1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Vụ "Hơn 100 giáo viên tố cáo tiêu cực":

Sẽ thu hồi những suất đất không đúng đối tượng

(Dân trí) - Sau loạt bài "Hơn 100 giáo viên tố cáo tiêu cực" tại trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội được Dân trí đăng tải năm 2006, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các cơ quan chức năng. Trong cuộc kiểm tra mới đây về những vấn đề báo chí đã nêu, Sở Tài nguyên Môi trường đã kiến nghị UBND TP Hà Nội sớm giải quyết.

Qua kiểm tra việc quản lý đất đai và thực hiện dự án Xây dựng nhà ở cho cán bộ, giáo viên tại trường ĐHNN, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho biết: "Sau khi có quyết định cấp đất của UBND thành phố, trường ĐHNN đã không thông báo công khai rộng rãi, không thành lập hội đồng phân phối nhà đất, không xây dựng các quy định về tiêu chuẩn phân phối, phân phối không đúng đối tượng đã dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện kéo dài trong cán bộ, giáo viên".

Toàn cảnh vụ hơn 100 giảng viên tố cáo tiêu cực

 

ĐHQG Hà Nội đã không thực hiện đúng Luật

Công văn ĐHQG Hà Nội trả lời như không?!

Đại học Quốc gia Hà Nội cố tình làm ngơ?!

Phải báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/7

“Vi hành” để thấy nỗi thống khổ của thầy cô

Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã vào cuộc

Nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ

Hơn 100 cán bộ, giảng viên tố cáo tiêu cực!

Đi sâu vào một số nội dung cụ thể, Sở Tài nguyên Môi trường đã có kết luận, mặc dù trường ĐHNN đã thực hiện đúng các thủ tục xin cấp đất cũng như giải phóng mặt bằng, nhưng trong quá trình phân chia đất đã giải quyết cho nhiều trường hợp không đúng đối tượng, một số đối tượng được phân nhà, đất 2 lần.

Tại khu đất thuộc phường Dịch Vọng Hậu, trong số 85 cán bộ được bố trí sử dụng có 46 trường hợp không đúng với danh sách đăng ký ban đầu trong hồ sơ xin sử dụng đất gửi UBND thành phố. Một số cán bộ trong trường, dù đã được cấp đất những vẫn được mua nhà đất tại khu vực này.

Qua kiểm tra hiện trạng sử dụng đất tại các khu trường được cấp cho thấy hàng chục suất vẫn để hoang hóa, thể hiện chủ sử dụng không có nhu cầu sử dụng. Mặt khác, với việc đất được cấp xây dựng nhưng sau 10 năm vẫn còn bỏ trống là trái với quy định.

Trong việc quản lý, sử dụng nhà đất tại khuôn viên trường ĐHNN đã để xảy ra tình trạng nhiều hộ xây nhà không phép, một số chủ sử dụng không phải là cán bộ nhà trường. Đặc biệt, 35 căn nhà cấp 4 xây dựng từ năm 1996 đang bỏ trống và xuống cấp, khoảng trên 11.000m2 đất, nhà không sử dụng trong nhiều năm, vi phạm luật đất đai và vi phạm trật tự xây dựng.

Từ những vấn đề nói trên, Sở Tài nguyên Môi trường đã kiến nghị lên UBND thành phố đề nghị Đại học Quốc gia chỉ đạo ĐHNN tổ chức rà soát lại toàn bộ nhu cầu sử dụng tại hai khu đất thuộc phường Cống Vị và Dịch Vọng.

Đối với những trường hợp chưa tiến hành xây dựng tại các khu đất này, cần phải xem xét lại để giải quyết cho những hộ thực sự có nhu cầu. Có biện pháp xử lý và công khai đối với việc phân nhà đất không đúng đối tượng. Xử lý theo pháp luật đối với các công trình xây dựng không phép và sai phép.

Đối với một số nhà, đất hiện còn để trống gây lãng phí, Sở đề nghị UBND thành phố xem xét để giải quyết tạm thời cho một số cán bộ, giáo viên  đủ điều kiện theo quy định và còn khó khăn về nhà ở được chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xây dựng nhà ở cho giáo viên theo quy định.

Trao đổi với PV, nhiều giáo viên trường ĐHNN cho biết  những kết luận và kiến nghị của Sở Tài nguyên Môi trường đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phản ánh sâu sát tâm tư nguyện vọng của cán bộ giáo viên. Đồng thời họ cũng mong UBND thành phố Hà Nội sẽ sớm có chỉ đạo giải quyết vụ việc.

Thái Sơn - Phúc Hưng