Điều tra theo đơn thư bạn đọc:

Bài 4: Hoang mang về công văn của TP. Hà Nội chỉ đạo vụ "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình

(Dân trí) – Một văn bản của UBND TP. Hà Nội vừa ban hành, do nội dung không cụ thể, khiến cho đông đảo hành khách đi đến bến xe Mỹ Đình, cũng như hàng chục doanh nghiệp vận tải bồi hồi như ngồi trên "đống lửa" lo cho số phận của mình.

Dư luận đề nghị CATP Hà Nội mạnh tay trấn át nạn xe dù, đảm bảo
Dư luận đề nghị CATP Hà Nội mạnh tay trấn át nạn xe dù, đảm bảo
cho người dân được đi lại an toàn.

Công văn số 1605/VP-QHXDGT của UBND TP. Hà Nội gửi Sở GTVT và Công an TP. Hà Nội nêu rõ:

“UBND TP. Hà Nội nhận được tờ trình số 391/TTr-SGTVT ngày 2/4/2013 của Sở GTVT về việc điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách ra khỏi bến xe Mỹ Đình.

Về việc này, đồng chí Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội có ý kiến như sau: Sở GTVT chủ trì, phối hợp Công an Thành phố và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng xe dù, vòng vo đón trả khách sai quy định, gây mất trật tự, cản trở lưu thông tại khu vực bến xe khách thành phố; đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và không gây ùn tắc”.
Hoang mang về công văn “hiểu thế nào cũng được” của Thành phố Hà Nội
Trong khi Sở GTVT có tờ trình rất cụ thể là có đồng ý về phương án giảm tải hơn 400 lượt xe xuất bến/ngày tại bến xe Mỹ Đình?  Thì Văn phòng UBND TP. Hà Nội trả lời rất "chung chung" hiểu thế nào cũng được.
 

Với một văn bản ban hành có nội dung kiểu “chung chung”, “hiểu thế nào cũng được” như trên, khiến cho hàng chục doanh nghiệp vận tải không thể biết được UBND. TP. Hà Nội nói gì? Có đồng ý với đề xuất chuyển hơn 400 lượt xe xuất bến/ngày từ bến xe Mỹ Đình sang bến xe Yên Nghĩa và bến xe Gia Lâm (như nội dung của tờ trình số 391 ngày 2/4/2013) hay không?

Do vậy, hàng trăm nghìn hành khách đang thường xuyên đi lại trên các tuyến xe tại bến Mỹ Đình, cũng như hàng chục doanh nghiệp vận tải đề nghị UBND TP. Hà Nội sớm ban hành một văn bản trả lời cụ thể, nêu rõ chủ trương có hay không việc di chuyển hơn 400 lượt xe xuất bến/ngày tại bến xe Mỹ Đình như tờ trình số 391 của Sở GTVT Hà Nội.

Xung quanh vấn đề trên, theo một số doanh nghiệp vận tải hành khách và một số cán bộ quản lý tại bến xe Mỹ Đình bày tỏ quan điểm rất ủng hộ chủ trương giảm tải cho bến xe Mỹ Đình. Tuy nhiên, Sở GTVT Hà Nội cần phải điều chuyển các tuyến xe phù hợp với thực tế. Tránh nghi vấn rằng: “Xe nào nộp “phí” cao thì được ở lại bến Mỹ Đình, xe nào nộp “phí” thấp thì phải “ôm hận” ra đi. Bởi có một thực tế, theo như nội dung tờ trình số 391 của Sở GTVT Hà Nội, thì có những tuyến xe khách bị điều chuyển một cách thiếu khoa học, “oan ức”; có những doanh nghiệp đã được “cảnh báo” trong văn bản chấp thuận tuyến trước khi vào bến xe Mỹ Đình hoạt động rằng: “Để phục vụ công tác giảm ùn tắc giao thôn trên địa bàn TP. Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục quy hoạch, điều tiết một số luồng tuyến khai thác tại các bến xe trên địa bàn Thành phố. Khi có sự điều tiết chuyển từ bến xe này sáng bến xe khác khai thác, yêu cầu doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện”.
Tờ
Tờ trình của Sở GTVT Hà Nội gửi UBND TP. Hà Nội về việc điều chuyển một số tuyến vận tải ra khỏi bến xe Mỹ Đình

Do đó, nhiều ý kiến của các doanh  nghiệp vận tải đề nghị Sở GTVT Hà Nội cần phải điều chuyển các doanh nghiệp đã được “cảnh báo” trước như trên ra khỏi bến xe Mỹ Đình, tránh gây xáo trộn hoạt động của các tuyến xe đã ổn định từ nhiều năm qua tại đây.

