"Mỗi mùa Phật đản là dịp soi lại mình"

(Dân trí) - Sáng 24/5, tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chúc mừng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2557, dương lịch 2013. Nhiều hoạt động mừng Đại lễ Phật đản cũng đã diễn ra khắp các vùng miền.

Ngay từ buổi sáng sớm hôm nay 25/4, hàng nghìn người dân và bà con phật tử đã đổ về khu vực chùa Quán Sứ để chuẩn bị đón mừng Đại lễ Phật đản 2013. Cờ hoa trang hoàng trên khắp các ngả đường dẫn về chùa Quán Sứ. 

Về phía Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (TƯ GHPGVN), quang lâm chứng minh Đại lễ có Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Hòa thượng Thích Thanh Sam - Phó Pháp chủ kiêm Chánh thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP Hà Nội, Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Truyền thông Hội đồng Trị sự GHPGVN... cùng đông đảo nhân dân, bà con phật tử.
 
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng TƯ GHPGVN nhân Đại lễ Phật đản 2013.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng TƯ GHPGVN nhân Đại lễ Phật đản 2013.

Trang nghiêm Đại lễ Phật đản 2013. (Ảnh: Cẩm Vân)
Trang nghiêm Đại lễ Phật đản 2013. (Ảnh: Cẩm Vân)

Tham dự Đại lễ còn có nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước như Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; bà Bùi Thị Thanh - Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQVN; ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Phạm Dũng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ... cùng đại diện các Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao, ban ngành, đoàn thể Trung ương và TP Hà Nội.

Sau các nghi thức, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu đã tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ. Đức Pháp chủ gửi “lời chúc mừng Phật đản đại hoan hỷ, an lạc, và thành tựu mọi Phật sự đem lại sự an vui cho xã hội và Phật pháp trường tồn”. Đức Pháp chủ cũng gửi tới Phật giáo đồ trên toàn thế giới “lời chúc hữu nghị, hợp tác, và phát triển vì hòa bình, thịnh vượng cho nhân loại”.

Trang nghiêm Đại lễ Phật đản 2013. (Ảnh: Cẩm Vân)

Đức Pháp chủ mong muốn “Tăng ni, phật tử Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài dành thời gian và tập trung trí tuệ tham gia đợt sinh hoạt rộng rãi góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, xây dựng một bản Hiến pháp của dân, vì dân, hướng tới một xã hội phát triển bền vững, công bằng, dân chủ, văn minh”.
 

Trang nghiêm Đại lễ Phật đản 2013. (Ảnh: Cẩm Vân)
Trang nghiêm Đại lễ Phật đản 2013. (Ảnh: Cẩm Vân)
Trang nghiêm Đại lễ Phật đản 2013. (Ảnh: Cẩm Vân)
Chư Tôn đức đã hành lễ tắm Phật và thả chim bồ câu và bóng bay cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Tại Đại lễ Phật đản 2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu chúc mừng TƯ GHPGVN, mong muốn Phật giáo Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nhiều tăng ni, phật tử và nhân dân bày tỏ niềm xúc động trong ngày Đại lễ, sư thày Thích Diệu Tâm - Trụ trì chùa Cát Linh - chia sẻ: “Mỗi mùa Phật đản là cơ hội để mỗi chúng ta được sống trong những thời khắc thiêng liêng của Đức Phật, được tự soi lại bản thân mình để sống tốt hơn hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ, tu nhân tích đức làm việc thiện để làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”. 

Chư Tôn đức đã hành lễ tắm Phật và thả chim bồ câu và bóng bay cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2557 cũng là dịp tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Vì thế, từ chiều 23/5, các vị lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh và chư tôn đức Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM đã đến tượng đài Thích Quảng Đức (ngã tư Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TPHCM) làm lễ dâng hương.

Đồng thời, tại chùa Xá Lợi (quận 3, TPHCM) diễn ra Triển lãm di sản văn hóa mỹ thuật Phật giáo Việt Nam. Tại đây trưng bày 300 món cổ vật gồm tượng cổ Phật giáo 3 miền Bắc - Trung - Nam, tượng cổ Phật giáo các nước châu Á, kinh sách cổ, pháp khí… các vật phẩm sử dụng trong việc thờ cúng theo truyền thống tín ngưỡng Phật giáo từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX của Việt Nam và khu vực. Tại chùa Phổ Quang (Q.Tân Bình) cũng thực hiện Triển lãm nghệ thuật văn hóa Phật giáo do Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam (TPHCM).
 
 
Mỗi mùa Phật đản là dịp soi lại mình

Trong những ngày này, đường phố ngập sắc vàng-đỏ của cờ, đèn, băng rôn rực rỡ - ảnh: Hoàng Tidus
 
Hàng ngàn Phật tử tề tựu về chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn) dự lễ Phật đản

Hàng ngàn Phật tử tề tựu về chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn) dự lễ Phật đản
 
Phật tử chuẩn bị khai kinh tại chùa Phổ Quang (Q. Tân Bình) - ảnh: Hoàng Tidus
Phật tử chuẩn bị khai kinh tại chùa Phổ Quang (Q. Tân Bình) - ảnh: Hoàng Tidus
 
Phật tử chuẩn bị khai kinh tại chùa Phổ Quang (Q. Tân Bình) - ảnh: Hoàng Tidus
Lễ tắm Phật là hoạt động không thể thiếu trong ngày Phật đản. Một số chùa tại TPHCM tổ chức Lễ tắm Phật từ mùng 8 âm lịch, nhưng nhiều chùa tổ chức Lễ tắm Phật vào rằm rằm tháng 4 (chùa Diệu Pháp, Q. Bình Thạnh)
 
 
Phật tử chuẩn bị khai kinh tại chùa Phổ Quang (Q. Tân Bình) - ảnh: Hoàng Tidus

Hoạt động Phật sự tại chùa Diệu Pháp (Q. Bình Thạnh) trong mùa Phật đản rất phong phú, ngoài lễ tắm Phật còn có lễ quy y, lễ phóng sanh, tối 24/5 có lễ hoa đăng... Lễ quy y diễn ra vào nhiều dịp trong năm, nhưng nhiều người chọn ngày Phật đản để quy y vì  trở thành con Phật vào dịp đấng Giác ngộ xuất hiện trong cuộc đời mang một ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt.
 
Phật tử chuẩn bị khai kinh tại chùa Phổ Quang (Q. Tân Bình) - ảnh: Hoàng Tidus
Nhân dịp Phật đản, Phật tử tham gia phóng sanh là thực hành, làm theo lời Phật dạy, nuôi dưỡng tâm từ bi, thể hiện tâm bình đẳng đến muôn loài
 
Phật tử chuẩn bị khai kinh tại chùa Phổ Quang (Q. Tân Bình) - ảnh: Hoàng Tidus
Hàng trăm người dự buffet chay tại chùa Diệu Pháp. Trong ngày Phật đản, hầu như chùa nào cũng tổ chức ăn chay với quy mô lớn
 
Phật tử chuẩn bị khai kinh tại chùa Phổ Quang (Q. Tân Bình) - ảnh: Hoàng Tidus
Triển lãm di sản văn hóa mỹ thuật Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại chùa Xá Lợi. Toàn bộ 300 di sản này do Chi hội di sản gốm Nam Bộ, 20 hội viên Hội Cổ vật TPHCM và nhà sưu tập Nguyễn Thành Chương sở hữu được trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến công chúng.
 
Tại Cần Thơ, sáng ngày 24/5, Giáo hội Phật giáo TP Cần Thơ tổ chức buổi lễ mừng ngày Phật đản với sự tham dự của đông đảo các sư sãi, chư tăng, đại diện chính quyền địa phương và Phật tử.
 
Tại buổi lễ, đại diện Ban trị sự Giáo hội Phật giáo TP Cần Thơ đã ôn lại lịch sử ra đời của Đức Phật Thích Ca và gửi nhiều thông điệp sống tốt đời đẹp đạo đến các Phật tử. Đại diện chính quyền địa phương cũng gửi lời chúc mừng ngày đại lễ đến sư sãi, tăng ni.
 
Trong buổi lễ, các chư tăng và lãnh đạo chính quyền địa phương TP Cần Thơ cùng dâng hương, thả bong bóng cầu cho quốc thái dân an.
 
 
Lễ mừng Phật đản tại Cần Thơ với sự tham dự của đông đảo phật tử và chư tăng.
Lễ mừng Phật đản tại Cần Thơ với sự tham dự của đông đảo phật tử và chư tăng.
 
 
Lễ mừng Phật đản tại Cần Thơ với sự tham dự của đông đảo phật tử và chư tăng.
 

 

Thắp hương, thả bong bóng cầu cho quốc thái dân an tại buổi lễ.
Thắp hương, thả bong bóng cầu cho quốc thái dân an tại buổi lễ.
Thắp hương, thả bong bóng cầu cho quốc thái dân an tại buổi lễ.
 
Theo ghi nhận của PV Dân trí, vào tối 24/5, không khí ngày lễ Phật đản tại nhiều chùa trong nội ô TP Cần Thơ hết sức sôi nổi.
 
Tại chùa Viễn Quang trên đường Mạc Đĩnh Chi, nhiều Phật tử đến chùa dâng bánh, hoa mừng Đức Phật ra đời. Thượng tọa trụ trì Lý Hùng cũng chủ trì một buổi đọc kinh, thuyết pháp cho các Phật tử.

 
Phật tử dâng bánh, hoa mừng Phật đản tại chùa Viễn Quang.
Phật tử dâng bánh, hoa mừng Phật đản tại chùa Viễn Quang.
Phật tử dâng bánh, hoa mừng Phật đản tại chùa Viễn Quang.

Còn tại chùa Phật học trên Đại lộ Hòa Bình, dù chùa đang trong quá trình xây dựng lại nhưng nhà chùa cũng đã dành một tầng để Phật tử đến thắp hương khấn Phật. Tại đây, nhà chùa bố trí 2 điểm Lâm tỳ ni để Phật tử có thể tắm Phật.

Nhiều Phật tử thành kính tắm Phật cầu may mắn tại chùa Phật học.
Nhiều Phật tử thành kính tắm Phật cầu may mắn tại chùa Phật học.
 
Cũng trong tối 24/5, theo ghi nhận của PV, nhiều điểm buôn bán cơm chay kín chỗ vì lượng người đổ về đây dùng chay rất đông.
 
Cơm chay đông nghẹt khách vào đêm Rằm tháng Tư.
Cơm chay đông nghẹt khách vào đêm Rằm tháng Tư. 

Anh Thế - Quốc Đô - Hồng Nhung - Huỳnh Hải