Hà Nội: Cá chép "đi cầu trượt" lên chầu Trời

(Dân trí) - Tại một khu chung cư thuộc phường Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội), người dân vô cùng thích thú với sáng kiến tạo hai chiếc cầu trượt để người dân dễ dàng thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về Trời.

 
Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 1

Việc thả cá chép qua ống nhựa để tiễn ông Công ông Táo khiến nhiều người vô cùng thích thú.

Sáng ngày 23 tháng Chạp (tức 17/1), theo ghi nhận của PV Dân trí tại khu chung cư Hateco Xuân Phương, thuộc phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), người dân vô cùng thích thú với hai chiếc "cầu trượt" làm bằng ống nhựa giúp người dân dễ dàng thả cá chép qua hàng rào xuống hồ mà không cần phải xuống tận mép hồ.

Theo đó, mỗi chiếc ống dài khoảng 5 mét được đặt trên mặt cỏ một đầu kê lên mép hàng rào, một đầu chạy thẳng xuống hồ nước nhân tạo. Phía ngoài miệng ống được thiết kế theo hình chiếc phễu, phía dưới được cắt vát 2 đầu để cá thả dễ dàng chui ra.

Người dân đứng trên vỉa hè, ngoài hàng rào vẫn có thể thả được cá chép thông qua đoạn "cầu trượt" này.

Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 2

2 chiếc ống trượt để thả cá chép tiễn ông Công ông Táo khiến nhiều người thích thú.

Trao đổi với phóng viên, một bảo vệ ở chung cư này cho biết "cầu trượt" thả cá được lắp đặt vào chiều qua 16/1. Mục đích là để người dân thả cá an toàn, không bị trượt ngã hay tai nạn đuối nước xảy ra. Hơn nữa, việc làm này cũng giúp người dân không phải đi xa để thả cá.

“Tại điểm thả cá chúng tôi bố trí cả thùng rác ở bên cạnh nhằm giữ gìn môi trường. Cùng với đó là 1 thùng nước để ai có nhỡ thả cả túi nilon vào thì còn đổ nước thông được”, bảo vệ này nói.

Các cư dân sinh sống ở đây thích thú với mô hình này, có những thời điểm đông người phải phải xếp hàng chờ đợi mới đến lượt nhưng ai cũng vui vẻ. Điều quan trọng nhất đó là trẻ nhỏ cũng có thể cùng ông bà, bố mẹ ra thả cá mà không sợ bị ngã.

“Chúng tôi rất đồng tình với việc làm này, mọi thứ đều tuyệt vời! Việc thả cá như này giúp làm giảm hẳn nguy cơ mất an toàn khi thả cá tiễn ông Công ông Táo xuống sông hồ như trước kia. Ngoài ra, việc thả cá qua ống nước cũng dễ dàng với các cháu nhỏ, mọi người đều có thể làm được”, một cư dân sống tại khu chung cư gần khu vực thả cá cho hay.

Một số hình ảnh PV ghi nhận vào sáng nay 17/1:

Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 3
Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 4
Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 5
Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 6
Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 7
Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 8
Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 9
Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 10

Những đứa trẻ nô nức theo mẹ đi thả cá

Sắc xuân rực rỡ trên phố Sài Gòn trong ngày cúng ông Táo

Theo phong tục của người Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân. Người Việt xưa tin rằng Táo quân là vị thần quản lý khu bếp của gia đình, có nhiệm vụ báo cáo mọi việc tốt xấu trong năm của gia chủ với Ngọc Hoàng. Hôm nay, rất đông người dân tập trung tại các con sông, kênh rạch lớn để thả cá với mong muốn đưa tiễn ông Táo về trời.

Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 11

Chị Cẩm Ngọc đang cùng con gái Quách Hoàng Hải Khanh đưa cá chép ra kênh Nhiêu Lộc để thả

Chị Trịnh Thị Cẩm Ngọc (ngụ Phú Nhuận, TPHCM) cho biết: "Hàng năm cứ đến ngày này là tôi lại đưa gia đình đến các con sông thả cá phóng sanh. Ngoài ý nghĩa đưa ông táo về trời thì đây cũng là dịp để tôi thả cá phóng sanh mong an lành, hạnh phúc cho gia đình và mong muốn một năm mới an khang thịnh vượng hơn. Tôi cũng truyền dạy cho con cái luôn giữ ý nghĩa của ngày ông Táo về trời để nhớ đến những nét văn hóa truyền thống của dân tộc". 

Theo chị Ngọc, mỗi dịp này các gia đình thường mua cá chép đỏ để cúng ông Táo và được mua từ tối hôm trước. Sau khi mua về nhà, mọi người thả cá vào một chậu nước sạch để cho sạch sẽ. Cúng ông Táo cần 3 con cá chép đỏ, nhiều gia đình có điều kiện thì cúng nhiều hơn. 

Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 12
“Con thả cá cầu sức khỏe cho mọi người, cầu ông Táo phò hộ cho con học giỏi”, bé Quách Hoàng Hải Khanh (7 tuổi, con gái chị Cẩm Ngọc) nói.

Cháu Quách Hoàng Hải Khanh (7 tuổi) cũng nô nức đi cùng mẹ để thả cá phóng sanh. Cháu cho biết rất vui khi được thực hiện nghi thức truyền thống của dân tộc và mong sao nhiều trẻ em cũng được cha mẹ đưa đi thả cá như mình. 

"Từ hồi nhỏ con đã được ông bà dạy về ý nghĩa của ngày tiễn ông Táo về trời và nó in đậm vào tâm trí con. Lúc nhỏ thì ông bà hay đưa con đi thả cá và con rất yêu thích việc thả cá phóng sinh. Nhân dịp này con cũng mong ước cho cha mẹ, ông bà luôn được khỏe mạnh", cháu Khánh chia sẻ.

Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 13
Có người dân thả cá với số lượng khá nhiều
Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 14
Ai cũng mong cầu những điều tốt đẹp trong việc thả cá truyền thống
Hà Nội: Cá chép đi cầu trượt lên chầu Trời - 15

Cũng từ ngày hôm nay, người Việt trang hoàng nhà cửa thật lộng lẫy và cũng là để trang trí ngôi nhà rực rỡ để đón Tết cổ truyền của dân tộc. Các tuyến đường ở trung tâm Sài Gòn cũng được khoác lên mình một diện mạo mới với ngập tràn sắc hoa báo hiệu mùa xuân đã về. 

Khắp các con phố đều trang hoàng đủ loại mai, đào, cúc, lan như tạo nên một bức tranh xuân nhộn nhịp. 

Trần Thanh - Phạm Nguyễn - Xuân Hinh

Dòng sự kiện: Xuân Canh Tý 2020