1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Cuộc sống nhà binh trên tàu sân bay Mỹ sắp thăm Việt Nam

(Dân trí) - Là ngôi nhà di động trên biển của hơn 5.000 quân nhân Mỹ, tàu sân bay Carl Vinson sắp thăm Việt Nam được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ đầy đủ những nhu cầu của các binh sĩ khi di chuyển trên biển.


Theo trang tin Hawaii News Now, USS Carl Vinson góp phần vào việc gìn giữ an ninh quốc phòng toàn cầu khi thực hiện những nhiệm vụ quan trọng. Các quân nhân trên tàu được trang bị các tiện nghi thiết yếu và các công cụ giải trí, luyện tập nhằm giúp họ cảm thấy nơi đây thân thuộc như ngôi nhà thứ 2. Trong ảnh: Khung cảnh boong tàu sân bay.

Theo trang tin Hawaii News Now, USS Carl Vinson góp phần vào việc gìn giữ an ninh quốc phòng toàn cầu khi thực hiện những nhiệm vụ quan trọng. Các quân nhân trên tàu được trang bị các tiện nghi thiết yếu và các công cụ giải trí, luyện tập nhằm giúp họ cảm thấy nơi đây thân thuộc như ngôi nhà thứ 2. Trong ảnh: Khung cảnh boong tàu sân bay.


Tướng John Fuller, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) 1 của Mỹ, cho biết điểm mạnh của đội tàu là lực lượng quân nhân giàu kinh nghiệm chiến đấu cùng dàn khí tài quân sự hiện đại. Nhóm CSG 1 bao gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Wayne E Meyer và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain. Tàu USS Carl Vison mang khoảng 70 máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát, vận tải cùng dàn vũ khí tối tân.

Tướng John Fuller, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) 1 của Mỹ, cho biết điểm mạnh của đội tàu là lực lượng quân nhân giàu kinh nghiệm chiến đấu cùng dàn khí tài quân sự hiện đại. Nhóm CSG 1 bao gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Wayne E Meyer và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain. Tàu USS Carl Vison mang khoảng 70 máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát, vận tải cùng dàn vũ khí tối tân.


Tàu USS Carl Vinson, trị giá 3,8 tỷ USD, là nơi sinh sống của 5.000 người gồm thủy thủ đoàn, phi công và các quân nhân hỗ trợ. USS Carl Vinson có chiều dài hơn 3 sân bóng, nặng 95.000 tấn.

Tàu USS Carl Vinson, trị giá 3,8 tỷ USD, là nơi sinh sống của 5.000 người gồm thủy thủ đoàn, phi công và các quân nhân hỗ trợ. USS Carl Vinson có chiều dài hơn 3 sân bóng, nặng 95.000 tấn.


“Chúng tôi hiện diện để sẵn sàng tác chiến ở mức độ cao nhất bất khi có vấn đề gì xảy ra. Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, viện trợ nhân đạo khi có thảm họa tự nhiên. Chúng tôi cũng phụ trách đảm bảo an ninh hàng hải”, Tướng Fuller chia sẻ.

“Chúng tôi hiện diện để sẵn sàng tác chiến ở mức độ cao nhất bất khi có vấn đề gì xảy ra. Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, viện trợ nhân đạo khi có thảm họa tự nhiên. Chúng tôi cũng phụ trách đảm bảo an ninh hàng hải”, Tướng Fuller chia sẻ.

Ông Fuller cho biết tàu USS Carl Vinson hoạt động theo kiểu “tự cung tự cấp” và tất cả những nhu cầu thiết yếu cho 5.000 con người đều được đảm bảo đầy đủ. Trong ảnh: Hai thủy thủ trên boong tàu.
Ông Fuller cho biết tàu USS Carl Vinson hoạt động theo kiểu “tự cung tự cấp” và tất cả những nhu cầu thiết yếu cho 5.000 con người đều được đảm bảo đầy đủ. Trong ảnh: Hai thủy thủ trên boong tàu.

Trên tàu sân bay, có đầy đủ các khu vực ăn uống, tập luyện thể thao, thể hình, phòng khám y tế. Trong ảnh: Giường ngủ của các thủy thủ.
Trên tàu sân bay, có đầy đủ các khu vực ăn uống, tập luyện thể thao, thể hình, phòng khám y tế. Trong ảnh: Giường ngủ của các thủy thủ.

Dưới mỗi giường ngủ là ngăn để đồ cá nhân riêng tư.
Dưới mỗi giường ngủ là ngăn để đồ cá nhân riêng tư.

