Nghệ An - Bài 6:

Kháng nghị, huỷ toàn bộ bản án vụ 13 năm, 10 phiên tòa mòn mỏi đi đòi một mảnh đất!

(Dân trí) - Ngày 17/8/2017, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Viện trưởng VKSND cao cấp tại Hà Nội đã ký Quyết định số 14/QĐKNPT-VC1-DS về việc: Kháng nghị Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2017 DS-ST của TAND tỉnh Nghệ An và hủy toàn bộ bản án sơ thẩm nêu trên.

Đơn kháng cáo của ông Nguyễn Trường Nam, bà Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Đoan đối với Bản án số 07 của TAND tỉnh Nghệ An.
Đơn kháng cáo của ông Nguyễn Trường Nam, bà Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Đoan đối với Bản án số 07 của TAND tỉnh Nghệ An.

Viện kiểm sát kháng nghị Bản án số 07

Như Dân trí đã thông tin trước đó, ngày 17/7/2017, sau quá trình nghị án TAND tỉnh Nghệ An đưa ra Bản án số 07/2017/DS-ST trong đó nêu: Các tài liệu đất đai của UBND phường Hà Huy Tập, hộ cụ Dung đứng tên thửa đất số 42 với diện tích 1.919,7 m2 và thửa số 6 tờ bản đồ số 18 với diện tích 544,5 m2.

Hộ bà Cúc đứng tên thửa đất số 4 tờ với diện tích 831,9 m2. Tuy nhiên theo bà Cúc vì không có mặt ở nhà, bà không ký vào biên bản nên có việc nhầm lẫn từ đất của bà Cúc sang đất của cụ Dung.

Năm 2001 bà Cúc làm đơn xin cấp GCNQSDĐ với diện tích 831,9 m2, thời điểm này bà Cúc mới biết thửa đất số 6 ghi tên cụ Dung nên xin nhập 2 thửa làm 1.

Trong đơn này, ông Nguyễn Trường Nam cũng nói rõ: Bản án số 07 của TAND tỉnh Nghệ An như “án bỏ túi”.
Trong đơn này, ông Nguyễn Trường Nam cũng nói rõ: Bản án số 07 của TAND tỉnh Nghệ An như “án bỏ túi”.

“Trên thực tế việc quản lý đất đai giai đoạn đó không đòi hỏi có quyết định cấp đất như giai đoạn sau này. Sơ đồ cấp đất ở cho bà Cúc vào ngày 5/3/1986 ghi rõ vị trí, diện tích, tứ cận phù hợp với bìa đỏ bà Cúc được cấp vào năm 2003. Tuy nhiên sơ đồ cấp đất có sự nhầm lẫn nên vẽ sai mũi tên chỉ hướng Bắc. Đây không phải là lỗi của bà Cúc. Vì vậy cần xác định sơ đồ cấp đất ở cho bà Cúc là một trong những giấy tờ hợp lệ”, Tòa trích Văn bản số 49 năm 2009 của Tổng cục quản lý đất đai để chứng minh rằng sơ đồ cấp đất năm 1986 của bà Cúc là hợp lệ.

Từ các chứng cứ phân tích, không có căn cứ xác định thửa đất số 6 tờ bản đồ số 18 là tài sản của cụ Dung. Việc cụ Dung tự lập di chúc, văn bản chia tài sản này cho bà Hiên, bà Đoan là không có cơ sở nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện trả lại thửa đất của nguyên đơn, cần bác bỏ 3 nội dung khởi kiện của nguyên đơn.

Kháng nghị, huỷ toàn bộ bản án vụ 13 năm, 10 phiên tòa mòn mỏi đi đòi một mảnh đất! - 3
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã Quyết định số 14/QĐKNPT-VC1-DS, kháng nghị phúc thẩm đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2017/DS-ST ngày 17/7/2017 của TAND tỉnh Nghệ An.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã Quyết định số 14/QĐKNPT-VC1-DS, kháng nghị phúc thẩm đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2017/DS-ST ngày 17/7/2017 của TAND tỉnh Nghệ An.

