Gặp “lâm tặc” có biệt tài nói chuyện với chim trời
Trương Cảm - kiểm lâm viên Vườn quốc gia Bạch Mã - từng là một “lâm tặc” có tiếng với chiến tích từng bị… kiểm lâm Thừa Thiên - Huế bắt khi bẫy chim trĩ sao mang đi bán lấy tiền đong gạo.
Sau đó ông “hoàn lương” và trở thành người giữ cửa rừng hơn 25 năm nay. Nhưng người đàn ông 45 tuổi này nổi tiếng không phải ở sự “hoàn lương”, mà bởi biệt tài nhại tiếng hót của cả trăm loài chim. Không chỉ vậy, Trương Cảm còn hiểu được ngôn ngữ của chim để gọi, “chuyện trò” với chúng…
Một thời… “lâm tặc”
Ông có thể nhại tiếng hót của trăm loài chim.
Trương Cảm ngồi trước mặt tôi là người đàn ông tầm thước, dáng dấp như lực điền, nói chuyện lại bộc trực, thẳng thắn. “Ông trở thành kiểm lâm từ khi nào?” - tôi bắt đầu câu chuyện với ông bằng câu hỏi. “Từ sau vụ bán chim trĩ bị kiểm lâm bắt được” - Trương Cảm cười hiền từ. Ông kể, hồi những năm 80 của thế kỷ trước, cũng như bao người dân khác của thôn Phú Thạnh (xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) - vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã, tuổi trẻ của ông gắn với núi rừng, chim thú. Tốt nghiệp lớp 12, vì nghèo nên ông từ bỏ giấc mơ đại học để ở nhà làm ruộng, đi rừng đốn gỗ, bẫy thú, chim rừng đem bán đổi lấy cơm. Thời đó, dân làng thi nhau lên rừng giăng bẫy đánh chim, đó cũng là công việc hết sức bình thường như…Làm ruộng, bởi khái niệm “lâm tặc” lúc đó chưa tồn tại ở vùng đất này.
Và Trương Cảm chính là người đầu tiên trong thôn bị cơ quan chức năng xác nhận là… “lâm tặc”. Số là, trong lần đem hai con trĩ sao bẫy được lên thành phố Huế bán, ông được hai vị khách ra giá rất cao kèm theo điều kiện phải đưa chim về bán tận nhà. Chẳng phút nghi ngại, ông đồng ý lên xe về nhà khách giao chim thì bị khách… chở thẳng về trụ sở Kiểm lâm Bình - Trị - Thiên cũ. Trương Cảm bị lập biên bản, tịch thu hai con chim trĩ sao mà chẳng hiểu chuyện gì đang xảy đến với mình. Chỉ đến khi kiểm lâm viên lôi luật ra đọc một lèo, ông mới ngơ ngớ mường tượng ra hình thù của một “lâm tặc” là mình. Chính lần chẳng may bị bắt đó lại là cơ duyên để Trương Cảm - “lâm tặc” trở thành Trương Cảm - kiểm lâm như bây giờ.
Đó là vào năm 1988, lần đầu tiên đoàn của Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới vào Huế tìm hỏi chuyện chim trĩ sao. Bí quá, ông Huỳnh Văn Kéo-Trưởng ban bảo vệ rừng cấm Bạch Mã (hiện là Giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã)-dắt đoàn tìm Trương Cảm. Cảm nói rành rọt về loài chim trĩ sao khiến cả đoàn lẫn ông trưởng ban bảo vệ rừng cấm ngạc nhiên, khen nức nở. Sau cuộc gặp đó, ông Kéo nảy ra sáng kiến mời “lâm tặc” về làm nhiệm vụ bảo vệ rừng. Nhớ lại chuyện hơn 20 năm trước, vị giám đốc vẫn còn sung sướng với quyết định gây sốc của mình.
Ông lý giải: Đó chính là “lấy độc trị độc”, bởi chỉ có lâm tặc mới tường tận từng hang cùng ngõ hẻm của vùng rừng núi Bạch Mã. Cũng chỉ có lâm tặc mới biết nơi nào có bẫy thú, chim, nơi nào rừng đang bị hạ sát. Cái tên của “lâm tặc” đầu tiên mà ông Kéo nghĩ và tìm đến lại là Trương Cảm. “Hôm đó, tui đang gặt lúa ông Kéo đứng trên bờ ruộng gọi hỏi có muốn đi bảo vệ rừng cấm không? Tui hỏi lại rứa có cơm ăn không? Nói thiệt hồi đó sức khỏe của tui quá mạnh, đòi hỏi cái ăn ghê lắm. Ông Kéo nói đủ rứa là tui theo ông về Bạch Mã làm nhân viên bảo vệ rừng” - ông Cảm nhớ lại.
Công việc đầu tiên mà ông được giao là nuôi chim, thú để nghiên cứu. Ông đan lồng, dựng chuồng, mang hết số chim bẫy được trong thời gian làm lâm tặc, cùng với đó là mua chim, thú về nuôi. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn, ông Kéo nhận ra sự bất ổn trong cách nghiên cứu chim theo kiểu giam cầm, quyết thả hết chim trở lại rừng. Ông Cảm hết nhiệm vụ. Những ngày tiếp theo đó, trong đầu ông Cảm là hàng loạt câu hỏi về tương lai rằng liệu có còn được ở lại làm cán bộ, hay về nhà tiếp tục làm ruộng, trở lại làm lâm tặc. Lại lần nữa, ông Kéo gọi lên hỏi có đi bắt lâm tặc không. Vậy là hôm sau, ông Cảm mang hành lý lên rừng đi dỡ bẫy, rình bắt lâm tặc.
Và Trương Cảm chính là người đầu tiên trong thôn bị cơ quan chức năng xác nhận là… “lâm tặc”. Số là, trong lần đem hai con trĩ sao bẫy được lên thành phố Huế bán, ông được hai vị khách ra giá rất cao kèm theo điều kiện phải đưa chim về bán tận nhà. Chẳng phút nghi ngại, ông đồng ý lên xe về nhà khách giao chim thì bị khách… chở thẳng về trụ sở Kiểm lâm Bình - Trị - Thiên cũ. Trương Cảm bị lập biên bản, tịch thu hai con chim trĩ sao mà chẳng hiểu chuyện gì đang xảy đến với mình. Chỉ đến khi kiểm lâm viên lôi luật ra đọc một lèo, ông mới ngơ ngớ mường tượng ra hình thù của một “lâm tặc” là mình. Chính lần chẳng may bị bắt đó lại là cơ duyên để Trương Cảm - “lâm tặc” trở thành Trương Cảm - kiểm lâm như bây giờ.
Đó là vào năm 1988, lần đầu tiên đoàn của Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới vào Huế tìm hỏi chuyện chim trĩ sao. Bí quá, ông Huỳnh Văn Kéo-Trưởng ban bảo vệ rừng cấm Bạch Mã (hiện là Giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã)-dắt đoàn tìm Trương Cảm. Cảm nói rành rọt về loài chim trĩ sao khiến cả đoàn lẫn ông trưởng ban bảo vệ rừng cấm ngạc nhiên, khen nức nở. Sau cuộc gặp đó, ông Kéo nảy ra sáng kiến mời “lâm tặc” về làm nhiệm vụ bảo vệ rừng. Nhớ lại chuyện hơn 20 năm trước, vị giám đốc vẫn còn sung sướng với quyết định gây sốc của mình.
Ông lý giải: Đó chính là “lấy độc trị độc”, bởi chỉ có lâm tặc mới tường tận từng hang cùng ngõ hẻm của vùng rừng núi Bạch Mã. Cũng chỉ có lâm tặc mới biết nơi nào có bẫy thú, chim, nơi nào rừng đang bị hạ sát. Cái tên của “lâm tặc” đầu tiên mà ông Kéo nghĩ và tìm đến lại là Trương Cảm. “Hôm đó, tui đang gặt lúa ông Kéo đứng trên bờ ruộng gọi hỏi có muốn đi bảo vệ rừng cấm không? Tui hỏi lại rứa có cơm ăn không? Nói thiệt hồi đó sức khỏe của tui quá mạnh, đòi hỏi cái ăn ghê lắm. Ông Kéo nói đủ rứa là tui theo ông về Bạch Mã làm nhân viên bảo vệ rừng” - ông Cảm nhớ lại.
