Hà Tĩnh:

Hàng chục năm có tên tại Đài tưởng niệm vẫn không được công nhận liệt sĩ

(Dân trí) - Hy sinh trong cuộc chiến chống Pháp, được chính quyền địa phương truy điệu từ năm 1962, tên ông đã được khắc ghi trên văn bia Đài tưởng niệm và Lịch sử Đảng bộ xã, khắc ghi trong danh sách liệt sĩ của huyện, được hưởng chế độ hương khói của liệt sĩ theo chế độ Nhà nước ban hành. Ấy vậy mà cho đến nay, ông vẫn chưa được Chính phủ công nhận “Liệt sĩ” và cấp bằng “Tổ quốc ghi công”.

Câu chuyện hi hữu cũng là nỗi thiệt thòi quá lớn ấy là của liệt sĩ chưa chính danh Nguyễn Hữu Quỳ, nguyên quán xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Hơn 60 năm được lưu danh trên Đài tưởng niệm liệt sĩ

Theo các tài liệu mà PV Dân trí tiếp cận, xác minh, ông Nguyễn Hữu Quỳ sinh năm 1920, nhập ngũ năm 1946, tham gia quân tình nguyện Việt Minh sang Lào chiến đấu tại chiến trường Na Pê từ năm 1947 đến năm 1949. Một năm sau đó ông hoàn thành nhiệm vụ trở về nước.


PV Dân trí làm việc với ông Nguyễn Hữu Định, người con trai duy nhất của ông Nguyễn Hữu Quỳ.

PV Dân trí làm việc với ông Nguyễn Hữu Định, người con trai duy nhất của ông Nguyễn Hữu Quỳ.

Là người dân vùng biển, hiểu biết sông nước, ông được Liên khu 4 (nay là Quân khu 4) điều động, huấn luyện và trở thành thành viên đội tàu thuyền vượt biển sang Trung Quốc tiếp nhận vũ khí vận chuyển về nước.

Đầu năm 1951, sau khi tiếp nhận khí tài từ phía bạn, nhóm thuyền của ông Quỳ rời đảo Hải Nam trở về nước. Trên đường về, một số thuyền đã bị tàu Pháp bắt. Ông Quỳ cùng các đồng đội bị địch đưa về tống giam tại nhà lao Hải Phòng. Sau đó chúng đưa biệt giam mỗi người một nơi để phục vụ tra khảo thông tin.

Nhóm chiến sĩ bị bắt có người lợi dụng sơ hở của địch đã trốn thoát, số bị giam cầm sau đó được trao trả theo Hiệp định Genève 1954. Riêng ông Quỳ bị Pháp đưa xuống giam ở khu vực Bốt Cây Xanh, thuộc tổng Trực Cát, nay là phường Tràng Cát, quận Hải An, TP Hải Phòng tra tấn, trước khi bị tử hình vào tháng 11/1951.


Theo gia đình ông Định và chính quyền xã Cẩm Nhượng, đến nay gia đình đã 2 lần nhận được giấy báo tử như thế này.

Theo gia đình ông Định và chính quyền xã Cẩm Nhượng, đến nay gia đình đã 2 lần nhận được giấy báo tử như thế này.

Năm 1962, từ chủ trương của Bộ Thương binh điều tra, xác minh thực hiện chế độ chính sách cho những người tham gia chiến đấu, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Nguyễn Hữu Quỳ đã được làm rõ công trạng và được huyện, xã công nhận "liệt sĩ" từ đó.

Tên ông đã được khắc vào văn bia tại Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ của xã; khắc ghi vào bảng vàng danh dự trong cuốn “Địa chí” xã xuất bản năm 2008.

Lịch sử Đảng bộ xã Cẩm Nhượng đã khắc sâu và ghi danh ông là một trong số 292 người con yêu quý của quê hương đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến thần thánh với đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ.


Trong văn bia Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ của xã Cẩm Nhượng...

Trong văn bia Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ của xã Cẩm Nhượng...


... tên liệt sĩ Nguyễn Hữu Quỳ xếp thứ 58.

... tên "liệt sĩ" Nguyễn Hữu Quỳ xếp thứ 58.

Năm 2009, sau hơn 60 năm kể từ khi được địa phương công nhận là "liệt sĩ", nhờ sự tận tâm giúp đỡ của đồng đội, các đơn vị liên quan, gia đình ông Nguyễn Hữu Định (người con trai duy nhất, hiện sống tại phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) đã tìm được phần mộ của cha mình.

Hài cốt “liệt sĩ” Nguyễn Hữu Quỳ đã được cất bốc về an táng tại quê nhà Cẩm Nhượng.

Hàng chục năm có tên tại Đài tưởng niệm vẫn không được công nhận liệt sĩ - 5

Dù cha chưa được Chính phủ công nhận là liệt sĩ nhưng hàng năm ông Định vẫn nhận được chế độ hương khói và quà tặng của Chủ tịch nước dành cho liệt sĩ Nguyễn Hữu Quỳ.

Dù cha chưa được Chính phủ công nhận là liệt sĩ nhưng hàng năm ông Định vẫn nhận được chế độ hương khói và quà tặng của Chủ tịch nước dành cho "liệt sĩ" Nguyễn Hữu Quỳ.

Nhưng điều thiệt thòi nhất cho "liệt sĩ" Nguyễn Hữu Quỳ và gia đình là trong khi được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương tri ân, vinh danh, hàng năm được hưởng mọi chế độ quy định của Nhà nước đối với liệt sĩ, thì đến nay ông vẫn chưa được Chính phủ truy tặng là liệt sĩ và chưa cấp bằng “Tổ quốc ghi công” như bao liệt sĩ khác đã ngã xuống vì nền độc lập, thống nhất của đất nước.

Hồ sơ "chạy lòng vòng" suốt 10 năm

Vì nỗi thiệt thòi của người cha mà suốt nhiều năm qua, ông Nguyễn Hữu Định đã lặn lội gõ cửa từ cấp cơ sở đến trung ương mong cha được truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công.

Nhưng suốt từ năm 2007 đến nay, hồ sơ của ông cứ "kính chuyển" hết đơn vị này sang đơn vị nọ.


Ông Định mong một ngày cha được truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công như bao liệt sĩ khác.

Ông Định mong một ngày cha được truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công như bao liệt sĩ khác.

Năm 2010, ông Định đã làm hồ sơ theo Thông tư 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ LĐ-TB&XH. Suốt hàng tháng ròng ông Định đã gõ cửa hầu hết các cơ quan trong tỉnh để xin xác nhận. Hồ sơ đề nghị truy tặng công trạng cho ông Quỳ được tỉnh Hà Tĩnh xác lập đầy đủ văn bản pháp lý, đề xuất Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng (BQP) xem xét trình cấp thẩm quyền xác nhận liệt sĩ và cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho ông Quỳ.

Sau gần 2 năm, hồ sơ của ông Quỳ không được Cục Chính sách BQP giải quyết mà được chuyển sang Cục Người có công - Bộ LĐ-TB&XH.

Trong văn bản kính chuyển Cục Người có công Bộ LĐ-TB&XH, Cục Chính sách BQP đề xuất: “Đây (hồ sơ ông Quỳ-PV) là trường hợp đặc biệt còn tồn sót lại, căn cứ vào tình hình thực tế, để thực hiện đúng chính sách của Nhà nước đối với người có công với cách mạng và giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, cổ vũ các thế hệ tiếp theo lên đường làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc; Cục Chính sách/TCCT đề nghị Cục Người có công vận dụng xét và tổng hợp, báo cáo Bộ LĐ-TB&XH trình Chính phủ tặng Bằng Tổ quốc ghi công, suy tôn Liệt sĩ Nguyễn Hữu Quỳ”.

Hàng chục năm có tên tại Đài tưởng niệm vẫn không được công nhận liệt sĩ - 8

Thế nhưng, đề xuất trên vẫn không được giải quyết. Hồ sơ được chuyển trả cho Bộ Chỉ huy quân sự Hà Tĩnh chuyển trả trở lại cho ông Định.

Tháng 7/2014, theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP hành ngày 22/10/2013, ông Định lại làm hồ sơ đề nghị truy tặng công trạng cho cha mình.

Lần này theo hướng dẫn, ông Định gửi Cục Người có công Bộ LĐ-TB&XH. Nhưng oái oăm thay, sau nhiều tháng trời chờ đợi, ông Định lại nhận được công văn hồi đáp: “Đề nghị ông liên hệ với Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị để được xem xét, hướng dẫn theo thẩm quyền”!.

Sau nhiều năm chờ đợi, đã quá mệt mỏi với thủ tục hành chính cứng nhắc, nhận được công văn hồi đáp trên, ông Định đã không tin vào mắt mình.
Sau nhiều năm chờ đợi, đã quá mệt mỏi với thủ tục hành chính cứng nhắc, nhận được công văn hồi đáp trên, ông Định đã không tin vào mắt mình.

“Cha tôi đã hy sinh trọn vẹn tuổi thanh xuân cho đất nước. Tôi và con cháu rất tự hào về cha ông của chúng tôi. Điều làm tôi dứt là mấy chục năm qua cha tôi vẫn chưa được chính thức công nhận là liệt sĩ. Cũng là người lính, tôi hiểu cái đó không có ý nghĩa gì lớn về kinh tế nhưng là sự ghi nhận công lao xương máu của ông đã ngã xuống vì đất nước, và là chỗ dựa để giáo dục con cháu về truyền thống cách mạng của gia đình. Nhưng đến giờ cha tôi vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ chính danh. Tôi buồn và không biết phải chờ đợi đến bao giờ”- ông Nguyễn Hữu Định chia sẻ.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Văn Dũng – Tiến Hiệp