Không chấp nhận thua kiện, cho rằng việc HĐXX căn cứ vào một tờ sơ đồ không có giá trị pháp lý, gia đình ông Nguyễn Trường Nam (chồng bà Hiên) tiếp tục làm đơn kháng cáo gửi TAND cấp cao tại Hà Nội và các cơ quan chức năng có thẩm quyền (đơn được gia đình ông Nam làm ngày 24/7/2017).

Ngay sau đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã Quyết định số 14/QĐKNPT-VC1-DS, kháng nghị phúc thẩm đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2017/DS-ST ngày 17/7/2017 của TAND tỉnh Nghệ An.

Trong 13 năm qua ông Nguyễn Trường Nam và vợ là Nguyễn Thị Hiên mỏi mòn đội đơn đi khắp các cơ quan chức năng có thẩm quyền để đòi lại quyền sở hữu hợp pháp đối với thửa đất mà mẹ mình để lại
Trong 13 năm qua ông Nguyễn Trường Nam và vợ là Nguyễn Thị Hiên mỏi mòn đội đơn đi khắp các cơ quan chức năng có thẩm quyền để đòi lại quyền sở hữu hợp pháp đối với thửa đất mà mẹ mình để lại

Trong quyết định này nêu rõ: Tòa án cấp sơ thẩm chưa xác định đầy đủ người tham gia tố tụng. Trong đó bà Nguyễn Thị Hiên và Nguyễn Thị Đoan khởi kiện bà Nguyễn Thị Cúc trả lại 544,5 m2 (thực tế là 319m2) tại thửa số 6 tờ bản đồ số 18. Trong đó, bao gồm cả phần diện tích đất 30,9 m2 mà bà Cúc đã chuyển nhượng cho 20 hộ dân với số tiền hơn 77 triệu đồng để làm đường đi.

Như vậy phải xác định 20 hộ dân là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên tòa án chỉ triệu tập đại diện 4 hộ dân tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong khi đó, 4 người này không có giấy ủy quyền của 16 hộ dân còn lại. Như vậy, chưa xác định đầy đủ người tham gia tố tụng, vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 6, điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Hủy toàn bộ bản án

Cũng trong Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội nêu rõ: Tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện cũng như lời khai của các bên đều thừa nhận diện tích đất đang tranh chấp tại thửa số 6 tờ bản đồ số 18 có nguồn gốc đất là của cụ Duông và cụ Dung.

Diện tích đất này đã được Ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An cấp giấy chứng nhận quyền sử hữu ruộng đất số 21 ngày 15/5/1986 cho cụ Duông. Mặt khác tại Biên bản xác định mốc giới, ranh giới thửa đất ngày 19/9/2000 vẫn xác định chủ sở hữu đối với diện tích đất tại thửa số 6 là của cụ Lê Thị Dung.

Kháng nghị, huỷ toàn bộ bản án vụ 13 năm, 10 phiên tòa mòn mỏi đi đòi một mảnh đất! - 6
Quyết định số 14/QĐKNPT-VC1-DS chỉ rõ những sai phạm của TAND tỉnh Nghệ An.
Quyết định số 14/QĐKNPT-VC1-DS chỉ rõ những sai phạm của TAND tỉnh Nghệ An.

Phía bị đơn, bà Phạm Thị Cúc cho rằng diện tích đất tranh chấp là do cụ Duông đã bỏ vào Hợp tác xã nên sau đó Nhà nước cấp cho bà diện tích đất 1538m2, thể hiện tại sơ đồ cấp đất ở đề ngày 5/3/1986 của UBND xã Hưng Dũng. Tuy nhiên, không đủ căn cứ xác định diện tích đất đang tranh chấp tại thửa số 6 tờ bản đồ số 18 của cụ Duông đã trả vào Hợp tác xã năm 1984.

Hơn nữa, việc cấp diện tích đất 1538m2 cho bà Phạm Thị Cúc lại không có Quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền và UBND xã Hưng Dũng thời điểm đó giao đất cho bà Cúc là sai thẩm quyền, trái quy định của pháp luật.

Ngày 14/8/2001, bà Cúc có đơn xin cấp GCNQSDĐ, đơn có dấu hiệu tẩy sửa từ 831,9m2 thành 1376,4m2. Tại phiếu thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho bà Cúc là 831,9m2, nhưng ý kiến của ban viên thẩm định địa chính cấp cho bà Cúc 1376,4m2. Tuy nhiên, danh sách các hộ gia đình và cá nhân đề nghị tại biên bản họp xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất ngày 4/8/2002 thể hiện diện tích đất của bà Cúc là 831,9m2 tại thửa số 4 tờ bản đồ số 18, trùng với số liệu của ban viên thẩm định. Song ngày 11/3/2003, UBND TP Vinh lại cấp GCNQSDĐ cho bà Cúc với diện tích 1376,4m2.

Quyết định số 14/QĐKNPT-VC1-DS về việc: Kháng nghị Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2017 DS-ST của TAND tỉnh Nghệ An và hủy toàn bộ bản án sơ thẩm nêu trên.
Quyết định số 14/QĐKNPT-VC1-DS về việc: Kháng nghị Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2017 DS-ST của TAND tỉnh Nghệ An và hủy toàn bộ bản án sơ thẩm nêu trên.

Như vậy, hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho bà Cúc còn nhiều mâu thuẫn nhưng UBND TP Vinh vẫn tiến hành cấp GCNQSDĐ cho bà Cúc. Trong GCNQSDĐ đã gộp luôn cả diện tích đất 544,5m2 của cụ Lê Thị Dung là không có căn cứ, không phù hợp với thực tế khách quan.

Mặt khác, việc cấp GCNQSDĐ cho bà Cúc đã được giải quyết bằng một vụ án hành chính khác. Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2011/HCST, ngày 1/7/2011 và bản án hành chính phúc thẩm số 424/2011/HC-PT ngày 7/12/2011, giữa người khởi kiện là cụ Lê Thị Dung và người bị kiện là UBND TP Vinh đã tuyên hủy một phần quyết định số 47/QĐ-UB, ngày 11/3/2003 của UBND TP Vinh về việc cấp GCNQSDĐ theo nhu cầu đối với hộ bà Cúc và GCNQSDĐ số 05188/QSDĐ ngày 11/3/2003 cho bà Cúc diện tích 1.376,4m2 là không đúng pháp luật. (trong diện tích 1.376,4m2 bao gồm cả diện tích đất 455,5m2 hiện đang bị tranh chấp trong vụ án dân sự).

Cá nhân tôi cho thấy Bản án số 07 và quá trình xét xử của HĐXX thể hiện nhiều nội dung vi phạm quy định pháp luật.
Cá nhân tôi cho thấy Bản án số 07 và quá trình xét xử của HĐXX thể hiện nhiều nội dung vi phạm quy định pháp luật.

Việc bản án sơ thẩm dân sự số 07 ngày 17/7/2017 của TAND tỉnh Nghệ An tuyên xử không chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn, đồng thời chấp nhận diện tích đang tranh chấp thuộc quyền quản lý, sử dụng của bà Cúc là mâu thuẫn với các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật trước đó.

Từ những phân tích nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội quyết định, kháng nghị Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2017/DS-ST ngày 17/7/2017 của TAND tỉnh Nghệ An theo thủ tục phúc thẩm. Đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, áp dụng Điều 310 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm nêu trên và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hơn 13 năm ròng rã, 11 phiên tòa đã diễn ra với bản án chính thức có hiệu lực nhưng đến nay những người con của cụ Dung vẫn chưa thể đòi lại được mảnh đất mà mẹ mình để lại.
Hơn 13 năm ròng rã, 11 phiên tòa đã diễn ra với bản án chính thức có hiệu lực nhưng đến nay những người con của cụ Dung vẫn chưa thể đòi lại được mảnh đất mà mẹ mình để lại.

“Trong quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã phân tích rõ các nội dung liên quan đến vụ án. Trong đó, nêu rõ những mâu thuẫn trong Bản án số 07 của TAND tỉnh Nghệ An, đồng thời phân tích kỹ nguồn gốc đất, nêu rõ ai là người chủ sở hữu đích thực của thửa đất số 6 tờ bản đồ số 18. Việc bà Cúc lập hồ sơ, âm thầm gộp 2 thửa đất của số 4 và số 6 làm một hòng để chiếm đoạt toàn bộ diện tích đất tại thửa số 6 là hoàn toàn sai pháp luật. Chúng tôi mong rằng phiên tòa tiếp theo sẽ được xét xử công bằng, nghiêm minh, dựa trên những bằng chứng pháp lý hợp pháp, để có một phán quyết thấu tình đạt lý”, bà Nguyễn Thị Hiên chia sẻ.

“Cá nhân tôi cho thấy Bản án số 07 và quá trình xét xử của HĐXX thể hiện nhiều nội dung vi phạm quy định pháp luật. Trong đó nhiều nội dung, tài liệu chứng cứ không được xem xét đến. Trong khi HĐXX lại viễn dẫn những quy định mơ hồ, một tờ sơ đồ cấp đất đã hết hiệu lực để tuyên án, giao toàn bộ thửa đất số 6 cho bà Cúc. Những phân tích của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội cũng nêu rõ”, ông Nguyễn Trường Nam nói thêm.

Trong 13 năm qua ông Nguyễn Trường Nam và vợ là Nguyễn Thị Hiên mỏi mòn đội đơn đi khắp các cơ quan chức năng có thẩm quyền để đòi lại quyền sở hữu hợp pháp đối với thửa đất mà mẹ mình để lại.

Theo đó, cụ Nguyễn Trung Duông và vợ là cụ Lê Thị Dung về vùng Làng Trại - nay là khối Yên Sơn, phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An lập nghiệp. Qua quá trình sinh sống, năm 1956, Chủ tịch UBHC tỉnh Nghệ Tĩnh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất số 21, địa bạ số 21 cho cụ Nguyễn Trung Duông. Năm 2000, thực hiện Nghị định 60/CP thành phố Vinh đo và vẽ bản đồ địa chính thể hiện thửa số 6, tờ bản đồ số 18, diện tích 544,5m2 với tên chủ hộ là bà Lê Thị Dung. Năm 2001, bà Dung viết giấy giao cho hai con gái là Nguyễn Thị Hiên và Nguyễn Thị Đoan được quyền thừa kế thửa đất số 6 tờ bản đồ số 18.

Năm 2003, cụ Lê Thị Dung họp gia đình lập Biên bản giao đất cho các con. Trong đó bà Phạm Thị Cúc (bà Cúc là con dâu) được giao 831,9 m2 thửa số 4 tờ bản đồ số 18. Bà Nguyễn Thị Hiên và Nguyễn Thị Đoan được thừa kế diện tích đất 544,5 m2 ở khối Yên Sơn, phường Hà Huy Tập, TP Vinh.

Cũng trong thời gian này bà Phạm Thị Cúc (con dâu cụ Dung) làm đơn xin cấp GCNQSDĐ với diện tích 831,9 m2 được thẩm định quy hoạch là thửa số 4 tờ bản đồ số 18 diện tích 831,9 m2. Tuy nhiên, sau đó thẩm định địa chính lại trình bộ hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ là 1.376,4 m2 do bà Cúc có đơn xin gộp hai thửa đất số 4 và số 6 lại làm một. Từ đó dẫn đến vụ án kéo dài suốt 13 năm với 11 phiên tòa đã diễn ra.

Nguyễn Duy

-