1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Những tập tục "diệt sâu bọ" thú vị trong ngày Tết Đoan Ngọ

(Dân trí) - Sáng nay 9/6, nhằm ngày mùng 5/5 âm lịch, hàng ngàn người dân TP biển Nha Trang đã đổ xô đi tắm biển lúc mờ sáng với mong muốn xua đi vận xui, cầu may mắn, sức khỏe… Trong khi đó tại TPHCM, người dân lại có thói quen mua bánh ú tro để "diệt sâu bọ". Một số tỉnh miền Trung lại có tập tục ăn thịt vịt.

Nha Trang: Hàng trăm người tắm biển cầu may ngày Tết Đoan Ngọ

Bãi biển phía Đông đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng (TP Nha Trang, Khánh Hòa) là 2 bãi biển có đông người tắm nhất. Khoảng 4h sáng cùng ngày, dòng người đã bắt đầu xuống biển tắm, vui chơi. Khoảng từ 5h30 đến 6h cùng ngày, có tới hàng trăm người cùng ùa xuống biển.

Theo các cụ cao niên ở thành phố biển, người dân miền biển tin rằng, ngày mùng 5/5 âm lịch nếu đi tắm biển sẽ xua đi vận xui, gặp nhiều may mắn và sức khỏe. Với quan niệm đó, cứ đến ngày Tết Đoan ngọ là người dân Khánh Hòa đổ xô đến các bãi biển trong tỉnh tắm xả xui.

“Tôi và gia đình đi tắm biển lúc mờ sáng kia và thấy rất sảng khoái, thoải mái. Người dân chúng tôi quan niệm tắm biển trong ngày này thì rất khỏe, hên lắm nên ai cũng háo hức”, một cụ bà nói.

Được biết, Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan dương, còn được gọi là ngày “giết sâu bọ”, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được, thậm chí là bổ dưỡng. Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân miền núi thường lên rừng hái thuốc để chữa bệnh, còn người dân vùng biển thì tắm biển từ mờ sáng cho đến hết ngày vì họ cho rằng đây là ngày “khí dương” mạnh nhất năm.

Hình ảnh người dân TP Nha Trang, Khánh Hòa tắm biển để cầu may trong sáng nay, 9/6 (nhằm ngày mùng 5/5 âm lịch:

Bãi biển phía Đông đường Trần Phú (TP Nha Trang) đông nghẹt lúc mờ sáng
Bãi biển phía Đông đường Trần Phú (TP Nha Trang) đông nghẹt lúc mờ sáng
Những tập tục "diệt sâu bọ" thú vị trong ngày Tết Đoan Ngọ - 2

Người dân đi tắm biển từ rất sớm vì tin rằng sẽ xua đi vận xui.

Người dân đi tắm biển từ rất sớm vì tin rằng sẽ xua đi vận xui.


Bãi biển đông nhất là lúc 6h sáng.

Bãi biển đông nhất là lúc 6h sáng.

Các cụ già tắm biển để cầu sức khỏe tốt hơn
Các cụ già tắm biển để cầu sức khỏe tốt hơn

Người dân Nha Trang duy trì phong tục này từ xa xưa. Đây được coi là một lễ hội nước ở nhiều vùng biển.

Người dân Nha Trang duy trì phong tục này từ xa xưa. Đây được coi là một "lễ hội nước" ở nhiều vùng biển.


Dự kiến trong cả ngày hôm nay, lượng người đến tắm biển sẽ đông đến cuối ngày.

Dự kiến trong cả ngày hôm nay, lượng người đến tắm biển sẽ đông đến cuối ngày.

TP biển Quy Nhơn (Bình Định) giữa trưa nắng vẫn không còn một chỗ trống. Hàng ngàn người ùa xuống biển tắm xả xui. Đặc biệt theo người dân nơi đây, phải tắm biển vào thời điểm 12h trưa ngày Tết Đoan Ngọ mới linh nghiệm nên vào đúng thời điểm nắng nóng nhất, biển đông đúc nhất.

Hàng ngàn người dân ùa xuống biển tắm lấy hên, xả xui trong ngày Tết Đoan Ngọ tại bãi biển Quy Nhơn (Bình Định).
Hàng ngàn người dân ùa xuống biển tắm lấy hên, xả xui trong ngày Tết Đoan Ngọ tại bãi biển Quy Nhơn (Bình Định).

“Cả nhà tôi ra biển từ hơn 11 giờ trưa, ngồi công viên chơi đợi đúng 12 giờ xuống tắm là lên ngay. Lâu nay, ông bà quan niệm vậy, giờ thành tục lệ. Có kiêng có lành nên năm nào gia đình tôi cũng đi tắm vào ngày này”, bác Nguyễn Hữu Bá ở TP Quy Nhơn chia sẻ.

Già trẻ gái trai nô nức đổ xô xuống biển tắm xả xui.
Già trẻ gái trai nô nức đổ xô xuống biển tắm xả xui.
Dù trời rất nắng nhưng 12 giờ trưa đồng loạt người dân xuống biển tắm lấy hên
Dù trời rất nắng nhưng 12 giờ trưa đồng loạt người dân xuống biển tắm lấy hên
Có lẽ Bình Định là địa phương hiếm hoi người dân vẫn giữ phong tục tắm biển lúc chính ngọ ngày mùng 5/5 âm lịch.
Có lẽ Bình Định là địa phương hiếm hoi người dân vẫn giữ phong tục tắm biển lúc chính ngọ ngày mùng 5/5 âm lịch.
Với mức giá trông xe 5.000 đồng/chiếc xe máy, đây cũng là dịp hốt bạc của dịch vụ trông xe tự phát bên bờ biển.
Với mức giá trông xe 5.000 đồng/chiếc xe máy, đây cũng là dịp hốt bạc của dịch vụ trông xe tự phát bên bờ biển.

Biển Quy Nhơn đông kín người trong ngày Tết Đoan ngọ

Với người dân TPHCM, tục lệ ngày Tết Đoan Ngọ là mua vài chục bánh ú tro và ít hoa quả để cúng lễ, "diệt sâu bọ". Ngay từ sáng sớm nay, rất đông người dân thành phố đã hối hả đổ về các khu chợ để mua sắm lễ chuẩn bị cho bàn cúng.

Bánh ú tro và chè trôi nước là 2 món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ. Với nguyên liệu chính là nếp và nước tro, bánh ú tro có giá dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/chục (bánh không nhân) và 40.000 đồng - 70.000 đồng/chục (bánh có nhân).

Ngoài ra còn có cơm rượu và chè trôi nước, một bó lá, thịt gà luộc, thịt lợn quay... tùy độ cầu kỳ của từng gia chủ.

Sau khi cúng xong, người dân sẽ treo các bó lá trước cửa nhà để lấy may mắn cũng xua đuổi sâu bọ…

Những tập tục "diệt sâu bọ" thú vị trong ngày Tết Đoan Ngọ - 13

Người dân đổ xô mua bánh ú tro cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch
Người dân đổ xô mua bánh ú tro cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch
Trái vải đầu mùa được ưa chuộng nhất, giá dao động từ 40 - 60 ngàn đồng/kg
Trái vải đầu mùa được ưa chuộng nhất, giá dao động từ 40 - 60 ngàn đồng/kg

Những bó lá...

Những bó lá...

Cơm rượu
Cơm rượu
Những tập tục "diệt sâu bọ" thú vị trong ngày Tết Đoan Ngọ - 18

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người Hoa ở Sài Gòn
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người Hoa ở Sài Gòn

Những tập tục "diệt sâu bọ" thú vị trong ngày Tết Đoan Ngọ - 20


Những bó lá được treo trước cửa nhà dân sau lễ cúng.

Những bó lá được treo trước cửa nhà dân sau lễ cúng.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, ở Quảng Bình, ngoài những mặt hàng như cơm rượu nếp, bánh, các loại hoa quả…, mặt hàng đắt khách là thịt vịt. Tuy nhiên năm nay người dân cho biết thị trường mua bán vịt không tấp nập như mọi năm.

Tại chợ Đồng Hới mặc dù có rất nhiều quầy hàng bán vịt, tuy nhiên số lượng người mua là không nhiều. Chị Nguyễn Thị Hà, một lái buôn cho biết: “Từ ngày hôm qua đến giờ, tui chỉ mới bán được mấy chục con, nhưng chủ yếu là bán buôn cho các tiểu thương khác, chứ bán lẻ cho người dân không nhiều, so với 5/5 âm lịch năm ngoái thì tui chỉ bán được hơn một nửa”

dsc01306-1465439102556

Theo quan niệm dân gian ở Quảng Bình và một số tỉnh miền Trung, trong ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người thường cúng thịt vịt vì vịt là con vật sống dưới nước, ăn vào cơ thể mát mẻ, có thể điều hòa âm dương, giảm nóng bức trong mùa hè.

Anh Trần Phương, một vị khách mua hàng tại chợ Đồng Hới cho biết: “Năm nào gia đình tôi cũng mua vịt về làm cơm thắp hương trong dịp Tết Đoan Ngọ, nhìn chung giá cả năm nay không khác nhiều so với năm ngoái, tuy nhiên tôi thấy người dân mua vịt năm nay cũng không được đông bằng mọi năm”.

Những tập tục "diệt sâu bọ" thú vị trong ngày Tết Đoan Ngọ - 23

Tết Đoan Ngọ còn được coi là Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Đây là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp đầm ấm. Ngoài ra, ngày Đoan Ngọ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng, đồng thời để cầu bình an.

Viết Hảo - Đình Thảo - Tiến Thành - Doãn Công

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm