Ảnh tuần qua:

Ký ức hải chiến Gạc Ma và chuyện tàu Trung Quốc cướp phá tàu cá Việt Nam

(Dân trí) - Những ký ức không thể quên về trận chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988; tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm, cướp phá; chuyện trao nhầm con 42 năm trước ở Hà Nội; cưỡng chế phá dỡ công trình 8B Lê Trực;... là những hình ảnh đáng chú ý tuần qua.


Là một trong những cựu binh sống sót trở về năm ấy, mang trên mình đầy thương tật, anh Nguyễn Văn Thống (SN 1964, ở Quảng Bình) vẫn nhớ như in trận chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988 và những năm tháng tù đày ở Trung Quốc. Ám ảnh nhất là buổi sáng 14/3/1988, khoảng 50 binh lính Trung Quốc mang súng AK bao vây, áp sát bộ đội ta. Lúc đó, các chiến sỹ công binh Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc. Sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần của ta, tên sỹ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên phát lệnh rồi chĩa thẳng vào bụng Thiếu úy Trần Văn Phương bóp cò. Anh Phương ngã xuống, tay vẫn giữ chặt cán cờ Tổ quốc (Ảnh: Đặng Tài)

Là một trong những cựu binh sống sót trở về năm ấy, mang trên mình đầy thương tật, anh Nguyễn Văn Thống (SN 1964, ở Quảng Bình) vẫn nhớ như in trận chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988 và những năm tháng tù đày ở Trung Quốc. Ám ảnh nhất là buổi sáng 14/3/1988, khoảng 50 binh lính Trung Quốc mang súng AK bao vây, áp sát bộ đội ta. Lúc đó, các chiến sỹ công binh Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc. Sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần của ta, tên sỹ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên phát lệnh rồi chĩa thẳng vào bụng Thiếu úy Trần Văn Phương bóp cò. Anh Phương ngã xuống, tay vẫn giữ chặt cán cờ Tổ quốc (Ảnh: Đặng Tài)

28 năm qua, mỗi buổi sáng bà Hồ Thị Đức (79 tuổi) lại đứng dựa mình bên hiên nhà, đôi mắt ngấn lệ hướng về phía biển cả, nơi đứa con trai đầu lòng ngã xuống trong trận chiến không cân sức với Hải quân Trung Quốc ở Gạc Ma ngày 14/3/1988, để giữ chủ quyền của Tổ quốc. Trong bức thư gửi cho mẹ, viết tại Cam Ranh đề ngày 8/3/1988, Thiếu úy Trần Văn Phương (liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) có đoạn: “Tình hình ngoài này hiện nay rất nghiêm trọng, Trung Quốc đưa nhiều tàu và quân đội đến để chiếm đảo… Tối nay hoặc tối mai con lại đi tiếp. Đối với con, nhiệm vụ lên đường đi bảo vệ Tổ quốc, dù có hy sinh con cũng không sợ…”. (Ảnh: Đặng Tài).
28 năm qua, mỗi buổi sáng bà Hồ Thị Đức (79 tuổi) lại đứng dựa mình bên hiên nhà, đôi mắt ngấn lệ hướng về phía biển cả, nơi đứa con trai đầu lòng ngã xuống trong trận chiến không cân sức với Hải quân Trung Quốc ở Gạc Ma ngày 14/3/1988, để giữ chủ quyền của Tổ quốc. Trong bức thư gửi cho mẹ, viết tại Cam Ranh đề ngày 8/3/1988, Thiếu úy Trần Văn Phương (liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) có đoạn: “Tình hình ngoài này hiện nay rất nghiêm trọng, Trung Quốc đưa nhiều tàu và quân đội đến để chiếm đảo… Tối nay hoặc tối mai con lại đi tiếp. Đối với con, nhiệm vụ lên đường đi bảo vệ Tổ quốc, dù có hy sinh con cũng không sợ…”. (Ảnh: Đặng Tài).

“Họ nhảy lên tàu, dùng roi điện khống chế chúng tôi, cắt phá ngư cụ, cướp hết cá, mực, cắt bộ đàm liên lạc rồi sau đó đuổi hết anh em chúng tôi về phía sau đuôi tàu. Họ quá hung hãn với ngư dân chúng tôi. Đó là những tố cáo của các ngư dân xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam về việc tàu hải cảnh Trung Quốc ngang nhiên cướp phá khi ngư dân đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam (Ảnh: Công Bính)
“Họ nhảy lên tàu, dùng roi điện khống chế chúng tôi, cắt phá ngư cụ, cướp hết cá, mực, cắt bộ đàm liên lạc rồi sau đó đuổi hết anh em chúng tôi về phía sau đuôi tàu. Họ quá hung hãn với ngư dân chúng tôi". Đó là những tố cáo của các ngư dân xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam về việc tàu hải cảnh Trung Quốc ngang nhiên cướp phá khi ngư dân đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam (Ảnh: Công Bính)


Tàu KH 96640 TS của ngư dân Khánh Hòa bị một tàu lạ không rõ tên đâm va và bị chìm trên vùng biển Hoàng Sa. 5 ngư dân bám víu vào một chiếc thuyền thúng lênh đênh trên biển. Trong ảnh: người thân lo lắng cho số phận của 5 ngư dân. (Ngày 10/3, cả 5 ngư dân đã được cứu an toàn. Ảnh: Viết Hảo).

