1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Người thương binh hơn 30 năm chữa bệnh miễn phí ở Sài Gòn

(Dân trí) - Hơn 30 năm nay, thương binh Võ Văn Tâm (56 tuổi, ngụ ấp Trung Đông, Thới Tam Thôn, Hóc Môn) miệt mài dùng những bài thuốc quý học được thời còn ở chiến trường Campuchia để chữa bệnh giúp người nghèo.


Từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường Campuchia, ông Tâm học được bài thuốc quý của người dân bản địa. Sau khi phục viên trở về địa phương, ông mang bài thuốc ra chữa cho bà con dân nghèo. Năm 1985, ông Tâm bắt đầu công việc chữa bệnh của mình. Lúc đầu, ông thấy nhiều bà con sống trong ấp bị bệnh tật, nhà nghèo không có tiền chữa chạy nên ông giúp đỡ. “Thấy bà con bị bệnh, mình lại có bài thuốc quý nên thử đem ra áp dụng để giúp họ”, ông Tâm chia sẻ.

Từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường Campuchia, ông Tâm học được bài thuốc quý của người dân bản địa. Sau khi phục viên trở về địa phương, ông mang bài thuốc ra chữa cho bà con dân nghèo. Năm 1985, ông Tâm bắt đầu công việc chữa bệnh của mình. Lúc đầu, ông thấy nhiều bà con sống trong ấp bị bệnh tật, nhà nghèo không có tiền chữa chạy nên ông giúp đỡ. “Thấy bà con bị bệnh, mình lại có bài thuốc quý nên thử đem ra áp dụng để giúp họ”, ông Tâm chia sẻ.

Ông lặn lội lên tận Tây Ninh, Bình Dương để đi tìm các loại cây thuốc nam chuyên chữa các bệnh bong gân, trật khớp, thoát vị đĩa đệm…về bào chế chữa cho người bệnh mà không lấy tiền.
Ông lặn lội lên tận Tây Ninh, Bình Dương để đi tìm các loại cây thuốc nam chuyên chữa các bệnh bong gân, trật khớp, thoát vị đĩa đệm…về bào chế chữa cho người bệnh mà không lấy tiền.

Ông Tâm giúp đỡ miễn phí cho bệnh nhân, nhưng kinh tế gia đình lại không lấy gì làm khá giả. Nhiều bệnh nhân thấy vậy, năn nỉ ông cầm ít tiền để trang trải tiền thuốc men, nhưng ông luôn từ chối.

Ông Tâm giúp đỡ miễn phí cho bệnh nhân, nhưng kinh tế gia đình lại không lấy gì làm khá giả. Nhiều bệnh nhân thấy vậy, năn nỉ ông cầm ít tiền để trang trải tiền thuốc men, nhưng ông luôn từ chối.

Lúc đầu, ông chỉ chữa cho những người sống gần nhà. Sau này, nhiều người biết được uy tín của ông nên lặn lội từ miền Tây, miền Trung, có người từ Hà Tây đi vào để chữa bệnh.
Lúc đầu, ông chỉ chữa cho những người sống gần nhà. Sau này, nhiều người biết được uy tín của ông nên lặn lội từ miền Tây, miền Trung, có người từ Hà Tây đi vào để chữa bệnh.

Trong ngôi nhà nhỏ của ông, ngày nào cũng chật ních người đến chờ khám và chữa bệnh. Bệnh nhân ngày càng đông, chi phí thuốc men là điều gây khó khăn cho người cựu chiến binh này. Biết vậy, nhiều bệnh nhân đến khám xong đều gửi cho ông ít tiền để mua thêm thuốc.

Trong ngôi nhà nhỏ của ông, ngày nào cũng chật ních người đến chờ khám và chữa bệnh. Bệnh nhân ngày càng đông, chi phí thuốc men là điều gây khó khăn cho người cựu chiến binh này. Biết vậy, nhiều bệnh nhân đến khám xong đều gửi cho ông ít tiền để mua thêm thuốc.


Từ năm 2004 tới nay, mỗi bệnh nhân ông chỉ lấy khoảng 20 -40 nghìn đồng tiền thuốc để bà con đỡ áy náy. Riêng người già, trẻ nhỏ và những người nghèo khi tới chữa bệnh, ông không bao giờ lấy tiền.

Từ năm 2004 tới nay, mỗi bệnh nhân ông chỉ lấy khoảng 20 -40 nghìn đồng tiền thuốc để bà con đỡ áy náy. Riêng người già, trẻ nhỏ và những người nghèo khi tới chữa bệnh, ông không bao giờ lấy tiền.


“Anh Tâm là một tấm gương tốt trong cuộc sống. Dù là thương binh, kinh tế gia đình lại không dư giả nhưng anh vẫn chữa bệnh giúp người nghèo”, ông Phạm Đình Kỷ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thới Tam Thôn (Hóc Môn) cho hay.

“Anh Tâm là một tấm gương tốt trong cuộc sống. Dù là thương binh, kinh tế gia đình lại không dư giả nhưng anh vẫn chữa bệnh giúp người nghèo”, ông Phạm Đình Kỷ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thới Tam Thôn (Hóc Môn) cho hay.


Mỗi ngày, ông Tâm dành khoảng 8 -10 tiếng để khám và chữa bệnh. Mỗi năm, người thương binh này chữa trị cho khoảng một nghìn người.

Mỗi ngày, ông Tâm dành khoảng 8 -10 tiếng để khám và chữa bệnh. Mỗi năm, người thương binh này chữa trị cho khoảng một nghìn người.


Từng chịu ảnh hưởng bởi bom nên trong chân trái của ông còn bốn mảnh đạn chưa được lấy ra. Cứ trái gió, trở trời là ông lại đau nhức không chịu được. Tuy nhiên, nhiều hôm bệnh nhân đến đông, ông phải tranh thủ làm cả buổi trưa mà không nghỉ ngơi.

Từng chịu ảnh hưởng bởi bom nên trong chân trái của ông còn bốn mảnh đạn chưa được lấy ra. Cứ trái gió, trở trời là ông lại đau nhức không chịu được. Tuy nhiên, nhiều hôm bệnh nhân đến đông, ông phải tranh thủ làm cả buổi trưa mà không nghỉ ngơi.


Thấy chồng vất vả, vợ ông là bà Bùi Thị Phải (54 tuổi) phụ chồng chuẩn bị thuốc men cho bệnh nhân. Mối tình của ông Tâm và vợ cũng là một câu chuyện tình rất đẹp.

Thấy chồng vất vả, vợ ông là bà Bùi Thị Phải (54 tuổi) phụ chồng chuẩn bị thuốc men cho bệnh nhân. Mối tình của ông Tâm và vợ cũng là một câu chuyện tình rất đẹp.

Ông Tâm quen vợ mình chỉ 3 ngày trước khi đi nhập ngũ. Tuy nhiên, bà Phải vẫn ở nhà chờ đợi 5 năm đến khi ông trở về cùng làm lễ cưới.
Ông Tâm quen vợ mình chỉ 3 ngày trước khi đi nhập ngũ. Tuy nhiên, bà Phải vẫn ở nhà chờ đợi 5 năm đến khi ông trở về cùng làm lễ cưới.
Nhiều bệnh nhân quý mến ông Tâm, nên gọi ông bằng một biệt danh rất thân mật là “Thầy Hai Tâm” chuyên chữa bệnh cho người nghèo.
Nhiều bệnh nhân quý mến ông Tâm, nên gọi ông bằng một biệt danh rất thân mật là “Thầy Hai Tâm” chuyên chữa bệnh cho người nghèo.

Ông từng là chiến sĩ của đơn vị bộ binh, cơ động trên mặt trận 479 ở Campuchia. Trong một lần đi tác chiến, ông bị lọt vào trận địa bom mìn của địch nên bị nhiều mảnh đạn găm vào khiến mặt bị biến dạng.

Ông từng là chiến sĩ của đơn vị bộ binh, cơ động trên mặt trận 479 ở Campuchia. Trong một lần đi tác chiến, ông bị lọt vào trận địa bom mìn của địch nên bị nhiều mảnh đạn găm vào khiến mặt bị biến dạng.


Hiện nay, ông là thương binh 4/4, được trao tặng nhiều bằng khen và huân huy chương. Mới đây, ông được trao bằng khen về công việc chữa bệnh cứu người.

Hiện nay, ông là thương binh 4/4, được trao tặng nhiều bằng khen và huân huy chương. Mới đây, ông được trao bằng khen về công việc chữa bệnh cứu người.

Dù đã phục viên lâu, nhưng ông vẫn giữ những thói quen và tác phong của một chiến sĩ. Ông luôn cố gắng làm tốt công việc của mình để giúp người, giúp đời.
Dù đã phục viên lâu, nhưng ông vẫn giữ những thói quen và tác phong của một chiến sĩ. Ông luôn cố gắng làm tốt công việc của mình để giúp người, giúp đời.

Nguyễn Quang