Chồng ngược đãi vợ, con có thể đi tù đến 5 năm?
(Dân trí) - Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ 01/01/2015) quy định người có hành vi vi phạm về bạo lực tinh thần, ngược đãi các thành viên trong gia đình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể bị xử phạt lên đến 05 năm:
Nhiều năm nay tôi bị chồng đánh đập mà không dám thổ lộ với ai, chỉ vì mong muốn gia đình yên ấm. Nhưng người chồng của tôi ngày càng quá đáng, anh ấy giờ mỗi khi gặp chuyện không vui hoặc say xỉn không chỉ đánh vợ mà còn mạt sát các con, khiến cảgia đình luôn sống trong buồn khổ. Giờ không muốn chịu đựng nữa, tôi phải làm gì?
(Bạn đọc Hoàng Nga, Thanh Xuân, Hà Nội)
Luật sư, Ts Nguyễn An, Hãng Luật Cộng đồng
Ngày 21/11/2007, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, gần 7 năm qua, tình hình bạo lực trong gia đình vẫn diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 97% nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ. Thực trạng này cho thấy nhiều người dân còn hạn chế về pháp luật nói chung cũng như Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Bạo lực tinh thần là loại bạo lực khá phổ biến nhưng nó khó nhận dạng được so với bạo lực thể chất. Nó khó phát hiện và diễn ra khá lặng lẽ, không có đánh đập, xô xát.
Nạn nhân của các cuộc bạo lực tinh thần có thể là vợ, là chồng, là con cái: Chồng bạo lực tinh thần vợ, vợ bạo lực tinh thần chồng, cha mẹ bạo lực tinh thần con cái. Cũng có không ít trường hợp các ông chồng khi biết vợ mang thai con gái thì bỏ mặc không chăm sóc, chăm lo cho gia đình dẫn đến tinh thần của người vợbị suy sụp. Việc bỏ mặc vợ không chăm sóc là đã vi phạm nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình cho nhau.
Luật sư Nguyễn An
Để bảo vệ vấn nạn này, Luật phòng chống bạo lực gia đình được ban hành ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2008. Luật ưu tiên bảo vệ trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. Luật quy định các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình gồm:
- Quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, ngườicó thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp phápkhác của mình;
- Quyền yêu cầu cơ quan, người có thẩmquyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc (Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực vớinạn nhân);
- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấntâm lý, pháp luật;
- Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bímật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định;
Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ 01/01/2015) cũng có những quy định cấm bạo lực gia đình (đối với cả 2 bên, không phải chỉ riêng phụ nữ), tại Luật này quy định nhiều điều khoản hơn về bạo lực gia đình: hành vi bạo lực gia đình là một trong các hành vi bị cấm. Bạo lực gia đình cũng được đưa vào trường hợp để Tòa Án cho ly hôn khi hòa giải không thành, cho ly hôn khi một bên bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra (Trong trường hợp này, cha, mẹ, người thân thích khác là người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn).
Tại nghị định 167/3013/NĐ-CP đã quy định cụ thể nhiều hành vi bạo lực tinh thần như:
- Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình: Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
- Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình: hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
- Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý: Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cảnthành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó; Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh; hànhvi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật; cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục; có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng.
Trong các trường hợp trên thì không có yêu cầu xác định thiệt hại, giám định tâm thần, chỉ cần có người làm chứng hoặc chứng cứ chứng minh việc 01 người có những hành vi bị cấm đối với người kia là đủ. Thực tế việc nội bộ trong gia đình nhiều khi rất khó có người làm chứng, chứng cứ nếu bản thân nạn nhân không tố cáo hoặc hành vi bạo lực không mang tính công khai, thường xuyên, khiến hàng xóm, láng giềng đều biết, chứng kiến.
Cụ thể, đối với hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Khi có hành vi vi phạm về bạo lực tinh thần giữa các thành viên, thì người có hành vi vi phạm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tôi này theo quy định tại Điều 185 BLHS 2015. Người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt lên đến 05 năm:
"Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo."
Trên thực tế, không ai mong muốn hạnh phúc gia đình bị tan vỡ, không muốn chứng kiến cảnh người thân của mình rơi vào vòng lao lý. Do vậy, trước khi nhờ đến sự can thiệp của cơ quan chức năng cần phải nhìn nhận lại vấn đề để tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất, có tình nhất. Người bị bạo hành có thể nhờ vào sự hòa giải, tác động của chính quyền địa phương; tư vấn của Luật sư tìm hướng giải quyết phù hợp và chỉ nên sử dụng pháp luật như là biện pháp giải quyết cuối cùng.
P. Thanh (ghi)