Tàu KH 96640 TS của ngư dân Khánh Hòa bị một tàu lạ không rõ tên đâm va và bị chìm trên vùng biển Hoàng Sa. 5 ngư dân bám víu vào một chiếc thuyền thúng lênh đênh trên biển. Trong ảnh: người thân lo lắng cho số phận của 5 ngư dân. (Ngày 10/3, cả 5 ngư dân đã được cứu an toàn. Ảnh: Viết Hảo).

Câu chuyện 42 năm nhầm con của bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (64 tuổi, Quán Thánh, Hà Nội) gây chú ý dư luận suốt những ngày qua. Vào ngày 10/10/1974, bà Hạnh sinh một người con gái tại nhà hộ sinh Ba Đình nhưng đã bị trao nhầm con. Dù đau khổ nhưng bí mật về sự nhầm lẫn này vẫn được bà Hạnh giấu kín cho riêng mình. Bà đã hết lòng yêu thương đứa con “nuôi nhầm” mà vợ chồng bà đã đặt tên là Tạ Thị Thu Trang (42 tuổi, trong ảnh). Hiện nay các cơ quan liên quan đang dốc sức vào cuộc tìm kiếm.
Câu chuyện 42 năm nhầm con của bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (64 tuổi, Quán Thánh, Hà Nội) gây chú ý dư luận suốt những ngày qua. Vào ngày 10/10/1974, bà Hạnh sinh một người con gái tại nhà hộ sinh Ba Đình nhưng đã bị trao nhầm con. Dù đau khổ nhưng bí mật về sự nhầm lẫn này vẫn được bà Hạnh giấu kín cho riêng mình. Bà đã hết lòng yêu thương đứa con “nuôi nhầm” mà vợ chồng bà đã đặt tên là Tạ Thị Thu Trang (42 tuổi, trong ảnh). Hiện nay các cơ quan liên quan đang dốc sức vào cuộc tìm kiếm.


Nhiều năm qua, chị Lê Thanh Hiền (29 tuổi, Triều Khúc, Hà Nội) cũng đang cố gắng tìm lại bố mẹ đẻ của mình. Khi chào đời 29 năm trước tại nhà hộ sinh Đống Đa (phố Khâm Thiên, Hà Nội) chị Hiền đã bị trao nhầm bố mẹ (Ảnh: Quý Đoàn).

Nhiều năm qua, chị Lê Thanh Hiền (29 tuổi, Triều Khúc, Hà Nội) cũng đang cố gắng tìm lại bố mẹ đẻ của mình. Khi chào đời 29 năm trước tại nhà hộ sinh Đống Đa (phố Khâm Thiên, Hà Nội) chị Hiền đã bị trao nhầm bố mẹ (Ảnh: Quý Đoàn).

Cuối cùng công trình 8B Lê Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng bị cưỡng chế, phá dỡ phần sai phạm. Nhiều cán bộ quận Ba Đình, Sở Xây dựng Hà Nội đã bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật (Ảnh: Quang Phong).
Cuối cùng công trình 8B Lê Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng bị cưỡng chế, phá dỡ phần sai phạm. Nhiều cán bộ quận Ba Đình, Sở Xây dựng Hà Nội đã bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật (Ảnh: Quang Phong).

Năm nay chết đói rồi - bà Kim Thị Diên (ngụ xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) xót xa trước tình hình hạn, mặn khiến diện tích trồng lúa mất trắng (Ảnh: Huỳnh Hải).
"Năm nay chết đói rồi" - bà Kim Thị Diên (ngụ xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) xót xa trước tình hình hạn, mặn khiến diện tích trồng lúa mất trắng (Ảnh: Huỳnh Hải).


Sau đúng 1 tuần lễ, cơ quan chức năng vẫn chưa thể lôi được chiếc tàu thủy Thành Luân 28 - trọng tải khoảng 3.000 tấn - đâm vỡ dầm cầu An Thái (Kinh Môn, Hải Dương). Đến ngày 12/3, một phần dầm bê tông của cầu vẫn nằm tọt trong buồng lái tàu (Ảnh: Nguyễn Dương).

Sau đúng 1 tuần lễ, cơ quan chức năng vẫn chưa thể "lôi" được chiếc tàu thủy Thành Luân 28 - trọng tải khoảng 3.000 tấn - đâm vỡ dầm cầu An Thái (Kinh Môn, Hải Dương). Đến ngày 12/3, một phần dầm bê tông của cầu vẫn nằm "tọt" trong buồng lái tàu (Ảnh: Nguyễn Dương).

2 tuần một lần, các bạn trẻ trong nhóm Trái Tim Hồng ở Huế lại cùng nhau đi thăm, tặng quà cho những người vô gia cư trong thành phố. Các phần quà chủ yếu là cơm hộp, bánh mì, sữa, nước lọc được lấy kinh phí từ các hoạt động gây quỹ như bán hoa, nhặt ve chai mà các bạn trẻ đã thực hiện (Ảnh: Phạm Hoàng).
2 tuần một lần, các bạn trẻ trong nhóm "Trái Tim Hồng" ở Huế lại cùng nhau đi thăm, tặng quà cho những người vô gia cư trong thành phố. Các phần quà chủ yếu là cơm hộp, bánh mì, sữa, nước lọc được lấy kinh phí từ các hoạt động gây quỹ như bán hoa, nhặt ve chai mà các bạn trẻ đã thực hiện (Ảnh: Phạm Hoàng).

Thế Kha (tổng hợp)