1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Từ năm 2018, đóng BHXH theo tổng thu nhập

Bà Trương Thị Như Kiều (TP.HCM) ký hợp đồng mức lương 12 triệu đồng, trong đó, lương cơ bản 6 triệu đồng, lương hiệu quả công việc 5 triệu đồng (không cố định), tiền xăng xe, đi lại 1 triệu đồng. Bà Kiều hỏi, năm 2018 bà có thể yêu cầu công ty đóng BHXH theo thu nhập 12 triệu đồng không?

Lương theo hiệu quả công việc không tính đóng BHXH Khoản bồi dưỡng bằng 1% lương có tính đóng BHXH? Phụ cấp đi lại cho nhân viên có tính đóng... Từ năm 2018, đóng BHXH theo mức nào?

Về vấn đề này, BHXH TP. Hồ Chí Minh trả lời như sau:

Căn cứ Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể là:

Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Theo Chinhphu.vn