1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Hình hài tuyến metro đầu tiên của TPHCM sau 6 năm thi công

(Dân trí) - Dự án Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng vốn đầu tư hơn 47.300 tỷ đồng, được khởi công tháng 8/2012. Đến nay, khối lượng thi công toàn dự án đạt gần 60%. Tuy nhiên, dự án có nguy cơ trễ hẹn về đích năm 2020 do khó khăn về nguồn vốn.

Tuyến metro đầu tiên của TPHCM ra sao sau 6 năm thi công?

Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7km, đi qua các quận 1, 2, 9, Thủ Đức và Thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương), trong đó có 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao. Toàn tuyến có 14 nhà ga, trong đó có 3 nhà ga ngầm, 11 ga trên cao và depot Long Bình (quận 9).

Tính đến giữa tháng 10/2018, khối lượng thi công toàn dự án đạt 57%, riêng gói thầu số 2 (đoạn trên cao 17,1 km và Depot Long Bình) thi công đạt 77,5%.


Depot Long Bình rộng 20ha, hiện được tập trung thi công hệ thống thoát nước chính, phần nhà xưởng sửa chữa đầu máy toa xe và xưởng bảo dưỡng hạ tầng

Depot Long Bình rộng 20ha, hiện được tập trung thi công hệ thống thoát nước chính, phần nhà xưởng sửa chữa đầu máy toa xe và xưởng bảo dưỡng hạ tầng

Tại buổi làm việc mới đây với đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, Phó Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM Hoàng Như Cương cho biết, thành phố mới chỉ thanh toán cho nhà thầu thi công tuyến metro số 1 được 220 tỷ đồng cho khối lượng công việc tương đương 2.000 tỷ đồng. Chủ đầu tư lo ngại dự án không thể về đích năm 2020 bởi chỉ cần một nhà thầu bỏ cuộc sẽ mất thời gian đấu thầu lại.

Theo ông Cương, việc thiếu kinh phí thanh toán cho nhà thầu thi công do trục trặc một số thủ tục pháp lý, trong đó có việc tổng mức đầu tư dự án chưa được Quốc hội thông qua.

Cũng theo Phó Ban quản lý Đường sắt đô thị TPHCM, trong năm 2018, thành phố đã đăng ký vốn cho tuyến metro số 1 là 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chưa được bố trí vốn nên TPHCM đã phải tạm ứng khoảng 1.000 tỷ đồng. Tính từ cuối năm 2016 đến nay, UBND TPHCM đã tạm ứng cho dự án 3.273 tỷ đồng.

Ông Cương lo ngại với đà này, dự án không thể đạt tiến độ để hoàn thành vào năm 2020 như kế hoạch.

“Nếu đi ngoài đường thì thấy tiến độ thi công rất chậm, tốc độ càng ngày càng đi xuống. Điều này rất nguy hiểm vì chỉ cần một nhà thầu bỏ cuộc thì thành phố sẽ phải mất thời gian đấu thầu lại. Chuyện này đã kéo dài hơn 1 năm rồi. Mong Quốc hội chấp nhận cho điều chỉnh tổng mức đầu tư tuyến metro”, ông Cương nói.

Thông tin thêm về dự án, ông Vũ Hoài Nam – Giám đốc Kho bạc Nhà nước TPHCM cho biết, tuyến metro số 1 còn được bố trí 1.000 tỷ đồng nhưng “phải để đó, không dùng được” vì đây là tiền dành mua thiết bị.

“Theo luật quy định, thành phố không thể chuyển khoản tiền này sang thanh toán cho các hạng mục khác”, ông Nam nói.

