Kiên Giang:

Bị cáo xin HĐXX xem là con người… không phải trái banh!

(Dân trí) - Được nói lời sau cùng, bị cáo Trần Kiều Hưng, nói: “Hơn 5 năm qua vợ chồng bị cáo khổ sở vô cùng, nhưng khổ nhất là vợ chồng tôi bị cơ quan tố tụng xem như trái banh, đá qua đá lại… Xin HĐXX xem vợ chồng tôi là con người… phán quyết công tâm”.

Ngày 19/10, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa phúc thẩm (lần 2) xét xử vụ án “hủy hoại rừng” xảy đã kéo dài 5 năm xảy ra tại xã Cửa Cạn (huyện Phú Quốc) nhưng đến nay vẫn chưa có hồi kết. Hai bị cáo bị VKSND huyện Phú Quốc truy tố tội hủy hoại rừng là bị cáo Trần Kiều Hưng - nguyên Phó Bí thư, Phó Chủ tịch xã Cửa Cạn và vợ là bà Huỳnh Thị Bích Phượng, cả hai bị cáo cùng trú tại ấp 3, xã Cửa Cạn. Sau một ngày xét xử, HĐXX nhận thấy vụ án có tính chất phức tạp nên sau phần nghị án, Chủ tọa phiên tòa thông báo tạm hoãn việc tuyên án, vụ án sẽ được tuyên vào lúc 14 giờ ngày 26/10.

Thực địa một đằng… hồ sơ một nẻo

Tại phần xét hỏi, về phía hai bị cáo Hưng và Phượng, HĐXX tiếp tục làm rõ nguồn gốc đất của vợ chồng bị cáo Hưng có từ đâu và canh tác thế nào cũng như việc UBND huyện Phú Quốc xét cấp sổ đỏ cho vợ chồng bị cáo Hưng mảnh đất hơn 6.000m2, tại ấp 3. Như những phiên tòa trước, bị cáo Hưng và Phượng trình bày nguồn gốc 17.000m2 đất có từ 1987 do ông Huỳnh Văn Mật - cha ruột chị Phượng cho. Sau khi được cha ruột cho, vợ chồng chị Phượng liên tục canh tác đến ngày được UBND huyện xét cấp sổ đỏ hơn 6.000m2 đất vào 2010. Diện tích còn lại, UBND huyện Phú Quốc cho rằng đất rừng Quốc gia nên không cấp.


VKSND tỉnh Kiên Giang vẫn giữ nguyên kháng nghị, đề nghị HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ về tòa sơ thẩm xét xử lại theo hướng vợ chồng bị cáo Trần Kiều Hưng có tội hủy hoại rừng.

VKSND tỉnh Kiên Giang vẫn giữ nguyên kháng nghị, đề nghị HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ về tòa sơ thẩm xét xử lại theo hướng vợ chồng bị cáo Trần Kiều Hưng có tội hủy hoại rừng.

Nhiều người làm chứng tại phiên tòa, như: ông Lý Văn Tuôl, ông Đào Hữu Phước - nguyên Phó Chủ tịch xã Cửa Cạn, ông Nguyễn Chí Hùng - Trưởng ấp 3… đều khẳng định vợ chồng ông Trần Kiều Hưng chỉ có một mảnh đất và mảnh đất này đã được vợ chồng ông Hưng canh tác trước khi có cắm mốc ranh rừng Quốc gia Phú Quốc; Còn về vị trí mảnh đất, các nhân chứng đều khẳng định: nếu đi từ lộ vào, qua con suối mới đến mảnh đất và đầu trên mảnh đất có cột mốc ranh rừng 104.

Về phía nguyên đơn dân sự rừng Quốc gia Phú Quốc, HĐXX thẩm vấn các chứng cứ pháp lí về hồ sơ quản lý rừng, như: bản đồ, sơ đồ cột mốc, biên bản nhiệm thu việc cắn mốc ranh rừng… Tuy nhiên, hồ sơ ranh giới rừng Quốc gia Phú Quốc đến nay chưa được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt; sơ đồ cột mốc tại xã Cửa Cạn không có xác nhận của UBND xã này; không có bảng mô tả cột mốc và đặc biệt các cột mốc liên quan tại hiện trường như: 103,104,105… và 109,110,111 bị di dời gần 1.000m nhưng BQL rừng Quốc gia Phú Quốc không biết ai di dời, di dời khi nào.

Ông Đào Hữu Phước - nguyên Phó Chủ tịch xã Cửa Cạn cũng là người có đất giáp ranh với với bị cáo Trần Kiều Hưng khẳng định ông Hưng chỉ có một mảnh đất tại ấp 3 và biết rất rõ mảnh đất này từ đời cha ruột chị Phượng là ông Huỳnh Văn Mật canh tác
Ông Đào Hữu Phước - nguyên Phó Chủ tịch xã Cửa Cạn cũng là người có đất giáp ranh với với bị cáo Trần Kiều Hưng khẳng định ông Hưng chỉ có một mảnh đất tại ấp 3 và biết rất rõ mảnh đất này từ đời cha ruột chị Phượng là ông Huỳnh Văn Mật canh tác

Về qui trình cấp mảnh đất hơn 6.000m2 cho ông Hưng, ông Trương Thành Tấn - Phó Trưởng phòng TN - MT huyện Phú Quốc (người được UBND huyện ủy quyền) cho biết qui trình cấp đất cho vợ chồng ông Hưng là đúng qui trình, tuy nhiên trong quá trình biên tập, in ấn có sự sai sót khi con suối tại thực địa trở thành con đường thẳng trong bảng vẽ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn về vị trí, giáp ranh là đúng nhưng ông Tấn tiếp tục khẳng định mảnh đất ông Hưng có con suối chảy ngang qua.

Về sự sai sót này, HĐXX đặt vấn đề cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm? Ông Tấn cho biết, UBND xã Cửa Cạn phải chịu trách nhiệm?

Bị cáo xin HĐXX xem là con người…

Đến phần tranh luận, đại diện VKS tỉnh Kiên Giang tiếp tục bảo vệ quan điểm truy tố vợ chồng ông Trần Kiều Hưng phạm tội hủy hoại rừng. Bởi lẽ, mảnh đất 4.042m2 mà vợ chồng bị cáo Hưng bị truy tố nằm riêng biệt với mảnh đất được cấp giấy đỏ và mảnh đất chưa được cấp giấy đỏ 9.855m2. VKS cho rằng, hai bị cáo không canh tác trên mảnh đất được cấp giấy mà đến vị trí khác làm là sai phạm. Ngoài ra đại diện VKS còn cho rằng: Giấy đất được cấp không nói đến việc trên suối, dưới suối, hai bị cáo căn cứ vào vị trí, tọa độ trong giấy chứng nhận được cấp mà canh tác…

Về ý này, bị cáo Phượng không kiềm được bức xúc, chia sẻ với PV: Mảnh đất được cha tôi canh tác từ những năm 70 và đến năm 87 vợ chồng tôi tiếp tục canh tác. Đến 2003, Vườn Quốc gia đi cắm mốc ranh rừng rồi cấm vào đất tôi gần 10.000m2 nhưng không quan tâm gì đến quyền lợi người dân. Đến 2010 vợ chồng tôi 5 lần 7 lượt làm hồ sơ xin cấp đất theo đúng qui định pháp luật mới được cấp sổ đỏ cho hơn 6.000m2. Là nông dân chỉ nhớ mảnh đất mình tứ cạnh giáp ai và nhớ thêm mảnh đất nằm phía trên con suối và đầu trên mảnh đất có cột mốc 104. Cứ xác định như vậy mà phát hoang trồng trọt, nông dân như tôi và tôi cho rằng cả luôn cán bộ cũng không thể nhìn vào tọa độ trong giấy mà tìm được đất đất mình mà làm. Buộc dân căn cứ vào điều này còn khó hơn lên trời.

Ông Nguyễn Chí Hùng - Trưởng ấp 3 tham gia cùng đơn vị đo đạc lại mảnh đất mà VKSND Phú Quốc truy tố tội phá rừng khẳng định, trong diện tích hơn 4.000m2 đất còn hơn 2.000 diện tích rừng nguyên vẹn, chưa có bàn tay con người tác động
Ông Nguyễn Chí Hùng - Trưởng ấp 3 tham gia cùng đơn vị đo đạc lại mảnh đất mà VKSND Phú Quốc truy tố tội phá rừng khẳng định, trong diện tích hơn 4.000m2 đất còn hơn 2.000 diện tích rừng nguyên vẹn, chưa có bàn tay con người tác động

Bị cáo Phượng khóc tại tòa vì cho rằng vụ việc rõ ràng ra đó, chứng cứ, người dân làm chứng vẫn còn sống… nhưng chẳng hiểu sao cơ quan chức năng đã đày đọa làm khổ sở gia đình bà suốt 5 năm qua. Mỗi lần dự tòa, phải bỏ con nhỏ ở nhà một mình, không ai đưa đón đi học… bị bà con hàng xóm khinh bỉ vì tội phá rừng…

Vẫn như những phiên tòa trước, Luật sư Thái Hoàng Long - luật sư bào chữa cho bị cáo Hưng và bị cáo Phượng đặt vấn đề tại tòa: Hai bị cáo bị VKS truy tố tội hủy hoại rừng là do chặt cây rừng hay có hành vi chặt phá cây trong đất rừng Quốc gia? Rõ ràng hai bị cáo phát dọn trên mảnh đất được cấp sổ đỏ sao bị truy tố tội phá rừng? Trong khi Vườn Quốc gia Phú Quốc - là chủ đất rừng nhưng chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơ sở nào nói vợ chồng ông Hưng chiếm đất rừng? Đặc biệt, hồ sơ ranh giới khu rừng do chủ rừng lập, phải có xác nhận của các cơ quan liên quan và phải được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt (Khoản 2, Điều 10, Quyết định 3031/1997/QĐ-BNN&PTNT ngày 20-11-1997 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)… nhưng đến nay thì UBND tỉnh chưa phê duyệt.


Bị cáo Huỳnh Thị Bích Phượng khóc tại tòa vì cho rằng đất đai bà rõ ràng ra đó, những người làm chứng còn sống... nhưng cơ quan chức năng cứ xử tới xử luôi. Và mảnh đất mà vợ chồng bà bị truy tố phá rừng đến giờ này bà chẳng biết nằm ở đâu.

Bị cáo Huỳnh Thị Bích Phượng khóc tại tòa vì cho rằng đất đai bà rõ ràng ra đó, những người làm chứng còn sống... nhưng cơ quan chức năng cứ xử tới xử luôi. Và mảnh đất mà vợ chồng bà bị truy tố phá rừng đến giờ này bà chẳng biết nằm ở đâu.

Hơn nữa các cột mốc tại thực địa thì không đúng với sơ đồ cắn mốc. Điều đáng lo ngại nhất là việc cắm mốc ranh rừng Quốc gia được chủ rừng thực hiện một cách tùy tiện khi chủ rừng thuê hai người dân tai ngang, vác hai cột mốc đi cắm mà không có chủ rừng hay một cơ quan chức năng nào đi theo giám sát việc cắn mốc có đúng với vị trí trong sơ đồ đã lập?

Bị cáo Trần Kiều Hưng rút ruột nói lời sau cùng tại tòa: Kính mong quý tòa hôm nay hãy xem vợ chồng tôi là con người để xem xét các chứng cứ một cách khách quan, phán quyết nghiêm minh, công bằng cho vợ chồng tôi. Vì 5 năm qua, vợ chồng tôi bị cơ quan tố tụng xem như trái banh, đá qua đá lại mà chẳng xem đến cái sai hôm nay (nếu có) nó bắt đầu từ đâu? Từ việc cấp đất của UBND huyện hay từ việc cắm mốc ranh rừng, quản lý rừng Quốc gia Phú Quốc còn quá lỏng lẻo, không đúng qui định pháp luật?

Có một điều lạ tại phiên tòa là mảnh đất hơn 4.000m2 mà vợ chồng bị cáo Trần Kiều Hưng bị VKSND huyện Phú Quốc truy tố tội hủy hoại rừng thì HĐXX và VKS không dành nhiều thời gian truy vấn mảnh đất này đang nằm ở vị trí nào. Trong khi đó những người làm chứng tại phiên tòa: ông Nguyễn Chí Hùng, ông Võ Hải Hưng cũng là đại diện chính quyền ấp 3 khẳng định trong diện tích hơn 4.000m2 vợ chồng bị cáo Hưng bị truy tố thì có hơn 2.000m2 đất rừng nguyên vẹn chưa có bàn tay con người tác động.

Trước đó, tháng 3/2013 Viện KSND huyện Phú Quốc ra cáo trạng số 24/KSDT-TA truy tố vợ chồng ông Trần Kiều Hưng và Huỳnh Thị Bích Phượng về tội “Huỷ hoại rừng”. Ngày 16/5/2013 TAND huyện Phú Quốc đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt bị cáo Trần Kiều Hưng 03 năm tù giam, Huỳnh Thị Bích Phượng 03 năm tù treo về tội “Huỷ hoại rừng”. Vợ chồng ông Hưng kháng cáo. Ngày 31/3/2014 Tòa phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ bản sán sơ thẩm, giao cấp sơ thẩm điều tra xét xử lại. Đến 17/3/2015, TAND huyện Phú Quốc đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm lần 2 nhưng HĐXX xét thấy không đủ chứng cử để buộc tội vợ chồng ông Hưng tội “hủy hoại rừng” nên HĐXX trả hồ sơ lại cho cơ quan điều tra. Sau gần 9 tháng điều tra bổ sung, ngày 17/11 TAND huyện Phú Quốc tiếp tục đưa vụ án ông Trần Kiều Hưng ra xét xử cấp sơ thẩm lần 3 và tuyên vợ chồng ông Trần Kiều Hưng vô tội. Sau đó VKSND huyện Phú Quốc kháng nghị và nguyên đơn Vườn Quốc gia Phú Quốc kháng cáo.

Nguyễn Hành

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm