PhotoStory

Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội

Thực hiện: Quân Đỗ - Hoàng Thanh Tùng

(Dân trí) - Ngày 26/12, Đại học Phòng cháy chữa cháy tổ chức diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy lớn đối với nhà cao tầng. Lính cứu hỏa đu dây cao hàng chục mét đưa nạn nhân xuống đất an toàn.

Cận cảnh diễn tập cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy lớn tại nhà cao tầng

Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội - 1

Sáng 26/12, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Công an, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đón Đoàn công tác Bộ Tình trạng khẩn cấp Belarus thăm và làm việc với nhà trường (Ảnh: Hoàng Thanh Tùng).

Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội - 2

Thiếu tướng Lê Quang Bốn, Hiệu trưởng trường Đại học Phòng cháy chữa cháy cùng tập thể lãnh đạo nhà trường tham dự buổi gặp mặt và chỉ đạo cuộc diễn tập các phương án cứu nạn cứu hộ khi xảy ra cháy lớn đối với nhà cao tầng (Ảnh: Hoàng Thanh Tùng).

Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội - 3

Ông Yurzhits Andrei Mikhailovich  - Thứ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp Belarus - và đoàn công tác tại buổi lễ (Ảnh: Hoàng Thanh Tùng).

Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội - 4

Cũng trong buổi lễ, thầy và trò trường Đại học PCCC&CNCH tham gia diễn tập các phương án cứu nạn cứu hộ khi xảy ra cháy lớn đối với nhà cao tầng.

Tình huống giả định: Một tòa nhà cao tầng xảy ra sự cố cháy lớn từ bên dưới các tầng thấp, nhiều người bị mắc kẹt bên trên không thể tự thoát thân. Lực lượng PCCC&CNCH nhanh chóng có mặt, phun bọt xử lý tình huống đối với đám cháy bên dưới. (Ảnh: Hoàng Thanh Tùng).

Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội - 5

Đồng thời, xe thang được điều động, đưa các chiến sĩ PCCC&CNCH lên tầng cao, sẵn sàng đưa người bị mắc kẹt xuống dưới an toàn (Ảnh: Hoàng Thanh Tùng).

Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội - 6

Tình huống các chiến sĩ đu dây qua các nhà cao tầng mà xe thang không thể tiếp cận, cứu người đang bị cô lập. (Ảnh: Đỗ Quân).

Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội - 7
Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội - 8
Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội - 9

Lực lượng PCCC&CNCH đu dây đưa nạn nhân bị mắc kẹt trên các tòa nhà cao tầng, trong đó có nhiều trẻ nhỏ xuống bên dưới (Ảnh: Hoàng Thanh Tùng).

Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội - 10

Tình huống người bị nạn nhảy xuống đệm hơi do lực lượng PCCC&CNCH chuẩn bị sẵn (Ảnh: Hoàng Thanh Tùng).

Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội - 11

Cận cảnh sơ cứu người bị nạn trong đám cháy (Ảnh: Hoàng Thanh Tùng).

Lính cứu hỏa đu dây đưa người mắc kẹt thoát khỏi đám cháy cao tầng ở Hà Nội - 12

Cuối cùng, 3 xe cứu hỏa đã phun nước dập tắt đám cháy tại các tòa nhà cao tầng, kết thúc diễn tập (Ảnh: Hoàng Thanh Tùng).

Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Lê Quang Bốn, Hiệu trưởng trường Đại học Phòng cháy chữa cháy nêu bật những kết quả chính trong quan hệ hợp tác giữa trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an) với Bộ Tình trạng khẩn cấp Belarus, trường Đại học Phòng cháy chữa cháy bắt đầu thiết lập mối quan hệ với Bộ Tình trạng khẩn cấp Belarus vào năm 2008. Thông qua mối quan hệ hợp tác, nhà trường đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Hoạt động hợp tác quốc tế giữa Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tình trạng Khẩn cấp Belarus đã góp phần bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, giáo viên; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, tiếp cận chuyển giao công nghệ đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thiếu tướng Lê Quang Bốn cũng đề nghị Bộ Tình trạng khẩn cấp Belarus tạo điều kiện hỗ trợ, chuyển giao công nghệ xây dựng một số mô hình học tập, huấn luyện của Belarus cho nhà trường, như: Mô hình đường ống công nghệ, mô hình nhà khói, mô hình không gian hạn chế (đường hầm), mô hình sự cố tai nạn giao thông.

"Đề nghị tiếp nhận, giao chỉ tiêu hàng năm cho Bộ Công an Việt Nam cử cán bộ, giáo viên của nhà trường sang đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tại Belarus theo một số chuyên đề mới như: Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhà cao tầng; chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ công trình ngầm sâu dưới lòng đất; chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sự cố cháy cơ sở hóa chất; cứu nạn, cứu hộ sự cố sạt lở đất đá; cứu nạn, cứu hộ trong hang sâu, hố sâu; chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sự cố, tai nạn tàu thủy; cứu nạn, cứu hộ sự cố, tai nạn phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt...", Thiếu tướng Lê Quang Bốn phát biểu thêm.