1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội

(Dân trí) - Hội làng truyền thống hai xã Đồng Tâm - Thượng Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội) được tổ chức 3 năm một lần từ 11-13 /2 Âm lịch, thu hút được hàng vạn người dân trong vùng về dự với màn rước kiệu độc đáo.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 1

Theo truyền thống 3 năm diễn ra một lần vào các ngày 11 - 13/2 Âm lịch, hội làng truyền thống hai xã Đồng Tâm và Thượng Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội), trong những ngày qua, hàng vạn người dân trong vùng và du khách thập phương đã về dự hội.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 2

Điểm đặc biệt của lễ hội là màn rước kiệu có tượng. Cố tổng cộng 13 kiệu trong đó 9 kiệu đòn 8 rước tượng là những vị anh hùng dân tộc như Cao Sơn, Quý Minh, Vĩnh Hoa Công chúa, Đức Bản Thổ, Đức Chúa Quan... Bốn kiệu đòn 4 còn lại rước sắc phong và phù hương.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 3

Đình làng Thượng Lâm được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng, lưu giữ nhiều sắc phong về các vị anh hùng dân tộc như Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương, Uy Đức Đại Vương, Vĩnh Hoa Công chúa.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 4

Sáng 16/3, người dân rước kiệu các vị thần từ đình làng về ngự ở sân vận động trung tâm xã. Sáng ngày 17/2, toàn bộ kiệu của xã Đồng Tâm sẽ sang đón kiệu của xã Thượng Lâm về sân vận động trung tâm xã Đồng Tâm, sau đó ngự lại một đêm. 

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 5

Các cụ cao niên hai xã đảm nhận phần lễ tế, trong lúc các hoạt động văn hoá văn nghệ, trò chơi dân gian diễn ra trong không khí vui vẻ của tiết trời Xuân.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 6

Kiệu rước tượng thường có 16 người đảm nhiệm, họ đều là những trai làng khoẻ mạnh, được chọn lựa kỹ càng, luôn coi việc được rước kiệu là niềm vui, may mắn.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 7

Nữ giới cũng tham gia rước kiệu. Trong ảnh đội rước kiệu Vĩnh Hoa Công chúa của xã Thượng Lâm, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho kiệu khi chạy, quay ban tổ chức vẫn bố chí nam giới tham gia cùng.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 8

Cây đa xã Thượng Lâm hàng trăm năm tuổi là địa điểm tập trung nhiều kiệu được rước qua.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 9

Trong sân vận động trung tâm hai xã, kiệu đòn 4 như phù hương, sắc, bằng thường xuyên được rước chạy, quay, không ngừng nghỉ.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 10

Những người tham gia rước kiệu này phải có sức khoẻ tốt mới đảm nhiệm được vị trí, ai cũng toát mồ hôi dù trời mưa lạnh.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 11

Nhiều người tham gia rước kiệu cho biết bản thân họ cũng không thể lý giải được tại sao có thể điều khiển kiệu quay được nhiều như thế.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 12

Ngoài lực lượng rước kiệu luôn có một đôi quân đông đảo đi theo bảo vệ kiệu, tránh va chạm.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 13

Ngày cuối của lễ hội - 13/2 Âm lịch, sau khi Ban tổ chức làm lễ bế mạc, các vị thần của xã Đồng Tâm tiễn các vị thần của xã Thượng Lâm về. Màn chia tay lưu luyến kéo dài cho đến khi các vị thần của hai xã quay về ngự ở đình, chùa.

Hàng vạn người chen chân xem kiệu rước tượng thần ở Hà Nội - 14

Được biết lễ hội truyền thống của hai Xã Thượng Lâm và Đồng Tâm từng bị gián đoạn và được tổ chức lại vào năm 1948 tới nay.  Mỗi dịp lễ hội cũng là thời điểm đoàn tụ của các con cháu đi làm ăn xa trở về.

Trọng Trinh