Hơn 13 năm, 10 phiên tòa mòn mỏi đi đòi một mảnh đất:

Bài 2: Người dân "kêu trời" sau 10 phiên tòa và một bản án… lơ lửng!

(Dân trí) - Hơn 13 năm ròng rã, 10 phiên tòa đã diễn ra với bản án chính thức có hiệu lực nhưng đến nay những người con của cụ Dung vẫn chưa thể đòi lại được mảnh đất mà mẹ mình để lại. Khốn khổ đến nỗi những người con của cụ chỉ mong lúc cuối đời công lý sớm được thực thi.

Ông Nam nói: Qua nhiều phiên tòa, bản án vẫn giữ nguyên những quyết định liên quan, đất vẫn được cấp cho bà Phạm Thị Cúc khiến chúng tôi vô cùng chán nản....
Ông Nam nói: "Qua nhiều phiên tòa, bản án vẫn giữ nguyên những quyết định liên quan, đất vẫn được cấp cho bà Phạm Thị Cúc khiến chúng tôi vô cùng chán nản...".

Cực chẳng đã, bà Lê Thị Dung và các con là ông Nam bà Hiên đành khởi kiện vụ án ra tòa. Trong 7 năm 3 tháng những phiên tòa xét xử liên tiếp được diễn ra, đến phiên tòa thứ 10 của Tòa hành chính phúc thẩm - TAND Tối cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết cuối cùng… nhưng đây cũng chỉ là một bản án “lơ lửng”.

Cấp đất sai… chính quyền bị kiện ra tòa

Sau khi đối thoại, hòa giải giữa hai bên không thành. Cụ Lê Thị Dung cùng các con đã có đơn khởi kiện chính UBND thành phố Vinh ra tòa án vì liên quan đến những quyết định cấp đất sai quy định, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp cho cụ và các con.

Bà Hiên bức xúc trình bày với PV.

“Thời điểm đó, chúng tôi đã phải lật giở từng trang hồ sơ, tìm kiếm những bằng chứng liên quan chứng minh hai thửa đất trên là hoàn toàn tách biệt. Đồng thời phản biện lại những chứng cứ cho rằng việc cấp đất cho bà Cúc là đúng và chỉ sai ở quy trình, thủ tục.

Đồng thời tố cáo hồ sơ cấp đất cho bà Phạm Thị Cúc là hồ sơ giả mạo về nội dung. Sau đó tại phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã có bản án liên quan đến vụ việc”, ông Nam cho biết.

Ngày 10/8/2005, ông Nguyễn Trường Nam làm đơn tố cáo về việc một số cán bộ lấy danh nghĩa UBND phường Hà Huy Tập, lợi dụng chức vụ quyền hạ và con dấu Nhà nước, làm hồ sơ giả về đất...
Ngày 10/8/2005, ông Nguyễn Trường Nam làm đơn tố cáo về việc một số cán bộ lấy danh nghĩa UBND phường Hà Huy Tập, lợi dụng chức vụ quyền hạ và con dấu Nhà nước, làm hồ sơ giả về đất...

Theo đó, năm 2004 cụ Lê Thị Dung đã có đơn khởi kiện UBND thành phố Vinh ra tòa liên quan đến việc cấp đất cho bà Phạm Thị Cúc. Trong đó nêu rõ, năm 2003, bà Phạm Thị Cúc được cấp GCNQSDĐ số 05188 với diện tích 1376,4 m2 tại khối Yên Sơn, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh.

Cụ Lê Thị Dung cho rằng diện tích đất đã cấp cho bà Cúc có phần diện tích đất là của gia đình cụ. Cụ Dung khởi kiện vụ án hành chính và yêu cầu hủy GCNQSDĐ số 05188/QSDĐ, Quyết định số 47/QĐ-UB/2003 và Quyết định số 179/QĐUB của UBND thành phố Vinh. Đồng thời ủy quyền ông Nguyễn Trường Nam tham gia tố tụng.

Bà Hiên cho biết, việc cấp đất cho bà Cúc đã được một số cán bộ lợi dụng, cấu kết làm giả hồ sơ, giấy tờ và cần được khởi tố vụ án.
Bà Hiên cho biết, việc cấp đất cho bà Cúc đã được một số cán bộ lợi dụng, cấu kết làm giả hồ sơ, giấy tờ và cần được khởi tố vụ án.

Tại phiên tòa thứ nhất vào tháng 8 năm 2004, phía nguyên đơn đã trình bày đầy đủ những chứng cứ pháp lý liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, phía bị đơn là UBND thành phố Vinh vẫn khẳng định việc ban hành các Quyết định nêu trên và cấp GCNQSDĐ cho bà Phạm Thị Cúc là đúng pháp luật.

Sau khi xem xét các bằng chứng liên quan HĐXX đã quyết định bác đơn khởi kiện của cụ Lê Thị Dung, giữ nguyên các Quyết định số 47 và 179 của UBND thành phố Vinh về việc cấp GCNQSDĐ cho bà Phạm Thị Cúc.

Trong đơn tố cáo này, ông Nam cũng chỉ rất rõ nhiều tình tiết quan trọng đến việc một số cán bộ đã lợi dụng, cấu kết làm hồ sơ giả để được cấp đất cho bà Cúc.
Trong đơn tố cáo này, ông Nam cũng chỉ rất rõ nhiều tình tiết quan trọng đến việc một số cán bộ đã lợi dụng, cấu kết làm hồ sơ giả để được cấp đất cho bà Cúc.

