1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Ngôi chùa nghìn tuổi in dấu hoạt động cách mạng của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười

(Dân trí) - Chùa Hưng Long (Hưng Long Tự) cổ kính tọa lạc tại xã Đông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) - vùng quê giàu truyền thống văn hóa, yêu nước, có nhiều người đỗ khoa bảng. Tại đây, năm 1929, chi hội “Việt Nam cách mạng thanh niên” đầu tiên của huyện Thanh Trì ra đời và ghi dấu thời gian hoạt động cách mạng của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Ngôi chùa nghìn tuổi in dấu hoạt động cách mạng của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười


Chùa Hưng Long được khởi dựng năm 1011 (năm Thuận Thiên thứ 2, Tân Hợi) do chính vua Lý Thái Tổ ban chiếu và cấp tiền để xây dựng. Ngày 08 tháng Giêng năm Kỷ Sửu (2009), nhà chùa đã chính thức tổ chức khởi công trùng tu, tôn tạo toàn thể các công trình, đến tháng 11 năm 2009 đã cơ bản hoàn tất kịp đón tết Canh Dần.

Chùa Hưng Long được khởi dựng năm 1011 (năm Thuận Thiên thứ 2, Tân Hợi) do chính vua Lý Thái Tổ ban chiếu và cấp tiền để xây dựng. Ngày 08 tháng Giêng năm Kỷ Sửu (2009), nhà chùa đã chính thức tổ chức khởi công trùng tu, tôn tạo toàn thể các công trình, đến tháng 11 năm 2009 đã cơ bản hoàn tất kịp đón tết Canh Dần.


Chùa Hưng Long được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa năm 1990 và được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận là di tích cách mạng năm 2004.

Chùa Hưng Long được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa năm 1990 và được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận là di tích cách mạng năm 2004.


Chia sẻ với PV Dân trí, sư thầy Thích Minh Tiến, Trụ trì chùa Hưng Long, cho biết: “Dưới thời lãnh đạo của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, đã có nhiều hoạt động đổi mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Cuối năm 1997, tại Đại hội Giáo hội Phật giáo Toàn Quốc lần thứ 4, lúc đó cụ Đỗ Mười đang giữ chức Tổng Bí Thư, đã khẳng định rõ truyền thống lịch sử của Phật giáo Việt Nam luôn luôn đồng hành với dân tộc, hộ quốc an dân”.

Chia sẻ với PV Dân trí, sư thầy Thích Minh Tiến, Trụ trì chùa Hưng Long, cho biết: “Dưới thời lãnh đạo của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, đã có nhiều hoạt động đổi mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Cuối năm 1997, tại Đại hội Giáo hội Phật giáo Toàn Quốc lần thứ 4, lúc đó cụ Đỗ Mười đang giữ chức Tổng Bí Thư, đã khẳng định rõ truyền thống lịch sử của Phật giáo Việt Nam luôn luôn đồng hành với dân tộc, hộ quốc an dân”.


Tại chùa Hưng Long, ảnh thờ cụ Đỗ Mười mới được đặt ngay dưới ban thờ Phật.

Thời điểm những năm 1930, các Phật tử cùng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười hết long giúp đỡ cán bộ hoạt động cách mạng. Chùa là nơi ẩn náu an toàn để cán bộ cách mạng hoạt động bí mật.

Tại chùa Hưng Long, ảnh thờ cụ Đỗ Mười mới được đặt ngay dưới ban thờ Phật.

Thời điểm những năm 1930, các Phật tử cùng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười hết long giúp đỡ cán bộ hoạt động cách mạng. Chùa là nơi ẩn náu an toàn để cán bộ cách mạng hoạt động bí mật.


Từ phía cổng chính của ngôi chùa đã đặt tấm bia minh chứng lịch sử.

Từ phía cổng chính của ngôi chùa đã đặt tấm bia minh chứng lịch sử.

Trong tấm bia ghi rõ: “Tại đây, Năm 1929 chi hội ‘Hội Việt Nam cách mạng thanh niên’ đầu tiên của huyện Thanh Trì đã ra đời. Tháng 5/1930, Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Đông Phù được thành lập. Tối ngày 17/8/1945, tại tam quan chùa, Ủy ban khởi nghĩa Đông Phù cũng được thành lập để lãnh đạo phong trào cách mạng”
Trong tấm bia ghi rõ: “Tại đây, Năm 1929 chi hội ‘Hội Việt Nam cách mạng thanh niên’ đầu tiên của huyện Thanh Trì đã ra đời. Tháng 5/1930, Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Đông Phù được thành lập. Tối ngày 17/8/1945, tại tam quan chùa, Ủy ban khởi nghĩa Đông Phù cũng được thành lập để lãnh đạo phong trào cách mạng”

“Trong thời chiến, chùa là nơi hoạt động cách mạng. Nên ở nhiều ngồi chùa đã in đậm dấu ấn lịch sử, cũng như nhiều hoạt động của chị bộ Đảng cộng sản Việt nam và trong đó có hình bóng của cụ Đỗ Mười”, sư thầy Thích Minh Tiến cho biết.

“Trong thời chiến, chùa là nơi hoạt động cách mạng. Nên ở nhiều ngồi chùa đã in đậm dấu ấn lịch sử, cũng như nhiều hoạt động của chị bộ Đảng cộng sản Việt nam và trong đó có hình bóng của cụ Đỗ Mười”, sư thầy Thích Minh Tiến cho biết.

Cũng tại đây, năm 1970, Binh chủng Đặc Công đã đóng quân và ở đến năm 2017 thì chuyển đi. Nhà chùa được bàn giao lại công trình và tu sửa khang trang hơn.
Cũng tại đây, năm 1970, Binh chủng Đặc Công đã đóng quân và ở đến năm 2017 thì chuyển đi. Nhà chùa được bàn giao lại công trình và tu sửa khang trang hơn.
Ngôi chùa nghìn tuổi in dấu hoạt động cách mạng của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười - 9

Ảnh chụp nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về lễ chùa Hưng Long.

Ảnh chụp nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về lễ chùa Hưng Long.

Quân Đỗ