1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Vì sao hàng loạt cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng bị đẽo vỏ?

(Dân trí) - Thời gian gần đây, người đi đường tỏ ra bất ngờ trước việc hàng loạt cây xà cừ cổ thụ có đường kính lớn ở đường Láng (Hà Nội) bị đục đẽo thân cây, lột vỏ. Chuyên gia lâm nghiệp cho rằng, nếu bị đẽo lớp vỏ bên ngoài, cây rất dễ bị chết.


Cả một hàng cây, cây nào cũng bị đẽo một mảng vỏ.

Cả một hàng cây, cây nào cũng bị đẽo một mảng vỏ.


Hàng loạt cây xà cừ cổ thụ tại đường Láng bị đẽo lấy lớp vỏ bên ngoài, lộ phần gỗ bên trong.

Hàng loạt cây xà cừ cổ thụ tại đường Láng bị đẽo lấy lớp vỏ bên ngoài, lộ phần gỗ bên trong.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, dọc tuyến đường Láng (Hà Nội), hàng loạt cây xà cừ cổ thụ có đường kính thân lớn ở dải phân cách giữa 2 làn đường đã bị đẽo lấy lớp vỏ bên ngoài một cách nham nhở, để lộ lớp gỗ bên trong.

Nhiều người lo ngại, những cây xà cừ này nếu cứ tiếp tục bị lột vỏ sẽ ảnh đến “tính mạng” của cây.

Liên quan đến sự việc trên, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội – cho biết, đơn vị này đã nắm được thông tin, đang cho người đi thống kê số lượng cây bị đẽo vỏ và sẽ phối hợp với cơ quan công an, chính quyền sở tại để ngăn chặn tình trạng này.

Về nguyên nhân của sự việc trên, một bà bán hàng nước ở vỉa hè tuyến đường Láng cho biết, sở dĩ những cây xà cừ nói trên bị lột vỏ là do một số người cho rằng vỏ cây này có thể chữa được bệnh ngứa nên đã lấy về đun nước tắm.

Cũng theo lời bà hàng nước thì người dân công khai đẽo vỏ cây vào ban ngày, với suy nghĩ lấy một ít vỏ về chữa bệnh chứ không hề có ý định phá hoại cây.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, Giáo sư Trần Văn Mão (76 tuổi) - nguyên Chủ nhiệm khoa Quản lý Bảo vệ Tài nguyên rừng và Môi trường (ĐH Lâm nghiệp Việt Nam), hiện là Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông lâm Thực phẩm - ĐH Thành Tây và Giám đốc Trung tâm Môi trường và Phát triển Lâm nghiệp, người đã có hơn 50 năm nghiên cứu về các loại bệnh cây - cho rằng, nếu cây nào bị đẽo hết lớp vỏ bên ngoài, làm lộ lớp gỗ bên trong rất dễ bị chết.

Sở dĩ như vậy, bởi theo cấu trúc của cây, giữa lớp vỏ bên ngoài và lớp gỗ bên trong có một lớp dùng để dẫn nước và các chất dinh dưỡng từ bộ rễ theo thân cây đưa lên lá, sau đó lá mới có thể quang hợp được rồi mới chuyển chất lại nuôi thân cây. Như vậy, nếu mất hết lớp vỏ xung quanh cây, cây sẽ bị chặt đứt đường vận chuyển chất dinh dưỡng đó.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Mão, những cây xanh cổ thụ của Hà Nội nói trên, nếu chỉ bị lột một mảng vỏ rộng chừng 20-30cm, thì chưa đe dọa đến “tính mạng” của cây ngay. Nhưng nếu cứ để như vậy mà không chữa trị, nước và nấm mốc từ bên ngoài sẽ xâm nhập vào bên trong của thân cây, có thể làm cho cây bị mục ruỗng.

Một số hình ảnh cây xà cừ bị đẽo vỏ tại đường Láng do phóng viên ghi lại:

Vì sao hàng loạt cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng bị đẽo vỏ? - 3
Vì sao hàng loạt cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng bị đẽo vỏ? - 4

Vì sao hàng loạt cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng bị đẽo vỏ? - 5

Vì sao hàng loạt cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng bị đẽo vỏ? - 6

Vì sao hàng loạt cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng bị đẽo vỏ? - 7


Người dân cho biết có một số người đẽo vỏ cây về chữa bệnh chứ không phải hành vi cố tình phá hoại cây.

Người dân cho biết có một số người đẽo vỏ cây về chữa bệnh chứ không phải hành vi cố tình phá hoại cây.

Nguyễn Dương