Sau khi thua kiện tại phiên tòa thứ nhất, ông Nguyễn Trường Nam tiếp tục có đơn kháng cáo. Nhưng thêm một lần nữa, ông Nguyễn Trường Nam tiếp tục “thua trận” tại phiên tòa phúc thẩm sau đó vào tháng 12 năm 2004. Tại phiên tòa này, HĐXX tiếp tục tuyên y án bản án sơ thẩm. Không đồng tình với bản án của tòa, ông Nguyễn Trường Nam tiếp tục có đơn khiếu nại.

Năm 2005, vì tuổi cao sức yếu cụ Lê Thị Dung qua đời. Vụ việc đi kiện tiếp tục được ủy quyền lại cho con gái là bà Nguyễn Thị Hiên (vợ ông Nam) và con rể là ông Nguyễn Trường Nam (trú tại khối Trung Tiến, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh) tiếp tục giải quyết vụ việc.

Sau hai phiên tòa, nhiều lần giải quyết của chính quyền địa phương, tưởng chừng như mọi nỗ lực của gia đình đã đi đến ngõ cụt. Nhiều lúc gia đình ông Nam, bà Hiên tưởng chừng đã thua cuộc, mất hết hy vọng... Dù rất mệt mỏi nhưng ông Nam vẫn tiếp tục làm đơn khiếu nại lên Chánh án TAND Tối cao mong được giải quyết vụ việc.

“Tia sáng cuối đường hầm”

Ngày 7/6/2005, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyết định kháng nghị đối với bản án hành chính phúc thẩm số 02/HC-PT ngày 10/12/2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Đồng thời, sau đó có quyết định hủy bản án hành chính phúc thẩm số 02/HC-PT của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, giao hồ sơ cho tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử phúc thẩm lại.

Những xấp đơn, giấy tờ liên quan nặng đến vài kg được ông Nam lưu lại và đưa đi kiện trong những năm tháng qua.
Những xấp đơn, giấy tờ liên quan nặng đến vài kg được ông Nam lưu lại và đưa đi kiện trong những năm tháng qua.

Những nỗ lực không biết mệt mỏi của gia đình ông Nam, bà Hiên cuối cùng cũng bắt đầu có hi vọng khi Tòa án nhân dân tối cao đã chính thức hủy bản án trước đó.

Ông Nam chia sẻ: “Qua nhiều phiên tòa, bản án vẫn giữ nguyên những quyết định liên quan, đất vẫn được cấp cho bà Phạm Thị Cúc khiến chúng tôi vô cùng chán nản. Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao lúc đó như là một tia sáng cuối đường hầm cho gia đình chúng tôi, trong nỗ lực đi đòi lại công lý”.

Những phiên tòa tiếp tục được diễn ra trong các năm sau đó, tại bản án số 242/2011/HC-PT ngày 07/12/2011, Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội nêu rõ: Sau khi phân tích tài liệu chứng cứ liên quan vụ án và đối chiếu quy định của pháp luật xác định, UBND TP Vinh ban hành Quyết định 47/QĐ-UB ngày 11/3/2003 về việc cấp GCNQSDĐ theo nhu cầu và cấp GCNQSDĐ số 05188 cho bà Phạm Thị Cúc với diện tích 1376,4 m2 là không đúng theo quy định của pháp luật.

Vì thế tòa án nhân dân tối cao quyết định, hủy một phần Quyết định số 47/QĐ-UB ngày 11/3/2003 của UBND TP Vinh, tỉnh Nghệ An về việc cấp GCNQSDĐ theo nhu cầu đối với hộ bà Phạm Thị Cúc và GCNQSDĐ số 05188/QSDĐ ngày 11/3/2003 của UBND TP Vinh cấp cho bà Phạm Thị Cúc…

Ông Nam cho biết: Quyết định của tòa án nhân dân tối cao lúc đó như là một tia sáng cuối đường hầm cho gia đình chúng tôi, trong nỗ lực đi đòi lại công lý. Ông cũng quyết phải đòi lại công bằng lẽ phải cho chính gia đình mình.
Ông Nam cho biết: Quyết định của tòa án nhân dân tối cao lúc đó như là một tia sáng cuối đường hầm cho gia đình chúng tôi, trong nỗ lực đi đòi lại công lý. Ông cũng quyết phải đòi lại công bằng lẽ phải cho chính gia đình mình.

“Tòa hủy một phần quyết định cấp đất, GCNQSDĐ của bà Phạm Thị Cúc nhưng phần diện tích đất trên không được cấp lại cho chủ sở hữu đích thực. Đồng thời những cá nhân, tổ chức liên quan đã “nhúng tay” vào việc làm giả mạo hồ sơ cấp đất sai cho bà Cúc vẫn không bị xử lý kỷ luật? Họ đã khiến chúng tôi phải mòn mỏi đi tìm công lý trong suốt những năm qua. Như vậy có công bằng cho gia đình chúng tôi?”, bà Nguyễn Thị Hiên - vợ ông Nam bức xúc.

Những cá nhân liên quan đến việc dựng hồ sơ giả mạo và tẩy xóa hồ sơ, cấp đất sai cho bà Phạm Thị Cúc vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật. Mặc dù gia đình ông Nam đã nhiều lần làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng nhưng vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Bài 3: Cơ quan điều tra có bỏ lọt “tội phạm”?

Nguyễn Duy - Tình Nguyễn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm