàn vùng hạ dụ nam Ninh Bình nhằm ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn.

Ngoài ra, dự án còn góp phần ổn định đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế xã hội, nâng cáo chất lượng và sản lượng nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân trong khu vực. Đẩy mảnh sự phát triển kinh tế thông qua việc kiện toàn hệ thống thủy lợi, giao thông kết hợp với thay đổi cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế đa thành phần nhằm mục đích ứng phó với nước biển dân và xâm nhập mặn.

Dự án công trình thủy lợi này do Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư với tổng số vốn hơn 172 tỷ đồng, được lấy từ nguồn vốn Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (Chương trình SP-RCC) là 165 tỷ đồng, nguồn ngân sách tỉnh Ninh Bình hơn 7,9 tỷ đồng.

Ninh Bình nhiều lần “cầu cứu” trung ương

Nhiều năm trôi qua sau Phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ cũng như Quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng dự án của UBND tỉnh Ninh Bình, đến nay dự án ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn tại huyện Yên Khánh vẫn “dậm chân tại chỗ” do chưa nhận được nguồn vốn từ Chương trình SP-RCC.

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, do tính cấp bách của công trình (như phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) nên sau khi có Quyết định số 524/QĐ-UBND, UBND tỉnh Ninh Bình đã bắt tay vào triển khai thực hiện dự án luôn và đã cấp vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh là 8 tỷ đồng. Số tiền này, được tỉnh Ninh Bình tổ chức tư vấn khảo sát, thiết kế, bản vẽ thi công, lập dự án đầu tư…

Hàng nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp của người dân các xã Khánh Thiện, Khánh Tiên... bị nước mặn xâm nhập dẫn đến năng xuất kém, người dân có nguy có bỏ ruộng.
Hàng nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp của người dân các xã Khánh Thiện, Khánh Tiên... bị nước mặn xâm nhập dẫn đến năng xuất kém, người dân có nguy có bỏ ruộng.

Sau khi cấp vốn đối ứng, hoàn tất các thủ tục theo quy định, chờ đợi nhiều nhăm không nhận được nguồn vốn chính từ Chương trình SP-RCC, ngày 1/2/2016 UBND tỉnh Ninh Bình có văn bản số 56/UBND-VP4 gửi: Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT. Tỉnh này đề nghị “cấp kinh phí cho dự án trọng điểm Củng cố, nâng cấp hệ thống sông trục từ cống Thôn Năm đến cống Đọ và các công trình trên tuyến nhằm ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn huyện Yên Khánh từ nguồn vốn ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020”.

Trong văn bản này, một lần nữa UBND tỉnh Ninh Bình nêu rõ dự án công trình nhằm ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn là rất cấp bách với địa phương để đảm bảo an toàn cho 6.000 nhân khẩu với khoảng 2.400 hộ dân trong vùng dự án và đảm nguồn nước cho khoảng trên 1.000 ha đất tự nhiên… Vì thế, UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT cấp 165 tỷ đồng cho dự án trọng điểm này.

Đến ngày 5/8/2016, UBND tỉnh Ninh Bình tiếp tục có Công văn “hỏa tốc” số 463/UBND-VP4 gửi Văn phòng Chính phủ và các Bộ như trên về việc “Ưu tiên” cấp kinh phí cho dự án trọng điểm để tỉnh triển khai thực hiện “ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn” tại huyện Yên Khánh theo như Chương trình SP-RCC mà Thủ tướng đã phê duyệt. Tuy nhiên, đến nay tỉnh Ninh Bình vẫn chưa nhận được nguồn vốn triển khai dự án nêu trên.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, nhiều năm qua hơn 2.000 hộ dân với 6000 nhân khẩu tại các các xã Khánh Thiện, Khánh Tiên… huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đang chịu ảnh hưởng nặng nề do bị nước mặn xâm nhập. Theo đó, nước mặn từ sông Đáy xâm nhập qua cống Thôn Năm (xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh) khiến hàng nghìn ha đất trồng lúa bị ảnh hưởng, cho năng xuất kém, nhiều diện tích ruộng bị bỏ hoang không trồng được cây gì vì có nước mặn xâm nhập dẫn đến chua phèn.

Sông Trục là con sông quan trọng dẫn nước tưới, tiêu nước cho các xã vùng nam Ninh Bình, do bị nhiễm mặn nhiều năm qua khiến cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của hơn 2.000 hộ dân trong vùng bị đảo lộn.
Sông Trục là con sông quan trọng dẫn nước tưới, tiêu nước cho các xã vùng nam Ninh Bình, do bị nhiễm mặn nhiều năm qua khiến cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của hơn 2.000 hộ dân trong vùng bị đảo lộn.

Không chỉ sản xuất mà đời sống sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân cũng đang phải chịu ảnh hưởng nặng do nước mặn xâm nhập. Nhiều hộ trong cảnh “lao đao” khi mùa khô sắp đến không có nước sinh hoạt vì nước giếng bị nhiễm mặn…

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Thái Bá

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm