Lâm Đồng:

Vỡ òa hạnh phúc khi nghe được tiếng nói 12 công nhân kẹt trong hầm

(Dân trí) - Liên lạc được với nhóm công nhân mắc kẹt trong vụ sập hầm thuỷ điện, đội cứu hộ xác định có 12 nạn nhân bị vùi lấp. Dù đói, mệt nhưng cả nhóm công nhân vẫn an toàn...

12 công nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm vẫn an toàn tính mạng


23h00, Ban chỉ đạo cứu hộ cứu nạn vẫn đang liên lạc qua lại với 12 người mắc kẹt bên trong hầm. Thông tin truyền ra từ đường hầm bằng hệ thống máy điện thoại hữu tuyến, các công nhân cho biết họ vẫn khỏe mạnh, nhưng rất đói và lạnh do phải bì bõm dưới nước nhiều giờ, hiện mọi người đã nhận được 12 cây xúc xích và sữa.

Bên ngoài, Đội cứu hộ cứu nạn đang tích cực vận chuyển sữa, lượng thực để nhanh chóng tiếp ứng cho nhóm công nhân mắc kẹt trong hầm. Đội ngũ y tế có mặt tại hiện trường đang lên phương án truyền nước gừng vào cho 12 công nhân nhằm giữ ấm cơ thể.

Ông Phan Văn Hùng, Phó tham mưu trưởng - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết, công tác cứu hộ cứu nạn đang đi đúng hướng. Dự kiến sáng sớm ngày 17/12 sẽ có khoảng 50 chiến sĩ công binh của Quân khu 7 lên tiếp ứng để có thể  đưa 12 nạn nhân ra ngoài  an toàn và sớm nhất có thể.

Một hệ thống đường ống kết cấu hình chữ A với đường kính khoảng 4 mét đang được khẩn trương lắp đặt xuyên qua đoạn hầm bị sập, để làm lối thoát, đưa 12 công nhân ra ngoài. Hệ thống đường hầm “đặc biệt” này sẽ giúp ngăn chặn lớp đất đá có thể sập tiếp xuống khi quá trình cứu hộ đang diễn ra.

Hiện thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng phát đi văn bản yêu cầu huy động toàn bộ lực lượng cho công tác cứu hộ cứu nạn, các lực lượng liên quan thay phiên túc trực 24/24 tại hiện trường, với khoảng 200 con người đang có mặt đây.

12 công nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm vẫn an toàn tính mạng
Hộp điện thoại chuyên dụng và lực lượng chức năng thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng đang liên lạc với đội cứu hộ bên trong hầm

21h10, lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp cận vị trí 12 người bị mắc kẹt, máy điện thoại hữu tuyến điện TA 57B được đưa vào trong hầm để liên lạc với ban chỉ đạo bên ngoài. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng đang trực tiếp liên lạc với những đội cứu hộ ở sâu trong đường hầm.

Khoảng 1 giờ trước, lính cứu hộ đã nhận tín hiệu và tiếp cận được nơi các nạn nhân bị mắc kẹt, sau khi mũi khoan dài 35m khoan xuyên qua lớp đất đá dọc theo đường hầm, thủng vào cửa bị lấp.

20h40’, trao đổi với phóng viên Dân trí, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng xác nhận thông tin, đội cứu hộ đã liên lạc được với nhóm công nhân bị mắc kẹt trong hầm. Có tất cả 12 người bị kẹt, ngoài việc đói, mệt vì thiếu thức ăn, nước uống từ sáng, các công nhân vẫn an toàn.

Lực lượng cứu hộ đang cố gắng mở rộng đường ống để đưa thức ăn, nước uống vào cứu hộ nhóm công nhân gặp nạn.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, phương án triển khai tiếp sau đây là khoan thêm một đường đặt ống dẫn lưu khí vào khu vực các công nhân đang bị mắc kẹt. Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng triển khai lắp đặt ngay trong đêm nay một đường ống chữ A với đường kính khoảng 1m, đưa vào khu hầm sập để nhân viên cứu hộ có thể vào trong, tổ chức đưa những người bị nạn ra ngoài cấp cứu.

Khối lượng công việc còn rất nhiều nhưng Bộ trưởng Xây dựng bày tỏ, thông tin đáng mừng nhất về sự an toàn của các nạn nhân đã được khẳng định.

