1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nơi "xem thường"... Tết

(Dân trí) - Những ngày giáp Tết, mọi sinh hoạt của người dân ở xóm chài miền Tây giữa Sài Gòn vẫn diễn ra lặng lẽ như ngày bình thường. Có lẽ, nồi thịt kho hột vịt là dấu hiệu đậm nét nhất báo hiệu Tết của những hộ gia đình ở đây.

Nằm ven rạch Bà Bướm, quận 7, TPHCM có khoảng chục hộ gia đình đang sinh sống từ nhiều năm nay. Họ là những người quê miền Tây, xuôi mái chèo lên vùng đất đầm lầy ở quận 7 cắm dùi, quăng lưới đánh cá kiếm sống qua ngày. Từ lâu, xóm này được gọi vui là xóm 3 không: Không điện, không nước và không hộ khẩu.

Những ngày giáp Tết, không khí ở xóm vẫn diễn ra lặng lẽ như ngày bình thường, có khác chăng là nồi thịt kho hột vịt đặt trên kệ bếp.

Gia đình nào để dành được chút tiền thì chồng lấy ghe chở vợ lên bờ mua chút thịt, hột vịt về kho ăn cho qua ngày mấy ngày Tết, còn sang hơn nữa, chắc cũng chỉ sắm thêm được mấy cành hoa cúc vạn thọ cắm lên bàn thờ.

Ông Phan Văn Phượng (55 tuổi, quê Cần Thơ) đã sống ven rạch Bà Bướm này gần 20 năm. Năm nay, ông Phượng làm thịt con heo để bán kiếm tiền cho vợ sắm Tết. "Con heo không đẻ được nữa nên mới phải làm thịt chứ cũng tiếc lắm, làm ra được bao nhiêu bán tất tần tật từ đầu tới chân chỉ chừa vài ký thịt cho gia đình ăn Tết", ông Phượng tâm sự.

Bên cạnh nhà ông Phượng là nhà ông Chín (53 tuổi, quê Cần Thơ) cũng đã ngót nghét 10 năm sống ở đất Sài Gòn. Mang tiếng là sống ở đất Sài Gòn, nhưng ông Chín chưa bao giờ đặt chân ra khỏi khu vực dưới chân cầu Phú Mỹ. Trước Tết, vợ ông để dành được ít tiền từ việc bán cá do ông đi thả lưới. Sáng 28 Tết, ông bỏ thả lưới 1 ngày để chở vợ lên bờ mua sắm ít đồ. "Năm nay vợ tôi chơi sang hơn năm ngoái, ngoài mua thịt, trứng còn mua thêm cả mấy trái hoa quả và bánh kẹo về đón Tết nữa", ông Chín nói vọng lên khi đang neo ghe vào bờ.

Nằm lọt thỏm giữa gia đình ông Chín và ông Phượng là gian nhà lá bé xíu của vợ chồng chị Thúy Loan (26 tuổi) mới chuyển tới được non nửa năm nay. Từ sáng sớm, chị Loan tranh thủ chia nhỏ mấy ký thịt heo đem giao cho khách, chồng chị lo đánh ghe đi thả lưới bắt cá về ăn Tết, trong ngôi nhà tềnh toàng chỉ còn 2 đứa nhỏ cộng lại chưa đủ 6 tuổi tự chăm sóc lẫn nhau. "Mỗi năm chỉ có 3 ngày Tết, hai vợ chồng em phải để con ở nhà tranh thủ đi buôn bán kiếm ít đồng. May có cây đào nhựa năm ngoái vẫn còn cho có chút không khí Tết". Chị Loan tâm sự.

Chiều 28 Tết, ông Chín chở vợ đi mua sắm ít đồ về đón Tết. Gọi là đi mua sắm cho sang, nhìn trên ghe của ông bà cũng chỉ có mớ trứng vịt, ít hoa quả và vài cành hoa cúc.
Chiều 28 Tết, ông Chín chở vợ đi mua sắm ít đồ về đón Tết. Gọi là đi mua sắm cho sang, nhìn trên ghe của ông bà cũng chỉ có mớ trứng vịt, ít hoa quả và vài cành hoa cúc.
Nhà chị Loan mới chuyển về đây sống hơn nửa năm. Những ngày cận Tết, chị tất bật buôn bán để lo cho gia đình.
Nhà chị Loan mới chuyển về đây sống hơn nửa năm. Những ngày cận Tết, chị tất bật buôn bán để lo cho gia đình.

Bố mẹ đều phải lo công việc, bé My ngồi trước nhà vừa chơi, vừa trông nhà.

Bố mẹ đều phải lo công việc, bé My ngồi trước nhà vừa chơi, vừa trông nhà.


Ngôi nhà tranh, nền đất của ông Phượng nằm lẫn với rặng dừa nước ở rạch Bà Bướm. Mấy đứa con ông Phượng gắn hoa mai bằng nhựa lên cành khô trước nhà cho có không khí.

Ngôi nhà tranh, nền đất của ông Phượng nằm lẫn với rặng dừa nước ở rạch Bà Bướm. Mấy đứa con ông Phượng gắn hoa mai bằng nhựa lên cành khô trước nhà cho có không khí.

Em Nguyễn Phúc Thắng (6 tuổi) bưng dĩa trái cây với bưởi và mấy trái sung đặt lên bàn thờ trước nhà.
Em Nguyễn Phúc Thắng (6 tuổi) bưng dĩa trái cây với bưởi và mấy trái sung đặt lên bàn thờ trước nhà.
Vào xóm miền Tây phải đi bằng ghe hoặc đi bộ qua những cây cầu tạm nằm len lỏi với những cây dừa nước.
Vào "xóm miền Tây" phải đi bằng ghe hoặc đi bộ qua những cây cầu tạm nằm len lỏi với những cây dừa nước.
Ông Chín cùng vài người bạn ngồi uống mấy chén rượu nhạt trong chiều cuối năm.
Ông Chín cùng vài người bạn ngồi uống mấy chén rượu nhạt trong chiều cuối năm.
Năm nay, nhà ông Phượng mổ thịt con heo nhưng bán gần hết số thịt để có tiền mua sắm ít vật dụng ngày Tết.
Năm nay, nhà ông Phượng mổ thịt con heo nhưng bán gần hết số thịt để có tiền mua sắm ít vật dụng ngày Tết.
Ông Phượng chỉ chừa lại ít thịt dở nhất để dành ăn vào mấy ngày Tết.
Ông Phượng chỉ chừa lại ít thịt dở nhất để dành ăn vào mấy ngày Tết.
Những đứa trẻ chơi tha thẩn bên gốc đào, mai bằng nhựa. Chúng cũng để dành phong bao lì xì để chờ ông bà mừng tuổi.
Những đứa trẻ chơi tha thẩn bên gốc đào, mai bằng nhựa. Chúng cũng để dành phong bao lì xì để chờ ông bà mừng tuổi.
Những cậu nhóc tìm niềm vui bằng cách chơi đá bóng trong chiều cuối năm.
Những cậu nhóc tìm niềm vui bằng cách chơi đá bóng trong chiều cuối năm.

Chưa phải 30 Tết nên chưa có thịt kho hột vịt để ăn, cô bé thật thà tâm sự.

"Chưa phải 30 Tết nên chưa có thịt kho hột vịt để ăn", cô bé thật thà tâm sự.

Chiều 28 Tết, cô bé ngồi chơi ngoan chờ mẹ, vì mẹ hứa sẽ mua quần áo mới để mặc Tết.
Chiều 28 Tết, cô bé ngồi chơi ngoan chờ mẹ, vì mẹ hứa sẽ mua quần áo mới để mặc Tết.
Ông Chín tâm sự: Mỗi năm có mấy ngày Tết, cũng muốn sắm sửa cho vợ con đầy đủ với người ta, nhưng xài quá rồi hết Tết lấy gì nuôi cả nhà.
Ông Chín tâm sự: "Mỗi năm có mấy ngày Tết, cũng muốn sắm sửa cho vợ con đầy đủ với người ta, nhưng xài quá rồi hết Tết lấy gì nuôi cả nhà".

Nguyễn Quang