Đoạn metro trên cao khu vực nút giao thông trạm 2 – Khu Công nghệ cao TP
Đoạn metro trên cao khu vực nút giao thông trạm 2 – Khu Công nghệ cao TP
Gói thầu số 2 bao gồm 17,1km đi trên cao và Depot Long Bình đã đạt khối lượng thi công 77,5%
Gói thầu số 2 bao gồm 17,1km đi trên cao và Depot Long Bình đã đạt khối lượng thi công 77,5%
Trong tương lai, tuyến metro số 1 của TPHCM có thể được kéo dài sang địa bàn Bình Dương, Đồng Nai
Trong tương lai, tuyến metro số 1 của TPHCM có thể được kéo dài sang địa bàn Bình Dương, Đồng Nai
Đoạn metro trên cao qua khu vực ngã tư Thủ Đức
Đoạn metro trên cao qua khu vực ngã tư Thủ Đức
Metro Bến Thành – Suối Tiên qua tại nút giao thông Cát Lái
Metro Bến Thành – Suối Tiên qua tại nút giao thông Cát Lái
Tuyến metro số 1 chạy song song với Xa lộ Hà Nội từ nút giao thông Đại học Quốc gia TPHCM đến cầu Biện Biên Phủ
Tuyến metro số 1 chạy song song với Xa lộ Hà Nội từ nút giao thông Đại học Quốc gia TPHCM đến cầu Biện Biên Phủ
Cầu metro sông Sài Gòn là 1 trong những cầu đặc biệt của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên
Cầu metro sông Sài Gòn là 1 trong những cầu đặc biệt của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên
Nhà ga Tân Cảng bên cạnh cầu Sài Gòn
Nhà ga Tân Cảng bên cạnh cầu Sài Gòn
Cầu Điện Biên Phủ là điểm nhấn trên tuyến metro số 1 với kết cấu dây văng. Từ đây, tuyến metro “thoát khỏi” trục đường xa lộ Hà Nội và hướng về trung tâm thành phố
Cầu Điện Biên Phủ là điểm nhấn trên tuyến metro số 1 với kết cấu dây văng. Từ đây, tuyến metro “thoát khỏi” trục đường xa lộ Hà Nội và hướng về trung tâm thành phố
Gói thầu số 3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) hoàn thành hơn 32% khối lượng công việc. Hiện, nhà thầu đã lắp được 2.700/34.200m đường ray (đạt 8%) và sản xuất 54.494/68.600 tà vẹt (đạt 79%)
Gói thầu số 3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) hoàn thành hơn 32% khối lượng công việc. Hiện, nhà thầu đã lắp được 2.700/34.200m đường ray (đạt 8%) và sản xuất 54.494/68.600 tà vẹt (đạt 79%)
Tuyến metro chạy theo hướng rạch Văn Thánh đến nhà ga Ba Son (nhà ga ngầm) để về nhà ga Bến Thành
Tuyến metro chạy theo hướng rạch Văn Thánh đến nhà ga Ba Son (nhà ga ngầm) để về nhà ga Bến Thành
Tháng 6/2018, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên dẫn đầu đoàn công tác vào thị sát tuyến metro số 1 để “gỡ rối” cho TPHCM
Tháng 6/2018, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên dẫn đầu đoàn công tác vào thị sát tuyến metro số 1 để “gỡ rối” cho TPHCM
Gói thầu 1b, xây dựng đoạn ngầm hơn 1,7km từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son đạt gần 70% khối lượng công việc
Gói thầu 1b, xây dựng đoạn ngầm hơn 1,7km từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son đạt gần 70% khối lượng công việc
Hoàn thành lắp dựng vỏ hầm phía Đông và phía Tây đoạn từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son
Hoàn thành lắp dựng vỏ hầm phía Đông và phía Tây đoạn từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son
Gói thầu số 1a (xây dựng đoạn ngầm gần 0,8km từ ga trung tâm Bến Thành đến ga Nhà hát TP) đạt hơn 50% khối lượng công việc
Gói thầu số 1a (xây dựng đoạn ngầm gần 0,8km từ ga trung tâm Bến Thành đến ga Nhà hát TP) đạt hơn 50% khối lượng công việc

Vì nhiều bất cập, hạn chế trong thiết kế, phê duyệt dự án đầu tư, tuyến metro số 1 của TPHCM có nguy cơ trễ hẹn về đích năm 2020. Tuyến metro số 2 cũng xin chậm về đích đến 4 năm (dự kiến 2024). Cả 2 dự án đều trong tình trạng chờ cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Trong khi tuyến metro số 1 “đội vốn” từ 17.400 tỷ đồng lên hơn 47.300 tỷ đồng thì tuyến số 2 tăng từ 1,374 tỷ USD lên 2,173 tỷ USD (tăng thêm 58%).

Quốc Anh – Phạm Nguyễn