1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Lâm Đồng:

“Tôi đề nghị lực lượng cứu hộ công an phải biết đào hầm”

(Dân trí) - “...Lực lượng cứu hộ có lúc lên tới trên 700 người nhưng hiệu quả làm việc không cao vì không có kinh nghiệm giải cứu, thiếu phương tiện phục vụ. Tôi đề nghị lực lượng cứu hộ, cứu nạn công an tỉnh phải biết đào hầm, giải cứu trong lòng đất”, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đặt vấn đề.

Chiều ngày 22/12, Tỉnh uỷ Lâm Đồng tổ chức họp báo về công tác cứu hộ vụ sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng - Đạ Chomo. Ông Nguyễn Xuân Tiến - Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng và ông Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, ông Võ Nhật Thăng, Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây Dựng điện Long Hội, chủ đầu tư dự án thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo gửi lời xin lỗi: “Tôi thay mặt cho Tổng công ty gửi lời xin lỗi chân thành tới các nạn nhân, người nhà và toàn thể nhân dân cả nước vì đã gây ra “một sự việc phức tạp” vừa qua”.

Đại diện chủ đầu tư - Công ty Long Hội - chính thức nói lời xin lỗi

Đại diện chủ đầu tư - Công ty Long Hội - chính thức nói lời xin lỗi

Ông Thăng cho rằng nguyên nhân dẫn đến vụ sập hầm vừa qua là do kết cấu địa chất tại vị trí xảy ra sập hầm hết sức phức tạp, nền đất rất yếu mỗi khi có mưa.

Theo ông Thăng, từ năm 2003 đến nay, công trình này đã trải qua nhiều đơn vị thi công. Đơn vị đầu tiên triển khai đường hầm này là Công ty xây dựng Lũng Lô; tiếp đó là Công ty Cổ phần Vinaconex và hiện nay là Công ty Cổ phần Sông Đà 10. Đơn vị chịu trách nhiệm bơm bê tông và gia cố đường hầm là Công ty Cổ phần Sông Đà 505.

Cũng theo ông Thăng, trước thực tế kết cấu địa chất phức tạp, Chủ đầu tư đã phải điều chỉnh đường hầm dẫn nước của nhà máy thủy điện này ngắn lại, chỉ còn hơn 1km thay vì 2,2km như thiết kế ban đầu.

Quang cảnh buổi họp báo

Quang cảnh buổi họp báo

Liên quan đến quá trình giải cứu 12 nạn nhân bị mắc kẹt trong đường hầm thủy điện, Thiếu tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết, bên cạnh những tích cực trong công tác giải cứu cũng bộc lộ một số vấn đề cần rút kinh nghiệm. Chẳng hạn như ban đầu lực lượng rất đông nhưng “phần lớn chỉ đứng nhìn nhau, lực lượng cứu hộ có lúc lên tới trên 700 người nhưng hiệu quả làm việc không cao vì không có kinh nghiệm giải cứu, thiếu phương tiện phục vụ. Tôi đề nghị lực lượng cứu hộ, cứu nạn công an tỉnh phải biết đào hầm, giải cứu trong lòng đất” – Thiếu tướng Bùi Văn Sơn đặt vấn đề.

(Đồ họa: Ngọc Diệp)

(Đồ họa: Ngọc Diệp)


Ngọc Hà

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm