Người Tây Tựu dùng súng cao su bảo vệ hoa loa kèn

(Dân trí) - Ngoài dồn sức chăm sóc những ruộng loa kèn, người trồng hoa ở Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) còn dùng súng cao su để đuổi chim, bảo vệ những nụ hoa sắp đến ngày cho thu hoạch.


Ông Nguyễn Hữu Hiển ở thôn Thượng, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm (xưa còn gọi là làng Đăm) bắt đầu công việc chăm sóc hoa loa kèn từ sáng sớm. Ông thuê ruộng trồng loa kèn ở xã Tân Lập, huyện Hoài Đức, cách nhà vài cây số.

Ông Nguyễn Hữu Hiển ở thôn Thượng, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm (xưa còn gọi là làng Đăm) bắt đầu công việc chăm sóc hoa loa kèn từ sáng sớm. Ông thuê ruộng trồng loa kèn ở xã Tân Lập, huyện Hoài Đức, cách nhà vài cây số.

Ở Tân Lập ông thuê 3 sào trồng kèn, còn ở thôn Thượng có hơn 3 sào đất được chia cũng đều được trồng kèn và cúc. Khi hoa loa kèn vào vụ, ngày làm việc của ông Hiển thường kéo dài từ sáng sớm đến tối mịt ngoài ruộng hoa.
Ở Tân Lập ông thuê 3 sào trồng kèn, còn ở thôn Thượng có hơn 3 sào đất được chia cũng đều được trồng kèn và cúc. Khi hoa loa kèn vào vụ, ngày làm việc của ông Hiển thường kéo dài từ sáng sớm đến tối mịt ngoài ruộng hoa.


Hoa loa kèn bắt đầu được trồng từ cuối tháng 9 âm lịch, mỗi năm chỉ ăn một vụ. Ông Hiển trồng cả kèn Tàu (kèn giống Trung Quốc) lẫn kèn ta. Thông thường kèn ta được thu hoạch (người trồng hoa gọi là ăn) sớm hơn, ăn rải rác từ Tết Nguyên Đán đến vụ chính vào đầu tháng 3 âm lịch.

Hoa loa kèn bắt đầu được trồng từ cuối tháng 9 âm lịch, mỗi năm chỉ "ăn" một vụ. Ông Hiển trồng cả kèn Tàu (kèn giống Trung Quốc) lẫn kèn ta. Thông thường kèn ta được thu hoạch (người trồng hoa gọi là "ăn") sớm hơn, ăn rải rác từ Tết Nguyên Đán đến vụ chính vào đầu tháng 3 âm lịch.

Vườn kèn nhà ông Hiển được ăn khá sớm, trong khi các ruộng kèn khác phải 1 -2 tuần nữa mới được ăn. Từ đầu tuần trước ông đã bắt đầu cắt hoa mang bán, kèn được ăn kéo dài đến rằm tháng 4 mới hết.
Vườn kèn nhà ông Hiển được ăn khá sớm, trong khi các ruộng kèn khác phải 1 -2 tuần nữa mới được ăn. Từ đầu tuần trước ông đã bắt đầu cắt hoa mang bán, kèn được ăn kéo dài đến rằm tháng 4 mới hết.

Ông Hiển sắm cho mình 1 chiếc điện thoại chụp ảnh, để mỗi khi kèn ra hoa đẹp, lại chụp vài tấm ảnh lưu giữ. Nhà ông chỉ bán buôn cho thương lái, không đi bán lẻ. Khi chuẩn bị vào mỗi vụ kèn, thường có người đến thầu lại toàn bộ, cắt đến đâu lấy hết đến đó, giá cả lên xuống tùy theo thị trường ở thời điểm giao hoa.
Ông Hiển sắm cho mình 1 chiếc điện thoại chụp ảnh, để mỗi khi kèn ra hoa đẹp, lại chụp vài tấm ảnh lưu giữ. Nhà ông chỉ bán buôn cho thương lái, không đi bán lẻ. Khi chuẩn bị vào mỗi vụ kèn, thường có người đến thầu lại toàn bộ, cắt đến đâu lấy hết đến đó, giá cả lên xuống tùy theo thị trường ở thời điểm giao hoa.


Trong đợt thời tiết mưa phùn ẩm ướt kéo dài vừa qua, kèn không thể cứu được, nếu cố cắt sẽ dập lá, vỡ quả (bông hoa loa kèn). Ông Hiển cho biết, ông chỉ trồng 2 loại hoa cúc và loa kèn, việc nuôi trồng chăm sóc 2 loại này như nhau chỉ khác hoa loa kèn mỗi năm được ăn 1 vụ, còn hoa cúc thì quanh năm.

Trong đợt thời tiết mưa phùn ẩm ướt kéo dài vừa qua, kèn không thể cứu được, nếu cố cắt sẽ dập lá, vỡ quả (bông hoa loa kèn). Ông Hiển cho biết, ông chỉ trồng 2 loại hoa cúc và loa kèn, việc nuôi trồng chăm sóc 2 loại này như nhau chỉ khác hoa loa kèn mỗi năm được ăn 1 vụ, còn hoa cúc thì quanh năm.


Ruộng kèn nhà ông Hiển bị khá nhiều chim sẻ đến ăn hoa, thiệt hại cũng không nhỏ, ông phải tự thửa một khẩu súng bằng dây cao su để đuổi chim.

Ruộng kèn nhà ông Hiển bị khá nhiều chim sẻ đến ăn hoa, thiệt hại cũng không nhỏ, ông phải tự thửa một "khẩu súng" bằng dây cao su để đuổi chim.

Cùng với súng cao su, ông dựng thêm hình nộm đeo ống bơ để đuổi chim.
Cùng với "súng" cao su, ông dựng thêm hình nộm đeo ống bơ để đuổi chim.
Một quả kèn bị chim sẻ ăn hỏng. Thường mỗi cây có từ 3-5 quả, nếu chim ăn một nửa thì coi như phải vứt cả cây. Nhà ông Hiển năm nay trồng 1,3 vạn củ kèn trên 1,3 sào đất, nếu trồng trong khoảng đất chật hơn cây sẽ nhỏ, quả ít không thể đẹp được.
Một quả kèn bị chim sẻ ăn hỏng. Thường mỗi cây có từ 3-5 quả, nếu chim ăn một nửa thì coi như phải vứt cả cây. Nhà ông Hiển năm nay trồng 1,3 vạn củ kèn trên 1,3 sào đất, nếu trồng trong khoảng đất chật hơn cây sẽ nhỏ, quả ít không thể đẹp được.

Ông Hiển đang pha thuốc để phun tưới bảo vệ cho hoa kèn, đây là công đoạn ông cho rằng nó rất độc hại. Cây hoa loa kèn được trồng bằng gốc cũ (gọi là củ), những củ này trước khi trồng sẽ được để nhà lạnh khoảng 1 tháng để nuôi. Khi đến độ trồng được, củ được đem ra trồng thật nhanh để tránh bị rễ mọc quá dài, quấn vào nhau không gỡ ra được.

Ông Hiển đang pha thuốc để phun tưới bảo vệ cho hoa kèn, đây là công đoạn ông cho rằng nó rất độc hại. Cây hoa loa kèn được trồng bằng gốc cũ (gọi là củ), những củ này trước khi trồng sẽ được để nhà lạnh khoảng 1 tháng để nuôi. Khi đến độ trồng được, củ được đem ra trồng thật nhanh để tránh bị rễ mọc quá dài, quấn vào nhau không gỡ ra được.

Mỗi khi đi phun thuốc, ông đeo kính, trùm khẩu trang kín mít thế nhưng không thể không bị ảnh hưởng khi hoạt động giữa đám bụi thuốc mù mịt.
Mỗi khi đi phun thuốc, ông đeo kính, trùm khẩu trang kín mít thế nhưng không thể không bị ảnh hưởng khi hoạt động giữa đám bụi thuốc mù mịt.

Ông Hiển đang sửa lại căn chòi tại ruộng hoa loa kèn ở Tân Lập, đây là nơi ông sẽ ngủ lại vào buổi đêm để trông hoa mỗi khi vào vụ nếu không muốn bị cắt trộm hoa.
Ông Hiển đang sửa lại căn chòi tại ruộng hoa loa kèn ở Tân Lập, đây là nơi ông sẽ ngủ lại vào buổi đêm để trông hoa mỗi khi vào vụ nếu không muốn bị cắt trộm hoa.

Ông Hiển bên căn chòi canh hoa của mình.
Ông Hiển bên căn chòi canh hoa của mình.

Hữu Nghị