1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Ký ức chiến trận Vị Xuyên ngày trở về ngã ba tử thần

(Dân trí) - Ngã ba Thanh Thuỷ (xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên) được gọi là ngã ba tử thần trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược tại mặt trận Hà Giang 33 năm trước. Trở về thăm chiến trường xưa, các cựu binh Sư đoàn 356 bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm đau thương, hào hùng hằn sâu trong ký ức.


Các cựu binh Sư đoàn 356 chụp ảnh lưu niệm tại cầu Thanh Thủy. Nơi đây được gọi là ngã ba tử thần vì các đợt pháo kích liên tục của giặc ngăn bộ đội ta chuyển quân lên trận địa trong thời điểm 1984 - 1985 khi diễn ra cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược tại mặt trận Hà Giang.

Các cựu binh Sư đoàn 356 chụp ảnh lưu niệm tại cầu Thanh Thủy. Nơi đây được gọi là ngã ba tử thần vì các đợt pháo kích liên tục của giặc ngăn bộ đội ta chuyển quân lên trận địa trong thời điểm 1984 - 1985 khi diễn ra cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược tại mặt trận Hà Giang.


Tại ngã ba Thanh Thủy, một nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc mới được xây dựng. Đây là điểm đến đầu tiên trước khi các cựu binh đi sâu vào vào trận địa khốc liệt năm xưa như điểm cao 772; 685; 1509; 1100...

Tại ngã ba Thanh Thủy, một nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc mới được xây dựng. Đây là điểm đến đầu tiên trước khi các cựu binh đi sâu vào vào trận địa khốc liệt năm xưa như điểm cao 772; 685; 1509; 1100...


Cựu binh Sư đoàn 356 nghiêm trang bên nhà bia tưởng niệm đồng đội tại ngã ba Thanh Thủy. Theo nhật ký của đồng chí Hồ Văn Thông, cán bộ tuyên huấn Sư đoàn 356, rạng sáng ngày 12/7/1984 sương mù dày đặc, bộ đội ta tiếp tục đánh lấn dúi đào công sự, ém quân chiếm lĩnh trận địa mà địch không hay biết.

Cựu binh Sư đoàn 356 nghiêm trang bên nhà bia tưởng niệm đồng đội tại ngã ba Thanh Thủy. Theo nhật ký của đồng chí Hồ Văn Thông, cán bộ tuyên huấn Sư đoàn 356, rạng sáng ngày 12/7/1984 sương mù dày đặc, bộ đội ta tiếp tục đánh lấn dúi đào công sự, ém quân chiếm lĩnh trận địa mà địch không hay biết.


Toàn cảnh 2 điểm cao 772 (bên trái) và 685 (bên phải) là vùng địa hình hiểm trở. Tại đây, theo lời kể của các cựu binh, gần 600 chiến sỹ của Sư đoàn 356 đã hy sinh chỉ trong một buổi sáng. Nhật ký của đồng chí Thông cho biết, do địch pháo kích dồn dập, sương mù đặc quánh không nhìn rõ mục tiêu, liên lạc vô tuyến chập chờn, hữu tuyến gần như mất liên lạc hoàn toàn khiến thế trận bất lợi ngay từ đầu.

Toàn cảnh 2 điểm cao 772 (bên trái) và 685 (bên phải) là vùng địa hình hiểm trở. Tại đây, theo lời kể của các cựu binh, gần 600 chiến sỹ của Sư đoàn 356 đã hy sinh chỉ trong một buổi sáng. Nhật ký của đồng chí Thông cho biết, do địch pháo kích dồn dập, sương mù đặc quánh không nhìn rõ mục tiêu, liên lạc vô tuyến chập chờn, hữu tuyến gần như mất liên lạc hoàn toàn khiến thế trận bất lợi ngay từ đầu.


Cựu binh Bùi Xuân Kiểm (thuộc C4 D7 E149 F356) đứng trước 2 cao điểm 772 và 685, cho biết đơn vị anh có mặt tại trận địa từ 22h đêm 11/7 để chờ lệnh chiến đấu rạng sáng ngày 12/7. Lúc đó anh không nghĩ đơn vị lại thiệt hại nặng nề đến thế, anh đoán chỉ đánh trong buổi sáng hôm sau rồi đến chiều rút ra vòng ngoài.

Cựu binh Bùi Xuân Kiểm (thuộc C4 D7 E149 F356) đứng trước 2 cao điểm 772 và 685, cho biết đơn vị anh có mặt tại trận địa từ 22h đêm 11/7 để chờ lệnh chiến đấu rạng sáng ngày 12/7. Lúc đó anh không nghĩ đơn vị lại thiệt hại nặng nề đến thế, anh đoán chỉ đánh trong buổi sáng hôm sau rồi đến chiều rút ra vòng ngoài.

Ký ức chiến trận Vị Xuyên ngày trở về ngã ba tử thần - 6


Diểm cao 468 mới được xây dựng các hạng mục nhà tưởng niệm, đài dâng hương, tháp chuông để phục vụ cho các cựu chiến binh và nhân dân dễ dàng thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Từ vị trí này có thể nhìn rõ cáo điểm 772; 685; 1100; 1509. Đây cũng là một vị trí chứng kiến nhiều mất mát của Trung đoàn 876 F356 vào sáng 12/7/1984.

Diểm cao 468 mới được xây dựng các hạng mục nhà tưởng niệm, đài dâng hương, tháp chuông để phục vụ cho các cựu chiến binh và nhân dân dễ dàng thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Từ vị trí này có thể nhìn rõ cáo điểm 772; 685; 1100; 1509. Đây cũng là một vị trí chứng kiến nhiều mất mát của Trung đoàn 876 F356 vào sáng 12/7/1984.


Từ điểm cao 468 nhìn về điểm cao 1509 mây phủ kín ngọn. Các cự binh cho biết từ độ cao 1100 trở xuống là khu vực quân ta kiểm soát, từ 1200 trở lên do quân Trung Quốc chiếm giữ.

Từ điểm cao 468 nhìn về điểm cao 1509 mây phủ kín ngọn. Các cự binh cho biết từ độ cao 1100 trở xuống là khu vực quân ta kiểm soát, từ 1200 trở lên do quân Trung Quốc chiếm giữ.

Những cựu binh Sư đoàn 356 vẫn luôn tự hào về đơn vị của mình.
Những cựu binh Sư đoàn 356 vẫn luôn tự hào về đơn vị của mình.


Một trong rất nhiều đoàn cựu chiến binh về Hà Giang dịp tháng 12/7, đang chụp ảnh lưu niệm. Họ cho biết trong thời điểm cam go nhất, phía sau người lính lúc nào cũng là người dân Hà Giang sẵn sàng giúp đỡ bộ đội.

Một trong rất nhiều đoàn cựu chiến binh về Hà Giang dịp tháng 12/7, đang chụp ảnh lưu niệm. Họ cho biết trong thời điểm cam go nhất, phía sau người lính lúc nào cũng là người dân Hà Giang sẵn sàng giúp đỡ bộ đội.

Hữu Nghị