1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề giai đoạn 2016-2020

Năm 2020, Tổng cục Dạy nghề dự tính có khoảng 170.000 giáo viên làm việc ở các cơ sở dạy nghề. Trong đó: Giáo viên dạy nghề hệ sơ cấp là 18.000 người, hệ trung cấp: 79.000 người, cao đẳng: 72.000 người. 100 % giáo viên dạy nghề trọng điểm quốc gia, quốc tế và ASEAN được bồi dưỡng đạt chuẩn.

Tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề giai đoạn 2016-2020 - 1

Đây là mục tiêu đặt ra trong công tác đổi mới dạy nghề và phát triển giáo viên trong giai đoạn 2016-2020 của Tổng Cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) mới được công bố trong tháng 12 tại Hà Nội.

Phát triển đa dạng

Đánh giá công tác thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2015, Vụ Giáo viên và Cán bộ quản lý dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) cho biết:  Tới năm 2015, cả nước có trên 40.600 giáo viên dạy nghề, trong đó cao đẳng nghề và trung cấp nghề đạt 25.000 người và sơ cấp nghề đạt 14.000 người.

Số liệu này tăng 7.400 người so với năm 2010 (tăng 3%).

Trong khi đó, chất lượng giáo viên từng bước được nâng lên cả về trình độ đào tạo và kỹ năng nghề. Trong đó, 100 % giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn: giáo viên trình độ cao đẳng nghề có bằng thạc sĩ chiếm 20 %, trình độ trung cấp nghề có bằng thạc sĩ đạt 9,6%, giáo viên sơ cấp nghề có bằng thạc sĩ chiếm 1,7%.

Về nghiệp vụ sư phạm, 92 % giáo viên đạt trình độ cao đẳng nghề; 85 % giáo viên đạt trình độ trung cấp nghề. Về kỹ năng nghề, khoảng 60 % giáo viên trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề đạt chuẩn về kỹ năng nghề. Về ngoại ngữ, 19 % đạt trình độ ngoại ngữ B trở lên.

Tổng cục dạy nghề cũng cho biết, tính đến năm 2015 đã tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cho 9.300 lượt giáo viên. Trong đó gồm giáo viên dạy nghề được đầu tư trọng điểm quốc gia, giáo viên dạy nghề trong điểm cấp khu vực và quốc tế.

Đánh giá chung cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đã mang lại hiệu quả cao trong cho hệ thống dạy nghề. Số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm nghề, tin học và ngoại ngữ tăng.

Tuy nhiên, Tổng cục Dạy nghề cũng thẳng thắn thừa nhận những mặt còn hạn chế như: Việc xây dựng chế độ chính sách cho giáo viên nghề còn chưa được chú trọng, số lượng giáo viên dạy nghề phát triển mới chỉ đạt 79 % mục tiêu của Chiến lược. Số giáo viên dạy nghề chưa đạt chuẩn kỹ năng nghề chon tới 40%...

Tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề giai đoạn 2016-2020 - 2

Tăng chất và lượng cho dạy nghề

Trên cơ sở thực tế triển khai giai đoạn 2010-2015, Tổng cục Dạy nghề đã đề ra nhiều mục tiêu trong phát triển công tác giáo viên: Tới năm 2020, cả nước có khoảng 170.000 giáo viên làm việc ở các cơ sở dạy nghề. Trong đó, giáo viên dạy nghề hệ sơ cấp là 18.000 người, hệ trung cấp: 79.000 người, cao đẳng: 72.000 người. 100 % giáo viên dạy nghề trọng điểm quốc gia, quốc tế và ASEAN được bồi dưỡng đạt chuẩn.

Một số nhiệm vụ và giải pháp được đưa ra như hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách; xây dựng lộ trình chuẩn hóa; quy hoạch lại mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; triển khai công tác đào tạo bồi dưỡng nhà giáo. Bên cạnh đó, Tổn cục dạy nghề chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo giáo viên và tăng cường các nguồn lực khác trong đào tạo.

Cụ thể, Tổng cục dạy nghề tiếp tục rà soát và sắp xếp lại tổ chức, đổi mới tổ chức các trường sư phạm kỹ thuật. Trong năm 2016 cần có sự đánh giá lại thực trạng hoạt động của các trường ĐH Sư phạm kỹ thuật và các khoa Sư phạm kỹ thuật (cơ sở do Bộ LĐ-TB&XH quản lý).

Đồng thời, Tổng cục Dạy nghề sẽ thành lập thêm các khoa sư phạm giao dục nghề nghiệp thuộc các trường cao đẳng để tới năm 2020 cả nước có trên 60 cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

Hình thành Học viên giáo dục nghề nghiệp với chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo viên dạy nghề trên các lĩnh vực như: Nâng cao trình độ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, công nghệ mới, nghiên cứu cơ sở sáp nhập và nâng cấp Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề và một số cơ sở giáo dục dạy nghề.

Hoàng Mạnh

TIN LIÊN QUAN:

Hà Nội: Khai giảng lớp kỹ năng nghề cho cán bộ quản lý cai nghiện

Sáng ngày 21/10, Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy số 1 (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) đã tổ chức bế giảng lớp nghiệp vụ khóa I khối phòng chống tệ nạn xã hội năm 2015. Tham dự có đồng chí Hoàng Thành Thái, Phó giám đốc Sở và đại diện các đơn vị liên quan.

Lớp học thu hút 50 cán bộ tham gia từ nhiều ban ngành tham gia. Trong thời gian đào tạo, các học viên sẽ được tiếp cận các chuyên đề, về: Các thông tin về ma túy, tác hại liên quan và công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện; thông tin về HIV/AIDS và Đề án cai nghiện ma túy tự nguyện; Hoạt động tư vấn cho người nghiện ma túy đang chữa trị phục hồi tại Trung tâm; kỹ năng quản lý học viên; Phương pháp giáo dục học viên và giáo dục giá trị, kỹ năng sống…

Tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề giai đoạn 2016-2020 - 3

So với các khóa học trước thì nội dung chương trình của lớp học nghiệp vụ khóa I/2015 có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy. Bên cạnh những nội dung cơ bản có liên quan đến kiến thức về ma túy, về HIV/AIDS còn có thêm nhiều nội dung liên quan đến kỹ năng quản lý và giáo dục người nghiện phù hợp với xu hướng đổi mới trong công tác cai nghiện ma túy hiện nay và sát thực với thực tế công tác tại các đơn vị. Đặc biệt, các học viên cũng được đào tạo về năng tư vấn việc làm, dạy nghề cho đối tượng sau cai, việc tiếp cận và gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc hỗ trợ người sau cai…

V.D

Hơn 300 ứng viên dự phỏng vấn tại Phiên GDVL Khu công nghiệp Hòa Lạc

Ngày 26/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội và Ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc đã tổ chức Phiên giao dịch việc lồng ghép tuyển dụng lao động làm việc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.

Tổng số chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên là 426 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu đối các doanh nghiệp tại khu công nghệ cao là 72 chỉ tiêu, tập trung vào các lĩnh vực: thiết kế - quảng cáo, kiến trúc sư, quản lý dự án, kỹ sư điện, kế toán, xây dựng. Với sự tham gia của 28 doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc như Công ty Cổ phần chế tạo Đá Việt Nam, Công ty Cổ phần Viễn Đông Invest, Công ty Cổ phần Gia Phát  Hòa Lạc với yêu cầu trình độ từ đại học trở lên.

Phiên giao dịch việc làm còn có hơn 100 vị trí tuyển sinh học nghề cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Theo đó, lao động có thể lựa chọn học các nghề: Mây tre đan, làm chổi chit, mỹ nghệ, may…Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận việc học nghề và bố trí việc làm cho lao động sau khi học nghề.

H.L