Công việc đầu tiên mà ông được giao là nuôi chim, thú để nghiên cứu. Ông đan lồng, dựng chuồng, mang hết số chim bẫy được trong thời gian làm lâm tặc, cùng với đó là mua chim, thú về nuôi. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn, ông Kéo nhận ra sự bất ổn trong cách nghiên cứu chim theo kiểu giam cầm, quyết thả hết chim trở lại rừng. Ông Cảm hết nhiệm vụ. Những ngày tiếp theo đó, trong đầu ông Cảm là hàng loạt câu hỏi về tương lai rằng liệu có còn được ở lại làm cán bộ, hay về nhà tiếp tục làm ruộng, trở lại làm lâm tặc. Lại lần nữa, ông Kéo gọi lên hỏi có đi bắt lâm tặc không. Vậy là hôm sau, ông Cảm mang hành lý lên rừng đi dỡ bẫy, rình bắt lâm tặc.
Ông Cảm “chim” trổ tài
Thời gian tiếp theo là những ngày đêm ông lang thang khắp hang cùng ngõ tận của vùng rừng cấm Bạch Mã. Bằng kinh nghiệm của người từng đi phá rừng, ông đã cứu không biết bao nhiêu thú rừng thoát khỏi “nanh vuốt” của lâm tặc. Ông kể: Mùa chim trĩ sao động dục thường là vào tháng 3, đây chính là thời gian lâm tặc đến đặt bẫy nhiều nhất. Biết được thế, bẫy họ cứ đặt xuống dính là mình đi tháo giải vây. Còn như loài gấu ngựa thích đồ thối. Lần theo mùi thối trên rừng, y chang như rằng hoặc là phát hiện bẫy gấu, hoặc là một con thú nào đó bị dính bẫy đã chết…
Ông Cảm đang “tán tỉnh” với chú chim khứu nuôi trong nhà 15 năm nay.
Trong cảnh ăn ở riết giữa rừng, ông tiếp nhận, thu thập thông tin về tất cả các loài chim, thú, để rồi tự dưng nó trở thành niềm đam mê lúc nào chẳng rõ. Giờ đây, ông có cho riêng mình một kho kiến thức sống động về các loài chim: “Không phải nói khoe, nói trạng chứ giờ lắng tai nghe tiếng chim vỗ cánh, hoặc nhìn bóng chim in lên mặt đất là tui biết đó là loại chim gì, nằm ở đâu trong danh mục các loài chim. Lâu ngày nó trở nên gần gũi quá cho nên mình biết” - ông Cảm nói.
Cũng có những lúc vô công rỗi nghề, ông chăm chú lắng nghe tiếng kêu của các loài chim, rồi bắt chước nhại theo. Lâu dần “tiếng chim” của ông trở nên giống, quen thuộc lắm khiến chim rừng đáp lời trở lại. Ông nói: “Thật ra thì ai cũng có thể huýt sáo nhại tiếng chim, nhưng để nhại đúng phải biết “tông” của chúng. Tui hiểu được rằng tất cả các loài chim đều có ngôn ngữ riêng của nó. Tiếng chim gọi bầy, tán tỉnh nhau, tiếng chim mẹ mớm mồi cho con khác nhau hoàn toàn. Ngôn ngữ của loài chim cũng như con người vậy, cũng có ghen tuông, giận dữ, cũng biết hơn thua đủ cả”. Không chỉ có vậy, nghe tiếng chim, ông có thể dự báo được thời tiết. Ông nói: “Hôm nào tiếng chim cu rốc kêu rầm rộ, trời hôm ấy nắng to. Còn nếu mình gọi mà nó không ư hử gì thì y như rằng ngày mai mưa như thác đổ…”.
