Quảng Trị:

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán

Đăng Đức

(Dân trí) - Hàng trăm gốc chè cổ thụ hơn trăm năm tuổi được người dân vùng Cùa (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) xem là "di sản", quyết tâm giữ gìn, dù được trả mỗi gốc vài triệu đồng vẫn không bán.

Vùng Cùa là tên địa danh thuộc xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, từng là nơi Vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ Tân Sở, ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên phò vua đánh giặc cứu nước.

Vườn chè cổ "có một không hai" tại Quảng Trị.

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán - 1

Vùng đất này nổi tiếng với nhiều thứ nông sản: Chè vằng, tiêu Cùa… Ngoài ra, còn lưu giữ vườn chè cổ thụ hơn 100 năm tuổi.

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán - 2

Trải qua nhiều thế hệ, vườn chè cổ tại xã Cam Chính vẫn phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán - 3

Bà Hoàng Thị Thoại (72 tuổi, ở thôn Mai Trung, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ) cho biết: "Khi tôi lấy chồng, định cư ở đây lúc 22 tuổi đã thấy vườn chè của gia đình nhà chồng phát triển rất tốt. Đến nay, những cây chè cổ trong vườn cũng đã phát triển hơn 100 năm. Cây chè vừa tạo bóng mát, vừa mang đến nguồn thu nhập khá cho gia đình".

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán - 4

Với 100 gốc chè cổ, mỗi năm gia đình bà Thoại thu hoạch 3 lần, được gần 25 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình bà Thoại cũng trồng hơn 200 gốc chè khác.

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán - 5

Những cây chè cổ có đường kính từ 30-40 cm, chiều cao trung bình khoảng 7 m, có cây cao tới 10 m.

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán - 6

"Đây là vườn chè cổ do cha mẹ chồng tôi để lại, dù có rất nhiều người hỏi mua với giá mỗi gốc từ 3-5 triệu đồng, nhưng tôi nhất quyết không bán cây, chỉ bán lá. Cây chè được coi là "di sản" mà thế hệ trước để lại cho con cháu, nên khó khăn mấy cũng phải giữ gìn", bà Thoại nói.

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán - 7

Bà Thoại tự hào vì đã gìn giữ nguyên vẹn vườn chè cổ thụ do gia đình để lại.

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán - 8

Gia đình bà Nguyễn Thị Tiến (80 tuổi, ở xã Cam Chính) cũng đã gìn giữ được vườn chè cổ hàng chục năm nay. Theo bà Tiến, vườn chè cổ hàng chục gốc của gia đình mình đã tồn tại hơn một thế kỷ.

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán - 9

Gốc chè "khủng" tại vườn nhà bà Tiến.

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán - 10

Ông Nguyễn Thanh Lâm - Bí thư Đảng ủy xã Cam Chính, huyện Cam Lộ - cho biết, hiện nay trên địa bàn xã Cam Chính có nhiều hộ dân đã định cư, sinh sống từ lâu đời còn lưu giữ những vườn chè cổ thụ rất có giá trị. Cây chè ở đây có chất lượng, được nhiều người ưa chuộng.

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán - 11

Chè xanh ở vùng Cùa có vị chát, nhưng rất thơm, được người dân sử dụng uống mỗi ngày.

Vườn chè cổ thụ được gìn giữ như báu vật, trả tiền triệu mỗi gốc không bán - 12

"Địa phương sẽ tiếp tục khảo sát, vận động bà con phục hồi, giữ gìn vườn chè cổ, duy trì chất lượng vườn chè trên địa bàn. Sắp tới, xã sẽ lên kế hoạch xây dựng thương hiệu chè Cùa, gắn với chuỗi du lịch tâm linh và các mặt hàng nông sản, dịch vụ", ông Lâm nói.