Ngoài ra, hiện nay dư luận đang quan tâm đó là việc “bất bình thường” trong việc chọn tuyến đường ra vào bến xe Yên Nghĩa và bến xe Gia Lâm tại tờ trình 391/TTr-SGTVT đề ngày 2/4/2013. Cụ thể, nên chọn tuyến ra vào bến xe Yên Nghĩa theo lộ trình: Bến xe Yên Nghĩa – đường 70 – Quốc lộ 1A rẽ phải – Thường Tín- Quốc lộ 1B rẽ phải và ngược lại. Không nên đi theo lộ trình: Lê Trọng Tấn – Lê Văn Lương kéo dài – đường trên cao vành đai 3 – Quốc lộ 1B (Pháp Vân – Cầu Giẽ) và ngược lại theo tờ trình 391. Vì như vậy sẽ không tránh khỏi “nhóm lợi ích” cho xe đi xuyên tâm thành phố Hà Nội qua đường phía dưới gầm đường cao tốc. Việc xe khách ra vào bến xe Gia Lâm theo phương án tờ trình số 391 rất khó khắc phục ùn tắc, đặc biệt khu vực phía trước bến.

Thực tế, tại Hà Nội hiện nay có quá nhiều loại hình vận tải “xuyên tâm”, đi chéo thành phố: Xe vận tải khách tuyến cố định nhưng lại “ngụy trang” thành xe du lịch, hoặc xe chạy hợp đồng; Xe vận tải khách tuyến cố định không vào bến đón khách mà “nghênh ngang” vào các đại lý hoặc văn phòng bán vé trong nội đô để đón khách; Xe buýt nội đô kềnh càng với tần suất cao; buýt kế cận từ các tỉnh, taxi... đều có mặt trên những tuyến đường nội thành. Sự chồng chéo, nhằng nhịt các loại hình vận tải “xuyên tâm” thành phố phần nào đã thể hiện sự rối rắm và thiếu quyết liệt trong chỉ đạo.

Vì vậy, Sở GTVT Hà Nội cần cơ cấu lại tuyến vận tải khách liên tỉnh trong bến xe hoặc nhóm bến xe theo hướng cư trú của dân cư. Trước hết các tuyến phía Nam tập trung khai thác có hiệu quả bến xe Yên Nghĩa, vì bến này mới đầu tư với số tiền lớn mà hoạt động chưa có hiệu quả. Các bến còn lại ở phía Nam phải được tổ chức lại để có thể tiếp nhận thêm phương tiện.
 

Xe dù bến cóc tung hoành hoạt động

Theo phản ánh của bạn đọc gửi đến báo Dân trí, vào khoảng 7h30 - 10h00 sáng và 18h30 - 20h30 tối, những chiếc xe dù xuất phát từ những bãi “chui” khu vực thị trấn Văn Điển, khu đô thị Pháp Vân lại ngang nhiên quần thảo trên tuyến đường Giáp Bát - Ngọc Hồi bắt khách lòng vòng vài giờ mà không bị các cơ quan chức năng xử lý.
Hoang mang về công văn “hiểu thế nào cũng được” của Thành phố Hà Nội
Xe dù tuyến Hà Nội - Vinh - Hà Tĩnh thường được sơn màu vàng cam, màu đỏ và không có tên đơn vị vận tải

Điểm dễ nhận thấy là những chiếc xe dù thường được chủ xe sơn màu đỏ, hoặc màu vàng cam. Trước, sau và trên vỏ xe chỉ ghi tuyến chạy Hà Nội – Thanh Hóa, Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Vinh - Hà Tĩnh, không có thông tin xe ôtô thuộc công ty vận tải nào.

Hình thức hoạt động của những chiếc xe dù là chạy vòng quanh khu bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát, và khu vực xung quanh bến xe Nước Ngầm, nơi tập trung hàng chục nhà xe giường nằm chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội đi Vinh - Hà Tĩnh. Hành trình đón khách của các xe dù là chạy vòng tròn trên đường Ngọc Hồi qua bến xe Nước Ngầm bắt khách, trước khi đi qua khu đô thị Pháp Vân rồi vòng ngược lại.

Vũ Văn Tiến