Khoan, đào cả 2 đầu hầm bị sập tìm 11 công nhân mắc kẹt
Lực lượng cứu hộ sâu trong đường hầm đang tiếp cận vị trí 11 người mắc kẹt để chuyển thức ăn, nước uống
Các thợ hàn đang cắt sắt phục vụ việc gia cố đường hầm
Các thợ hàn đang cắt sắt phục vụ việc gia cố đường hầm

20h15: Thông tin mới nhất Dân trí cập nhật được, hiện lính cứu hộ đã tiếp cận được vị trí 11 người bị kẹt. Thức ăn, nước uống khẩn trương được chuyển vào bên  trong. Phía ngoài, các thợ hàn đang cắt sắt, hàn thành khung để gia cố đường hầm phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.

Cảnh ban đêm tại cửa đường hầm
Công tác cứu hộ vẫn đang được tiếp tục triển khai trên tinh thần khẩn trương nhất có thể

Đến 19h30: Nhận được tín hiệu từ vị trí 11 người đang mắc kẹt

PV Dân trí tại hiện trường cho biết, công tác cứu hộ vẫn đang diễn ra khẩn trương. Lính cứu hộ đã nhận được tiếng động báo hiệu phát ra từ khu vực 11 người đang bị mắc kẹt. Hiện đã công tác bơm ôxy vào cho các nạn nhân đang diễn ra. Nhiều phương tiện máy móc hiện được huy động đến, thức ăn cũng được vận chuyển vào cho lính cứu hộ. Phía bên ngoài, nhiều xe cứu thương vẫn đang túc trực.

Liên quan đến việc lên phương án cứu hộ 11 người đang mắc kẹt bên trong hầm, Ông Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Chúng tôi đang tập trung mọi khả năng để truyền không khí vào cho công nhân đang mắc kẹt, hiện đội cứu hộ đã tiến hành khoan nhiều mũi. Tuy nhiên, trong quá trình khoan gặp đất đá trong hầm rất lớn. Một lần khoan vào hơn 9m thì bị kẹt đá và lần mới nhất chúng tôi dùng máy áp lực cao khoan vào 13m cũng kẹt đá. Do vậy, chúng tôi tiếp tục khoan tiếp các mũi khác, tình hình đang rất khó khăn, thời tiết mưa, gió lớn, đường hầm chật hẹp”.

Cũng theo công Việt, việc cấp thiết trước mắt là nỗ lực tìm cách đưa oxy vào bên trong sớm nhất có thể, sau đó tìm cách khoan và đưa ống sắt vào để cứu nạn nhân ra. Chúng tôi đang họp bàn khẩn cấp tìm giải pháp tối ưu nhất và đã huy động mọi phương tiện và lực lượng đến hiện trường.

Cảnh ban đêm tại cửa đường hầm
Cảnh ban đêm tại cửa đường hầm
Cảnh ban đêm tại cửa đường hầm
17h40’,


17h40’,

17h40’, công tác cứu nạn vẫn đang được nỗ lực thực hiện bằng nhiều cách thức. Lực lượng cứu hộ tiến hành khoan 1 đầu hầm để có thể nhanh chóng tiếp cận nạn nhân; đầu phía bên kia (cửa hầm), ống dẫn khí tiếp tục được đưa sâu hơn vào để bơm khí ôxy hướng tới khu vực có nạn nhân bị vùi lấp.

Báo Lâm Đồng thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Đoàn Văn Việt đang có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. Theo ông Việt, đây là lần đầu tiên sự cố xảy ra, Lâm Đồng đang tập trung mọi nguồn lực, tìm mọi cách giải cứu các nạn nhân.

Phương án cứu hộ được vạch ra là, trước mắt, nỗ lực tìm cách đưa ôxy vào bên trong sớm nhất có thể, sau đó tìm cách khoan và đưa ống sắt vào để cứu nạn nhân ra. Máy khoan công suất lớn cùng hàng trăm người đang nỗ lực trong thời tiết bất lợi, mưa gió mạnh. Thời điểm này thức ăn đang được chuyển vào, tiếp sức cho lực lượng cứu hộ tiến hành công tác tìm kiếm dự kiến sẽ kéo dài xuyên đêm.

Đại tá Hoàng Công Thạo- trưởng phòng phòng cháy chữa cháy công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, do thời tiết xấu và bên trong môi trường ẩm ướt gây bất lợi cho công tác cứu hộ. Tỉnh đã đưa các ống sắt có đường kính 70cm vào hiện trường và đang tìm cách khoan để đưa ống sắt vào.


Vụ sập hầm xảy ra tại 



Vụ sập hầm xảy ra tại 

Vụ sập hầm xảy ra tại nhà máy thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo (xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng). (Đồ họa: Phạm Thế Quang Huy)

17h20', trời càng lúc càng tối, thời tiết có mưa to, gió mạnh kèm theo địa hình phức tạp khiến việc tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn. Phương án cứu hộ khẩn trương song phải hết sức cẩn trọng, kết hợp cả máy móc lẫn thủ công để tránh gây sạt lở thêm. Việc đưa ống ôxy vào hầm vẫn đang được tiến hành song chưa biết khi nào mới có kết quả. 

Trao đổi với báo Lâm Đồng, ông Phạm Triều - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương - cho biết, do địa chất, đá nhiều nên đã hai lần mũi khoan khoan vào bên trong đã bị gãy phải thay mới có thể tiếp tục. Ông Triều cũng nhận định, với thời tiết này công tác cứu hộ, cứu nạn có thể phải kéo dài đến ngày mai.


Video do Ngọc Hà thực hiện

16h45', thông tin cập nhật từ Bộ Xây dựng cho biết, tại hiện trường, lực lượng cứu hộ đã khoan được một đường ống dẫn khí xuống sâu trong đường hầm bị sập nhưng vẫn chưa xác định được đường ống đã đến được vị trí của các công nhân bị vùi lấp hay chưa.
 
15h50’, trao đổi với phóng viên Dân trí, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, sáng nay, khi nhận được thông tin về vụ tai nạn sập hầm, ông đang làm việc với tỉnh Hòa Bình. Dù vậy, ông Dũng đã yêu cầu Thứ trưởng Lê Quang Hùng (phụ trách vấn đề chất lượng công trình xây dựng) cử ngay đoàn cán bộ của Cục Giám định chất lượng công trình vào Lâm Đồng để nắm tình hình và phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết sự việc.

Thứ trưởng Lê Quang Hùng nhận yêu cầu phải liên lạc với Bộ Công thương, làm việc với Cục An toàn và môi trường công nghiệp của Bộ này - cơ quan trực tiếp quản lý chất lượng công trình thủy điện có biện pháp kịp thời xử lý sự cố.

“Mục tiêu đầu tiên là bằng mọi cách cứu người” – ông Dũng nhấn mạnh.

Sập hầm thủy điện, 11 người đang mắc kẹt

Đoạn đường hầm bị sập theo báo cáo dài 6m nhưng thực tế, 10m ống đã được luồn vào vẫn chưa đến vị trí những người bị nạn (ảnh: báo Lâm Đồng). 

Qua trao đổi điện thoại trực tiếp với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, và GĐ Sở Xây dựng Lâm Đồng, Bộ trưởng Xây dựng cho biết, công tác cứu hộ hiện gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết, địa hình. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng yêu cầu GĐ Sở Xây dựng lập tức trực tiếp đến hiện trường cùng tham gia công tác cứu hộ.

Bộ trưởng Dũng cũng điện thoại chỉ đạo Chủ tịch HĐTV TCty Sông Đà, yêu cầu TCty cử ngay chuyên gia của các đơn vị và lực lượng xây lắp có kinh nghiệm về thi công đường hầm liên lạc để tư vấn và trực tiếp vào Lâm Đồng giúp công ty Sông Đà 505 (đơn vị thi công công trình) khắc phục sự cố dù đây là một doanh nghiệp cổ phần, không phải là đơn vị thuộc TCty Sông Đà. 

15h40’, đội trưởng thi công trên công trình hầm thủy điện cho biết, ống dẫn khí vẫn chưa đưa vào được đến khu vực các công nhân bị vùi lấp. Vì chưa xác định được độ sâu chính xác của đoạn hầm bị sập, phương án cứu hộ được đưa ra là dùng máy cắt mảng bê tông sập để mở đường cứu hộ.  

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đang đưa một giàn máy phát điện lên đồi để chiếu sáng, phục vụ công tác đào bới, cứu hộ trong hầm.

Được biết đa số công nhân trong nhóm lao động gặp nạn là người Nghệ An, Hà Tĩnh. 

15h27, lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục bơm ôxy vào trong hầm nhưng chưa xác định được vị trí những lao động bị mắc kẹt.
 
Sập hầm thủy điện, 11 người đang mắc kẹt
Công tác di dời nhiều khối đất đá để cứu 11 người đang diễn ra hết sức khẩn trương, một đường ống ôxy đã được thiết lập để cung cấp không khí cho các nạn nhân mắc kẹt bên trong.
 

Công tác cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân đang được tiến hành hết sức khẩn trương. Tuy nhiên, do khối lượng đất đá đổ sập xuống đường hầm rất lớn, kéo dài nên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn, trong khi các phương tiện lại khá thô sơ.

Có mặt tại hiện trường, ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Thiếu tướng Bùi Văn Sơn - Giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng đã trực tiếp chỉ đạo các lực lượng. Việc cung cấp ôxy cho nhưng người mắc kẹt trong hầm là hết sức cần thiết, lính cứu hộ đã tiến hành khoan lỗ để đẩy khí ôxy vào bên trong, hiện một lỗ thông khí chuyển ôxy vào khu vực 11 người mắc kẹt đã được khoan thủng.

Một ống sắt có đường kính khoảng 60cm đã được chuyển từ Đà Lạt vào hiện trường để hút đất đá ra, sau đó, các nạn nhân sẽ chui qua đường ống này để ra ngoài.

 
Hầm thủy điện, mơi 11 người đang mắc kẹt
 
Hầm thủy điện, mơi 11 người đang mắc kẹt
Hầm thủy điện, mơi 11 người đang mắc kẹt
 
14h18’, trời vẫn có mưa khá lớn tại hiện trường vụ sập hầm. Điểm xảy ra vụ tai nạn nằm trên một quả đồi nên công tác cứu hộ gặp khá nhiều khó khăn. Đường lên khu đèo trơn trượt, cản trở các phương tiện di chuyển do đất đá đổ xuống từ sườn dốc. 

Trao đổi với báo Lâm Đồng, ông Bùi Văn Sơn - Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, trực tiếp có mặt tại hiện trường cho biết, hiện các phương án cứu hộ, cứu nạn được đưa ra đó là đưa đường ống vào bên trong để các nạn nhân chui qua ống này thoát ra ngoài.  

Song song với phương án này, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang khảo sát tìm kiếm vị trí rò rỉ nước mưa từ phía trên xuống để kịp thời ngăn chặn.


13h30, một lực lượng hùng hậu của huyện Lạc Dương và tỉnh Lâm Đồng đã được huy động khẩn cấp đến cứu hộ cứu nạn tại hiện trường vụ sập đường hầm thủy điện, nỗ lực cứu 11 người bị mắc kẹt bên trong.

Vụ việc xảy ra lúc 7h ngày 16/12, tại công trình nhà máy thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo tại thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). 

Nhận được tin báo, công an tỉnh Lâm Đồng đã huy động lực lượng cứu hộ, cứu nạn, lực lượng y tế…tới hiện trường tiến.

Công tác cứu hộ, cứu nạn đang gặp nhiều khó khăn
Công tác cứu hộ, cứu nạn đang gặp nhiều khó khăn
 
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đông có mặt chỉ huy công tác cứu hộ, cứu nạn
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng có mặt chỉ huy công tác cứu hộ, cứu nạn
 

Theo đại diện đơn vị thi công là công ty Cổ phần Sông Đà 505. Địa điểm sập hầm cách cửa hầm khoảng từ 300-500, diện tích hầm bị sập kéo khoảng 6m với hàng trăm mét khối.

Trong lúc này, công tác cứu hộ, cứu nạn đang gặp rất nhiều khó khăn. Cơ quan chức năng đang tìm cách đưa ôxy vào trong, đồng thời khẩn trương gia cố, ổn định vị trí bị sập để giải cứu các nạn nhân.

Hiện tại lực lương cứu hộ vẫn chưa xác định được số người bị thương vong.

Cơ quan chức năng đang tìm cách đưa ôxy vào trong
Cơ quan chức năng đang tìm cách đưa ôxy vào trong

Công trình thuỷ điện Đa Dâng – Đa Chomo với tổng công suất 22 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm là 109,27 triệu kWh với tổng mức đầu tư 475,166 tỷ đồng theo hình thức BOO (xây dựng – sở hữu – kinh doanh).

Công trình này gồm hai nhà máy thuỷ điện liên hoàn – Nhà máy thuỷ điện Đa Dâng đặt trên dòng sông Đa Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và Nhà máy thuỷ điện Đa Chomo trên suối Đa Chomo (nhánh của sông Đa Dâng, tại xã Phi Tô, Lâm Hà).

Qúa trình cứu hộ vẫn đang khẩn trương diễn ra và hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến sự cố trên.

Ngọc Hà - Trung Kiên - Phương Thảo