Cái khiếu nhại tiếng chim của ông cũng đã khiến người Tây nể phục. Đó là trong lần theo học khoá tập huấn ở Vườn quốc gia vùng Nor Pas De Pais, về cách thức thu hút động vật hoang dã của con người. Vào một buổi chiều, trong lúc tham quan vườn, ông trổ tài gọi chim cho những người bạn Pháp thưởng thức. Nào ngờ, sau một hồi gọi, con quạ từ từ đáp lên vai ông trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Giám đốc vườn-ông Didier-đã phải thốt lên: “Tuyệt! Lần đầu tiên tôi chứng kiến điều thú vị này”. Ông Cảm bảo, có thể đó là sự trùng hợp tình cờ, cũng có thể do mình gặp may. Hôm ấy, trong tiếng nhại theo tiếng kêu của con quạ, ông đang cô đơn, lẻ loi trên đất khách. Có lẽ con quạ đang mang tâm trạng tương tự nên đến tìm bạn chăng?
Giờ đây, trong 320 loài chim ở Vườn quốc gia Bạch Mã này, ông đều hiểu và nhại được tiếng hót của chúng. Ông cất tiếng hót loài nào thì ắt hẳn từ rừng rậm chim trời vọng đáp lời… Mười lăm năm qua, thành thói quen, sau một chuyến đi rừng dài ngày trở về, ông Cảm dành gần một tiếng đồng hồ để “tán tỉnh” với chú chim khứu được ông đưa về làm bạn trong nhà . Ông kể, con khứu đang nuôi là giống đực và chỉ có khứu cái mới có thể làm cho nó hót ngay. Nói xong, ông chụm môi cất lên tiếng hót của chú chim khứu cái. Ngay lập tức, chú khứu trong lồng cất tiếng đáp lại. “Bất kể loài chim gì, hễ bắt được sóng đôi nam nữ thì chim sẽ đáp lời ngay, tình cảm lắm. Để tui thử cho anh xem”. Dứt lời, ông Cảm nhại giọng tranh giành tình cảm của khứu đực. Giọng ông chưa kịp dứt, chú khứu xù lông, xòe cánh đáp trả bằng giọng hót giận dữ như đang oán trách ai.
Đợt rồi, Vườn quốc gia Bạch Mã mở cửa đón khách trở lại. Ngoài vai trò là một kiểm lâm, ông còn là người thuyết trình tour du lịch. “Gọi chim trời ngắm bình minh”. Công việc có phần bộn bề hơn, nhưng mà được cái là vui. Đoàn khách nào đến cũng đòi ông dắt đi gọi chim. Ông nói việc mình đang làm là bất đắc dĩ. Ông nói: “Tui đâu có được học hành ở trường du lịch mô. Biết chi làm nấy, gọi chim cho khách xem, nghe là chính”. Tôi hỏi: Thế đã lần nào bị “bể show” chưa? Ông quả quyết: “Gọi chim về không có dễ. Phải nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và canh thời gian ngày chim hót mạnh nhất mới dám dẫn khách đi. Thời gian chuẩn không cần chỉnh để gọi chim là từ 5 đến 8 giờ sáng thì gọi chim gì cũng có”. Và ông đặt cược rằng khi Cảm “chim” đã vào rừng cất tiếng gọi mà nếu như không có loài chim nào trả lời thì chắc chắn sẽ không dám ngửa tay lấy tiền của khách dù chỉ một đồng xu.
Cũng có những lúc vô công rỗi nghề, ông chăm chú lắng nghe tiếng kêu của các loài chim, rồi bắt chước nhại theo. Lâu dần “tiếng chim” của ông trở nên giống, quen thuộc lắm khiến chim rừng đáp lời trở lại. Ông nói: “Thật ra thì ai cũng có thể huýt sáo nhại tiếng chim, nhưng để nhại đúng phải biết “tông” của chúng. Tui hiểu được rằng tất cả các loài chim đều có ngôn ngữ riêng của nó. Tiếng chim gọi bầy, tán tỉnh nhau, tiếng chim mẹ mớm mồi cho con khác nhau hoàn toàn. Ngôn ngữ của loài chim cũng như con người vậy, cũng có ghen tuông, giận dữ, cũng biết hơn thua đủ cả”. Không chỉ có vậy, nghe tiếng chim, ông có thể dự báo được thời tiết. Ông nói: “Hôm nào tiếng chim cu rốc kêu rầm rộ, trời hôm ấy nắng to. Còn nếu mình gọi mà nó không ư hử gì thì y như rằng ngày mai mưa như thác đổ…”.
Cái khiếu nhại tiếng chim của ông cũng đã khiến người Tây nể phục. Đó là trong lần theo học khoá tập huấn ở Vườn quốc gia vùng Nor Pas De Pais, về cách thức thu hút động vật hoang dã của con người. Vào một buổi chiều, trong lúc tham quan vườn, ông trổ tài gọi chim cho những người bạn Pháp thưởng thức. Nào ngờ, sau một hồi gọi, con quạ từ từ đáp lên vai ông trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Giám đốc vườn-ông Didier-đã phải thốt lên: “Tuyệt! Lần đầu tiên tôi chứng kiến điều thú vị này”. Ông Cảm bảo, có thể đó là sự trùng hợp tình cờ, cũng có thể do mình gặp may. Hôm ấy, trong tiếng nhại theo tiếng kêu của con quạ, ông đang cô đơn, lẻ loi trên đất khách. Có lẽ con quạ đang mang tâm trạng tương tự nên đến tìm bạn chăng?
Giờ đây, trong 320 loài chim ở Vườn quốc gia Bạch Mã này, ông đều hiểu và nhại được tiếng hót của chúng. Ông cất tiếng hót loài nào thì ắt hẳn từ rừng rậm chim trời vọng đáp lời… Mười lăm năm qua, thành thói quen, sau một chuyến đi rừng dài ngày trở về, ông Cảm dành gần một tiếng đồng hồ để “tán tỉnh” với chú chim khứu được ông đưa về làm bạn trong nhà . Ông kể, con khứu đang nuôi là giống đực và chỉ có khứu cái mới có thể làm cho nó hót ngay. Nói xong, ông chụm môi cất lên tiếng hót của chú chim khứu cái. Ngay lập tức, chú khứu trong lồng cất tiếng đáp lại. “Bất kể loài chim gì, hễ bắt được sóng đôi nam nữ thì chim sẽ đáp lời ngay, tình cảm lắm. Để tui thử cho anh xem”. Dứt lời, ông Cảm nhại giọng tranh giành tình cảm của khứu đực. Giọng ông chưa kịp dứt, chú khứu xù lông, xòe cánh đáp trả bằng giọng hót giận dữ như đang oán trách ai.
Đợt rồi, Vườn quốc gia Bạch Mã mở cửa đón khách trở lại. Ngoài vai trò là một kiểm lâm, ông còn là người thuyết trình tour du lịch. “Gọi chim trời ngắm bình minh”. Công việc có phần bộn bề hơn, nhưng mà được cái là vui. Đoàn khách nào đến cũng đòi ông dắt đi gọi chim. Ông nói việc mình đang làm là bất đắc dĩ. Ông nói: “Tui đâu có được học hành ở trường du lịch mô. Biết chi làm nấy, gọi chim cho khách xem, nghe là chính”. Tôi hỏi: Thế đã lần nào bị “bể show” chưa? Ông quả quyết: “Gọi chim về không có dễ. Phải nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và canh thời gian ngày chim hót mạnh nhất mới dám dẫn khách đi. Thời gian chuẩn không cần chỉnh để gọi chim là từ 5 đến 8 giờ sáng thì gọi chim gì cũng có”. Và ông đặt cược rằng khi Cảm “chim” đã vào rừng cất tiếng gọi mà nếu như không có loài chim nào trả lời thì chắc chắn sẽ không dám ngửa tay lấy tiền của khách dù chỉ một đồng xu.
Theo Đăng Khoa
Lao động