Các thủy thủ cũng được trang bị những ngăn tủ khóa cá nhân.
Các thủy thủ cũng được trang bị những ngăn tủ khóa cá nhân.

Các thủy thủ dùng bữa trên bếp ăn của tàu. Khi được phỏng vấn cảm nghĩ về việc phải phục vụ ăn uống cho 5.000 người, chuyên gia ẩm thực Andrew Demarsico cho biết đây là một việc làm vất vả, yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ của toàn đội và luôn phải lên kế hoạch chi tiết cho thực đơn cũng như việc phục vụ.
Các thủy thủ dùng bữa trên bếp ăn của tàu. Khi được phỏng vấn cảm nghĩ về việc phải phục vụ ăn uống cho 5.000 người, chuyên gia ẩm thực Andrew Demarsico cho biết đây là một việc làm vất vả, yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ của toàn đội và luôn phải lên kế hoạch chi tiết cho thực đơn cũng như việc phục vụ.

Một bữa ăn của các thủy thủ với đầy đủ chất dinh dưỡng, nước uống và đồ tráng miệng.
Một bữa ăn của các thủy thủ với đầy đủ chất dinh dưỡng, nước uống và đồ tráng miệng.


Các thủy thủ xem bóng rổ khi đang dùng bữa.

Các thủy thủ xem bóng rổ khi đang dùng bữa.

Cuộc sống nhà binh trên tàu sân bay Mỹ sắp thăm Việt Nam - 12

Khu vực tập luyện với trang thiết bị hiện đại, cao cấp.
Khu vực tập luyện với trang thiết bị hiện đại, cao cấp.

Các phòng tập trên tàu sân bay thường nhìn ra biển.
Các phòng tập trên tàu sân bay thường nhìn ra biển.

Trên tàu sân bay, mỗi thủy thủ có màu áo khác nhau sẽ thực thi các nhiệm vụ khác nhau. Họ có bảng gồm 7 mã màu quy định rõ công việc của từng cá nhân. Các thủy thủ mặc áo đỏ thường phụ trách di chuyển, lắp ráp, hệ thống vũ khí máy bay. Theo Foxtrot Alpha, những người này đôi khi có thể phải vác những khí tài nặng hơn 200 kg trên vai để phục vụ hoạt động của các máy bay hiệu quả nhất có thể.
Trên tàu sân bay, mỗi thủy thủ có màu áo khác nhau sẽ thực thi các nhiệm vụ khác nhau. Họ có bảng gồm 7 mã màu quy định rõ công việc của từng cá nhân. Các thủy thủ mặc áo đỏ thường phụ trách di chuyển, lắp ráp, hệ thống vũ khí máy bay. Theo Foxtrot Alpha, những người này đôi khi có thể phải vác những khí tài nặng hơn 200 kg trên vai để phục vụ hoạt động của các máy bay hiệu quả nhất có thể.


Trong khi đó, những thủy thủ mặc áo màu xanh lá cây nhận nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất trên boong khi họ đóng vai trò phụ trách kỹ thuật hệ thống phóng, bộ móc cáp…

Trong khi đó, những thủy thủ mặc áo màu xanh lá cây nhận nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất trên boong khi họ đóng vai trò phụ trách kỹ thuật hệ thống phóng, bộ móc cáp…


Những thủy thủ phụ trách điều hướng máy bay, quản lý trang thiết bị thường mặc áo màu vàng.

Những thủy thủ phụ trách điều hướng máy bay, quản lý trang thiết bị thường mặc áo màu vàng.


Những người mặc áo màu nâu đảm nhiệm vai trò chỉ huy đơn vị hoặc các phi đội nhỏ trên tàu.

Những người mặc áo màu nâu đảm nhiệm vai trò chỉ huy đơn vị hoặc các phi đội nhỏ trên tàu.


Các thủy thủ cùng hợp tác và thực hiện các nhiệm vụ trên tàu sân bay.

Các thủy thủ cùng hợp tác và thực hiện các nhiệm vụ trên tàu sân bay.

Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, đoàn tàu Hải quân Mỹ gồm tàu sân bay tàu sân bay USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champain, tàu khu trục USS Wayne Emeyer sẽ thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng từ ngày 5/3-9/3.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, chuyến thăm của đội tàu sân bay Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phù hợp với khuôn khổ đối tác toàn diện, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định an ninh, hợp tác và phát triển ở trong khu vực.

Đức Hoàng

Ảnh: Hawaii News Now