1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

TP.HCM:

Rùng mình cảnh phế phẩm gia súc “suýt” thành món ăn đặc sản

(Dân trí) - Heo sữa, nầm heo, chân gà, nội tạng trâu bò... dù đã bốc mùi hôi thôi, rỉ nước vàng, tiềm ẩn "đầy rẫy" nguy cơ gây hại cho sức khỏe người dùng, nhưng khi được chuyển đến nhà hàng quán ăn, những phế phẩm gia súc này nhiều khi lại trở thành các món ăn đặc sản.

phupham-1451817528769

Những bao chứa phế phẩm gia súc đã bốc mùi hôi thôi nếu không bị lực lượng chức năng chặn bắt kịp thời chắc chắn sẽ thành "đặc sản" trên bàn nhậu

Với giá thành “siêu rẻ” so với hàng chính thống, không ít quán ăn nhà hàng đã tìm đến với các loại phế phẩm, không rõ nguồn gốc để lấy hàng phục vụ cho nhu cầu của người dân. Khi đã có sẵn đầu ra, các chủ hàng bất chấp thủ đoạn để tuồn hàng đến điểm tiêu thụ.

Được xác định là đầu nậu lớn nhất khu vực cửa ngõ phía Tây Nam thành phố, chuyên cung cấp nầm heo cho các quán ăn, nhà hàng để “hố biến” thành món vú dê nướng được dân Sài Gòn ưa chuồng, ông C.T.Đ. (ngụ quận 12) đã hành nghề nhiều tháng tại địa phương. Dưới ông Đ. luôn có gần 10 người hỗ trợ đắc lực đẻ phân phối hàng đến nơi tiêu thụ. Nguồn hàng được ông Đ. sử dụng được đầu nậu các tỉnh phía Bắc cung cấp, sau đó vận chuyển bằng xe khách vào TP.HCM. Hành trình vận chuyển hàng ngàn cây số với môi trường bảo quản tồi tệ khiến nầm heo bốc mùi, rỉ nước.

Nầm heo ông Đ. được các đầu nậu phía Bắc chuyển vào tiêu thụ tại thị trường TP.HCM
Nầm heo ông Đ. được các đầu nậu phía Bắc chuyển vào tiêu thụ tại thị trường TP.HCM
Những miếng nầm heo đã bốc mùi, rỉ nước
Những miếng nầm heo đã bốc mùi, rỉ nước

Thời điểm các chuyến xe chở nầm heo được ông Đ. Tính toán khá kỹ nhằm tránh sự kiểm tra gắt gao của lực lượng chức năng. Thông thường, sau khi được các “vệ tinh” thông báo điểm đáp an toàn, ông Đ. Sẽ nhanh chóng huy động lính của mình dùng xe máy vận chuyển về nhà tại quận 12 để chia nhỏ đưa đến điểm tiêu thụ. Theo tìm hiểu của PV Dân trí, dù nguồn thực phẩm ông Đ. cung cấp đều “có vấn đề”, bốc mùi và không thể sử dụng nhưng với bàn tay khéo léo, “hô biến” cho thêm gia vị, thậm chí là hóa chất của đầu bếp tại quán ăn, nhà hàng thì nghiễm nhiên nầm heo thối lại trở thành món vú dê hấp dẫn người dùng.

Không biết bao nhiêu thực phẩm bẩn đã được ông Đ. và đường dây làm ăn bát chính của mình đưa lên bàn nhậu nhưng việc Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an TP.HCM phối hợp với Chi cục thú y TP.HCM bất ngờ kiểm tra căn nhà của ông Đ. (tại quận 12) khiến những người có mặt không khỏi ớn lạnh khi chứng kiến hơn 2 tấn nầm heo được mở từ 40 thùng xốp chi chít chữ Trung Quốc đang bốc mùi nồng nặc, có thùng nầm heo đã thối vữa.

Cảnh sát môi trường phối hợp với lực lượng Thú y đột kích vào cơ sở chuyên cung cấp nầm heo thối cho các quán ăn nhà hàng ở khu vực phía Tây Nam của thành phố
Cảnh sát môi trường phối hợp với lực lượng Thú y đột kích vào cơ sở chuyên cung cấp nầm heo thối cho các quán ăn nhà hàng ở khu vực phía Tây Nam của thành phố

Chính ông Đ. thừa nhận trước Đoàn kiểm tra, số hàng trên không có giấy tờ hợp lệ và được các đầu nậu phía Bắc vận chuyển vào. Theo một cán bộ trong Đoàn kiểm tra liên ngành, có thể số nầm heo này được nhậu chui từ Trung Quốc về qua đường biên giới ở các tỉnh phía Bắc, sau đó đầu nậu tiếp tục chuyển và TP.HCM bằng xe khách rồi giao cho đầu nậu cấp 2 bỏ mối cho các điểm ăn uống.

Trong vụ Trạm Kiểm dịch động vật (KDĐV) Thủ Đức bắt hàng trăm con heo sữa còn nguyên dây rốn, đang trương phình, rỉ nước tại cửa ngõ phía Đông của TP.HCM. Tài xế vận chuyển số heo sữa đã khai báo, số heo sữa này được đặt cho một nhà hàng để đãi khách nhân dịp năm mới.

Rùng mình cảnh phế phẩm gia súc “suýt” thành món ăn đặc sản - 5
Một lô heo sữa đang phân hủy được chặn bắt kịp thời
Một lô heo sữa đang phân hủy được chặn bắt kịp thời

Theo giới kinh doanh thực phẩm, nguồn hàng nội tạng, phụ phẩm gia súc, gia cầm hư thối, không bảo đảm vệ sinh lâu nay tuồn vào TPHCM tiêu thụ phần lớn có nguồn gốc từ nước ngoài, chỉ cần nhìn tang vật là biết ngay đó là hàng ở đâu. Điển hình chân trâu, bò vẫn còn nguyên lông thường là nguồn hàng ở nước ngoài vì đây là loại bỏ đi nên người ta không cần phải làm sạch. Tương tự các lô chân gà nhập chưa sơ chế thường còn nguyên da bọc và dính đầy lông. Nội tạng tim, gan, cật, lá lách, bao tử, ruột…thường dính nhiều chất thải...

“Để đánh lừa người tiêu dùng, những loại nguyên liệu bẩn này sẽ được xử lý bằng hóa chất để tẩy mùi, làm mới thịt, người tiêu dùng khó có thể phân biệt. Sau đó không chỉ được đưa vào quán ăn, nhà hàng để chế biến “đặc sản” bằng cách tẩm ướp gia vị. Họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận chứ không hề quan tâm đến sức khỏe của người dùng” – Một cán bộ Chi cục Thú TP.HCM chia sẻ.

Những đường dây buôn bán, tiêu thụ phế phẩm gia súc luôn kiếm được lợi nhuận khủng bất chấp việc làm của họ đang đầu độc người dùng
Những đường dây buôn bán, tiêu thụ phế phẩm gia súc luôn kiếm được lợi nhuận "khủng" bất chấp việc làm của họ đang "đầu độc" người dùng

T. "cụt", một đầu nậu từng tham gia vào đường dây vận chuyển thịt bẩn từ Bắc vào Nam cho biết, giá thành của các mặt hàng phế phẩm chỉ khoảng 15.000 – 35.000 đồng/kg, khi bỏ mối lại cho các điểm kinh doanh trực tiếp thì đầu nậu sẽ lời gấp đôi. “Phần lợi nhuận của chúng tôi chỉ là một phần nhỏ, các nhà hàng quán ăn sẽ kiếm được siêu lợi nhuận từ mặt hàng phế phẩm này. Ví dụ: 1kg nầm heo họ chỉ mua khoảng 30.000 đồng nhưng có thể chế biến được 3 đĩa, mỗi đĩa giá trung bình bán cho dân nhậu cũng phải 80.00 đồng” – T. “cụt” khẳng định.

Hiện nay, nguồn hàng kém chất lượng này đang âm thầm bung ra tiêu thụ mạnh trong nước, cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập khẩu chính thức cho thị trường Việt Nam.

Trung Kiên

 

Rùng mình cảnh phế phẩm gia súc “suýt” thành món ăn đặc sản - 8

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm