Nguồn phóng xạ thất lạc không ảnh hưởng trực tiếp tới con người
Nguồn phóng xạ Co-60 của Nhà máy luyện phôi thép - Chi nhánh Công ty cổ phần thép Pomina trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị thất lạc, không gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Đó là nhận định của ông ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hình ảnh nguồn phóng xạ bị thất lạc. Ảnh: Đoàn Mạnh Dương - TTXVN
Hình ảnh nguồn phóng xạ bị thất lạc. Ảnh: Đoàn Mạnh Dương - TTXVN
Ngày 14/4, ông Vương Hữu Tấn khẳng định: Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Cục đã nghiên cứu rất kỹ mức độ an toàn của nguồn phóng xạ thất lạc Co-60.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), nguồn phóng xạ thất lạc theo phân loại về hoạt độ ở mức số 5 còn xét theo ứng dụng thì nguồn này dùng trong các thiết bị đo công nghiệp tới hoạt độ nhỏ thì ở mức số 4.
Và ở mức số 4 hay số 5 thì không có bất kỳ phát tán nào có nguy hại tới con người, cho dù nguồn phóng xạ thất lạc có bị cháy nổ. Tuy nhiên, nếu xét ở mức số 4 mà người dân nhặt phải, cầm trực tiếp thiết bị phóng xạ hay ở gần trong nhiều ngày thì có thể có ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng xác suất rất thấp.
Đối với nguồn phóng xạ thất lạc, Cục An toàn và bức xạ hạt nhân vẫn phối hợp với địa phương tiếp tục triển khai phương án tìm kiếm theo hướng nguồn phóng xạ thất lạc ra ngoài sẽ đi đâu. Theo hướng này, nguồn phóng xạ thất lạc được tìm, rà soát tại các cơ sở phế liệu, cơ sở nấu chì, các nhà máy sắt.
Ngoài ra, Cục đang bổ sung thêm phương án tìm tại khu vực sỉ sắt của chính nhà máy, sỉ sắt của nhà máy sau khi thải được bán cho các cơ sở, theo đó, các cơ sở này cũng được rà soát, tìm kiếm. Đồng thời, mở rộng quy mô tìm kiếm sang các tỉnh, thành phố lân cận như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... Còn phương án điều tra, tìm nguồn phóng xạ thất lạc của công an có định hướng hơn nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có kết quả cũng như báo cáo.
Để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn phóng xạ trong thời gian tới, ông Vương Hữu Tấn khẳng định: Hành lang pháp lý về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này tương đối đầy đủ, chỉ có điều mức xử phạt vi phạm chưa đủ răn đe, bởi mức phạt cao nhất chỉ là 10 triệu đồng, áp dụng thêm hình phạt bổ sung chỉ ở mức đình chỉ hoạt động của cơ sở 3 tháng.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để cơ sở sử dụng có ý thức về văn hoá an toàn, văn hoá an ninh trong cơ quan, giảm thiểu việc mất nguồn phóng xạ, ngăn ngừa hậu quả xảy ra cho xã hội.
Trước thực tế quản lý nguồn phóng xạ, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đang sửa đổi, hoàn thiện Thông tư 23 (Thông tư về an ninh nguồn phóng xạ) để trình Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành trong tuần tới nhằm kiểm soát các nguồn phóng xạ.
Theo đó, khi Thông tư 23 được ban hành, Cục sẽ đề xuất đề án phối hợp với đơn vị cung cấp lắp đặt hệ thống thiết bị (cả phần cứng và phần mềm), các cơ sở bức xạ phải có trách nhiệm mua các thiết bị đầu cuối gắn vào thiết bị, để quản lý tốt nguồn phóng xạ.
Thiết bị phải đảm bảo vị trí nguồn đang ở đâu, có phóng xạ hay không và luôn truyền thông tin về hệ thống quản lý giám sát đặt tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Khi có bất kỳ thay đổi nào đó ngoài kiểm soát như mất tín hiệu phóng xạ sẽ có cảnh báo, tín hiệu phát ra để báo cho người quản lý an toàn bức xạ ở Cục biết nguồn đó là nguồn nào, của ai, đang ở tọa độ nào.
Đồng thời, báo cho Sở Khoa học và Công nghệ ở địa phương nơi nguồn phóng xạ đang định vị và báo cho chủ cơ sở quản lý nguồn đó, để cả ba bên cùng hành động kịp thời, sẵn sàng xử lý ngay khi có bất thường.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), nguồn phóng xạ thất lạc theo phân loại về hoạt độ ở mức số 5 còn xét theo ứng dụng thì nguồn này dùng trong các thiết bị đo công nghiệp tới hoạt độ nhỏ thì ở mức số 4.
Và ở mức số 4 hay số 5 thì không có bất kỳ phát tán nào có nguy hại tới con người, cho dù nguồn phóng xạ thất lạc có bị cháy nổ. Tuy nhiên, nếu xét ở mức số 4 mà người dân nhặt phải, cầm trực tiếp thiết bị phóng xạ hay ở gần trong nhiều ngày thì có thể có ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng xác suất rất thấp.
Đối với nguồn phóng xạ thất lạc, Cục An toàn và bức xạ hạt nhân vẫn phối hợp với địa phương tiếp tục triển khai phương án tìm kiếm theo hướng nguồn phóng xạ thất lạc ra ngoài sẽ đi đâu. Theo hướng này, nguồn phóng xạ thất lạc được tìm, rà soát tại các cơ sở phế liệu, cơ sở nấu chì, các nhà máy sắt.
Ngoài ra, Cục đang bổ sung thêm phương án tìm tại khu vực sỉ sắt của chính nhà máy, sỉ sắt của nhà máy sau khi thải được bán cho các cơ sở, theo đó, các cơ sở này cũng được rà soát, tìm kiếm. Đồng thời, mở rộng quy mô tìm kiếm sang các tỉnh, thành phố lân cận như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... Còn phương án điều tra, tìm nguồn phóng xạ thất lạc của công an có định hướng hơn nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có kết quả cũng như báo cáo.
Để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn phóng xạ trong thời gian tới, ông Vương Hữu Tấn khẳng định: Hành lang pháp lý về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này tương đối đầy đủ, chỉ có điều mức xử phạt vi phạm chưa đủ răn đe, bởi mức phạt cao nhất chỉ là 10 triệu đồng, áp dụng thêm hình phạt bổ sung chỉ ở mức đình chỉ hoạt động của cơ sở 3 tháng.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để cơ sở sử dụng có ý thức về văn hoá an toàn, văn hoá an ninh trong cơ quan, giảm thiểu việc mất nguồn phóng xạ, ngăn ngừa hậu quả xảy ra cho xã hội.
Trước thực tế quản lý nguồn phóng xạ, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đang sửa đổi, hoàn thiện Thông tư 23 (Thông tư về an ninh nguồn phóng xạ) để trình Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành trong tuần tới nhằm kiểm soát các nguồn phóng xạ.
Theo đó, khi Thông tư 23 được ban hành, Cục sẽ đề xuất đề án phối hợp với đơn vị cung cấp lắp đặt hệ thống thiết bị (cả phần cứng và phần mềm), các cơ sở bức xạ phải có trách nhiệm mua các thiết bị đầu cuối gắn vào thiết bị, để quản lý tốt nguồn phóng xạ.
Thiết bị phải đảm bảo vị trí nguồn đang ở đâu, có phóng xạ hay không và luôn truyền thông tin về hệ thống quản lý giám sát đặt tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Khi có bất kỳ thay đổi nào đó ngoài kiểm soát như mất tín hiệu phóng xạ sẽ có cảnh báo, tín hiệu phát ra để báo cho người quản lý an toàn bức xạ ở Cục biết nguồn đó là nguồn nào, của ai, đang ở tọa độ nào.
Đồng thời, báo cho Sở Khoa học và Công nghệ ở địa phương nơi nguồn phóng xạ đang định vị và báo cho chủ cơ sở quản lý nguồn đó, để cả ba bên cùng hành động kịp thời, sẵn sàng xử lý ngay khi có bất thường.
Theo Thu Hà
TTXVN/Baotintuc.vn
TTXVN/Baotintuc.vn