1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Túp lều hạnh phúc của người thợ sửa xe khuyết tật

(Dân trí) - Số phận sắp đặt cho hai mảnh đời khốn khó gặp nhau giữa đất Sài Gòn. Sự đồng cảm đã đưa 2 tâm hồn đến với nhau, rồi họ nên duyên chồng vợ. “Một túp lều tranh hai quả tim vàng” đâu chỉ có trong thơ và nhạc…

Căn lều rộng chừng 3m2 nằm bên vìa hè đường Phan Văn Hớn, quận 12 là nơi ở của gia đình anh Hồng- Chị Mận.
Căn lều rộng chừng 3m2 nằm bên vìa hè đường Phan Văn Hớn, quận 12 là nơi ở của gia đình anh Hồng- Chị Mận.

Một túp lều đơn sơ chưa đầy 3 m2, được dựng bằng đủ thứ vật liệu tạp nham, nép mình bên vỉa hè đường Phan Văn Hớn, quận 12, TPHCM là tổ ấm rộn rã tiếng cười của vợ chồng anh Hà Văn Hồng (39 tuổi, quê Quảng Bình) và chị Âu Thị Mận (36 tuổi, người dân tộc Cao Lan, quê Tuyên Quang)….

Anh Hồng sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình, từ bé anh đã không may mắn khi bị liệt chân trái. Nhà đông con, anh Hồng lại là con trai lớn nên mới độ 10 tuổi anh đã phải nghỉ học để làm thuê mướn, phụ bố mẹ nuôi các em. Năm 13 tuổi, cậu thiếu niên tật nguyền đã không chấp nhận nghèo khó, quyết đình rời quê hương vào miền Nam lập nghiệp.

Rời quê, anh Hồng lang thang vào Đắk Lắk làm rẫy thuê. Chủ thấy anh Hồng đi đứng khó khăn, không thể đảm đương được công việc nên khuyên anh xuống Sài Gòn học nghề cho đỡ cực. Cầm trên tay số tiền tiết kiệm ít ỏi, anh lại bắt xe xuống Sài Gòn với hi vọng tìm được công việc ổn định.

Những ngày ở Sài Gòn, anh Hồng làm đủ thứ nghề từ phụ quán, bán vé số, công nhân may mặc để kiếm tiền. "Hồi mới xuống, tôi vào làm công nhân may ở một công ty, làm việc từ sáng tới tối mịt mà mỗi ngày chỉ được 25.000 tiền công. Sau nhiều đêm trằn trọc suy tính, tôi quyết định nghỉ làm công nhân, xin vào tiệm sửa xe vừa làm vừa học nghề, với quyết tâm rồi sau này sẽ tự mở tiệm riêng", anh Hồng tâm sự.

Sau những năm tháng chăm chỉ học nghề, anh Hồng tích được ít vốn liếng, đủ mua dụng cụ sửa xe, rồi ra một góc vỉa hè bên đường Phan Văn Hớn làm việc. Vỉa hè này đã gắn bó với anh hơn 20 năm, vừa là chỗ làm vừa là nơi ở của người đàn ông tha hương.

"Ban đầu, thấy tôi sử dụng vỉa hè để sửa xe, khu phố cũng nhiều lần xuống nhắc nhở đi nơi khác, nhưng nếu bỏ nơi này thì tôi cũng chỉ tìm đến vỉa hè khác, chứ có tiền đâu mà thuê mặt bằng. Sau dần, thấy tôi tật nguyền, lại không làm ảnh hưởng đến ai, lâu dần các bác khu dân phố cũng thương tình cho tôi tá túc", anh kể.

Sửa xe vỉa hè, anh Hồng gặp rất nhiều người, nhưng hầu như ai cũng chỉ hỏi qua loa dăm ba câu về chiếc xe hỏng của mình. Riêng có một người con gái dáng thấp đậm, nụ cười hiền khô, mỗi lần ghé sửa xe lại hỏi anh đủ thứ chuyện, từ công việc đến cuộc sống. Đó là chị Âu Thị Mận, cô gái sau này nên duyên vợ chồng với anh.

Chị Mận là người dân tộc Cao Lan, quê Tuyên Quang cũng một thân một mình vào Sài Gòn làm thuê. Có lẽ đồng cảm với sự tha hương, nghèo khó của anh Hồng mà chị đem lòng quý mến anh. Từ ngày quen anh, dù xe hư ở cách xa bao nhiêu chị cũng cố dắt tới cho anh Hồng sửa, vừa yên tâm vừa giúp anh kiếm thêm thu nhập. Biết anh Hồng ở một mình và lại tá túc vỉa hè không người chăm sóc, mỗi lần đi làm qua, chị Mận khi mua cho anh ổ bánh mì, khi là chai nước…

"Nhiều lúc xe không hư, nhưng muốn gặp anh ấy nên tôi cứ dắt xe đến nhờ anh sửa để nói chuyện. Ngày nào không gặp, tôi lại sợ anh lo làm không chịu ăn uống gì thì hại sức khỏe, rồi lại đâm ra lo lắng", chị Mận nhớ lại.

Từ những câu chuyện, món quà đời thường ấy, anh Hồng, chị Mận bắt đầu thân nhau. Buổi hẹn hò đầu tiên của hai người là cùng nhau đi dạo trên chiếc xe đạp cọc cạch của chị Mận. Cái bánh mì chia đôi, chai nước ngọt sẻ nửa… cũng đủ khiến hai người ấm lòng. Sau một năm trời hẹn hò, cuối cùng hai người đã về sống chung dưới túp lều của anh Hồng.

Thấy con gái mình tha hương, lại lấy chồng tật nguyền nên bố mẹ chị Mận nhiều lần cản trở vì sợ con khổ, nhưng chị Mận vẫn kiên định và nhẹ nhàng giãi bày với bố mẹ để được cùng ở với chồng.

Từ ngày có chị Mận về sống chung, trong túp lều ấy đã không còn cô quạnh, ai vào sửa xe cũng nghe anh Hồng khoe mới lấy vợ.

Ban ngày chồng sửa xe, vợ bán nước bên cạnh, ngay trong căn lều chỉ che chắn tạm, không điện nước, nhưng vẫn đầy ắp tiếng cười rộn rã của hai vợ chồng. "Nhiều đêm đang ngủ, mưa ập tới tạt tới tấp vào lều khiến hai vợ chồng tôi ướt sũng. Những lúc như thế, hai vợ chồng chỉ nhìn nhau cười rồi an ủi nhau cho qua chuyện", anh Hồng kể.

Ấy là câu chuyện của hơn 10 năm trước, còn hiện tại gia đình nhỏ hạnh phúc ấy đã có thêm 3 cậu nhóc. Đứa lớn đã được anh chị gửi về quê cho bà nội trông giúp, còn bé 3 tuổi và cậu út chưa tròn 1 tuổi cùng ở trong túp lều này. Căn lều vốn đã nhỏ, nay lại chen thêm hai cậu con nên càng trở nên chật chội. Trong câu chuyện với chúng tôi, anh Hồng đã “nhen nhóm” ý định phải kiếm một căn trọ nhỏ gần đấy để vợ con có chỗ chui ra chui vào…

Nghèo khó là thế nhưng khi chúng tôi hỏi về tương lai của những đứa con, anh chị đều nói chắc nịch: "Dù chúng tôi nghèo thế nào cũng quyết tâm phải cho các con ăn học đàng hoàng để không phải khổ như bố mẹ".

Nghèo khó, nhưng hai vợ chồng lúc nào cũng yêu thương nhau.
Nghèo khó, nhưng hai vợ chồng lúc nào cũng yêu thương nhau.
Anh Hồng gắn với nghề sửa xe hơn 20 năm nay, chị Mận từ ngày về ở với anh cũng bán thêm mấy chai nước ngọt phụ chồng. Từ lúc sinh con, chị phải nghỉ bán nên một mình anh Hồng phải lo việc kiếm tiền sinh hoạt cho cả nhà.
Anh Hồng gắn với nghề sửa xe hơn 20 năm nay, chị Mận từ ngày về ở với anh cũng bán thêm mấy chai nước ngọt phụ chồng. Từ lúc sinh con, chị phải nghỉ bán nên một mình anh Hồng phải lo việc kiếm tiền sinh hoạt cho cả nhà.
Anh Hồng tính tình hiền lành, chăm chỉ lại chiều vợ con hết mực.
Anh Hồng tính tình hiền lành, chăm chỉ lại chiều vợ con hết mực.

Trời thương nên cho tôi được gặp người phụ nữ của đời mình, lại ban thêm 3 cậu con trai kháu khỉnh thế cũng mãn nguyện rồi, anh Hồng tâm sự.

"Trời thương nên cho tôi được gặp người phụ nữ của đời mình, lại ban thêm 3 cậu con trai kháu khỉnh thế cũng mãn nguyện rồi", anh Hồng tâm sự.

Sống ở vỉa hè, đồ sửa xe thường bị mất cắp thường xuyên nên anh Hồng phải mượn số nhà và số điện thoại của tổ trưởng dân phố ghi trên xe để mỗi lần mất người ta có thể gọi đến chuộc về.
Sống ở vỉa hè, đồ sửa xe thường bị mất cắp thường xuyên nên anh Hồng phải mượn số nhà và số điện thoại của tổ trưởng dân phố ghi trên xe để mỗi lần mất người ta có thể gọi đến chuộc về.

Anh Hồng chia sẻ, đời hai vợ chồng đã khổ rồi chỉ cố gắng đầu tư cho các con để chúng đỡ khổ.

Anh Hồng chia sẻ, đời hai vợ chồng đã khổ rồi chỉ cố gắng đầu tư cho các con để chúng đỡ khổ.

Cả gia đình anh sống trong căn lều tuềnh toàng, không điện nước nằm nép mình bên vỉa hè.
Cả gia đình anh sống trong căn lều tuềnh toàng, không điện nước nằm nép mình bên vỉa hè.

Sống bên vỉa hè không có nước nên buổi chiều anh thường xách xô đi xin nước về tắm cho các con.

Sống bên vỉa hè không có nước nên buổi chiều anh thường xách xô đi xin nước về tắm cho các con.


Bữa ăn tối với mì tôm của gia đình nhỏ.

Bữa ăn tối với mì tôm của gia đình nhỏ.

Hai cậu con trai của anh chị kháu khỉnh, may mắn ít ốm đau nên cũng đỡ cho vợ chồng nghèo.
Hai cậu con trai của anh chị kháu khỉnh, may mắn ít ốm đau nên cũng đỡ cho vợ chồng nghèo.

Túp lều luôn rộn rã tiếng cười của cả người lớn và trẻ nhỏ.

Túp lều luôn rộn rã tiếng cười của cả người lớn và trẻ nhỏ.

Sống ở vỉa hè thường bị mất cắp đồ đạc nên anh Hồng thường mắc võng bên ngoài ngủ vừa canh đồ vừa canh giấc ngủ cho vợ con.
Sống ở vỉa hè thường bị mất cắp đồ đạc nên anh Hồng thường mắc võng bên ngoài ngủ vừa canh đồ vừa canh giấc ngủ cho vợ con.

Anh Hồng ấp ủ thuê một căn phòng trọ để vợ con có nơi ở đàng hoàng hơn.

Anh Hồng ấp ủ thuê một căn phòng trọ để vợ con có nơi ở đàng hoàng hơn.

Nguyễn Quang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm