Gần 30 năm nuôi những đứa “con dưng” ngơ ngác

(Dân trí) - Sau khi đất nước giải phóng, má Mười quay lại chiến trường xưa, cũng là nơi má đã sinh ra, để tìm lại những ân nhân trong thời loạn lạc. Từ đây, cái duyên đã đưa đẩy má đến với những mảnh đời bi đát…

Gần 30 năm đối diện với những ánh mắt "Hồn nhiên đến ngơ ngác"

Không cầm lòng trước những đứa trẻ co quắp tay chân, cười nói ngơ ngác, má Mười chọn căn nhà mẹ ruột của mình làm nơi cưu mang các cháu. Các cháu là con của những người từng chở che má chống lại kẻ thù. Giờ đây, họ không còn nữa hay biền biệt xứ người, để lại những đứa trẻ nhìn cuộc đời bằng ánh mắt ngác ngơ vô thức.

Má tên thật là Trần Thị Cẩm Giang, năm nay đã 78 tuổi. Đầu những năm 1990, cuộc sống thời bao cấp khá chật vật, vậy mà một mình má phải nuôi 10 đứa trẻ “người không ra người” với 12 ký gạo phát theo chuẩn mỗi tháng.

Má còn nhớ: “Xuống chợ đầu mối Hóc Môn xin cọng rau, củ khoai người ta không có cho. Người ta còn đói, huống chi mình, với lại người ta cũng nghĩ mình giả vờ. Má không xin nữa. Má ngồi đợi người ta đổ rác để bới tìm những thứ còn có thể ăn được…”.

Cái thời khốn khó đó đã qua, nhờ có công với đất nước, má được chính quyền cấp cho căn nhà ở quận Tân Bình, TPHCM. Được một thời gian, má bán nhà, đầu tư xây lại mái ấm cho các con của mình.


Ngôi nhà ngay phía sau má Mười xây để làm nơi sinh hoạt, học tập… cho những bé lành lặn, khỏe mạnh.

Ngôi nhà ngay phía sau má Mười xây để làm nơi sinh hoạt, học tập… cho những bé lành lặn, khỏe mạnh.


Khu nhà dành cho trẻ bại não này ngày xưa là hố bom B52, sâu mấy thân người. Mất gần 4 năm má Mười mới tích cóp đủ tiền để san lấp.

Khu nhà dành cho trẻ bại não này ngày xưa là hố bom B52, sâu mấy thân người. Mất gần 4 năm má Mười mới tích cóp đủ tiền để san lấp.


Nụ cười hồn nhiên đến ngơ ngác có lẽ là chất xúc tác, gắn cuộc đời má Mười với các em.

Nụ cười hồn nhiên đến ngơ ngác có lẽ là chất xúc tác, gắn cuộc đời má Mười với các em.


Khu sinh hoạt chung của các bé mồ côi.

Khu sinh hoạt chung của các bé mồ côi.


Bên dưới nền nhà của má là địa đạo, chính vì thế mà nền nhà của má hay bị lún, nứt. Đoạn hành lang này đã được má nhiều lần dặm vá.

Bên dưới nền nhà của má là địa đạo, chính vì thế mà nền nhà của má hay bị lún, nứt. Đoạn hành lang này đã được má nhiều lần dặm vá.


Cái tuổi 80 đã cận kề nhưng dường nhưng tình yêu cho các con chưa bao giờ vơi đi. Một tấm lòng nhân hậu đến kiên định: “Có rách áo mới thương người áo rách!”.

Cái tuổi 80 đã cận kề nhưng dường nhưng tình yêu cho các con chưa bao giờ vơi đi. Một tấm lòng nhân hậu đến kiên định: “Có rách áo mới thương người áo rách!”.


Chị Trần Trung Thu, ở với Má Mười 26 năm nhưng vẫn nhìn Má bằng đôi mắt “xa lạ”. Thuở trước, Má tìm thấy chị Thu ở gò mả ngoài đồng. Đang ngay rằm Trung Thu, má lấy đó làm tên đặt cho chị. Dạo gần đây, có một cặp vợ chồng cứ hay lui tới thăm mái ấm, đặc biệt là chỉ ghé giường chị Thu. Thấy lạ, má nói với hai người đó rằng anh chị có nhận hay không cũng không sao, Trung Thu vẫn ở đây với tôi bao nhiêu năm rồi. Nếu thật sự là con của hai anh chị thì hãy nhận là con đi. Hai vợ chồng kia nghe xong, gật đầu và khóc.

Chị Trần Trung Thu, ở với Má Mười 26 năm nhưng vẫn nhìn Má bằng đôi mắt “xa lạ”. Thuở trước, Má tìm thấy chị Thu ở gò mả ngoài đồng. Đang ngay rằm Trung Thu, má lấy đó làm tên đặt cho chị. Dạo gần đây, có một cặp vợ chồng cứ hay lui tới thăm mái ấm, đặc biệt là chỉ ghé giường chị Thu. Thấy lạ, má nói với hai người đó rằng anh chị có nhận hay không cũng không sao, Trung Thu vẫn ở đây với tôi bao nhiêu năm rồi. Nếu thật sự là con của hai anh chị thì hãy nhận là con đi. Hai vợ chồng kia nghe xong, gật đầu và khóc.


Là những đứa trẻ “con cầu con khẩn”… đừng sinh ra trên cõi đời này nhưng các em thật may mắn và hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của má Mười. Từ trong thâm tâm, các em vẫn thèm cái hơi ấm từ tình thương của chính cha mẹ ruột của mình.

Là những đứa trẻ “con cầu con khẩn”… đừng sinh ra trên cõi đời này nhưng các em thật may mắn và hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của má Mười. Từ trong thâm tâm, các em vẫn thèm cái hơi ấm từ tình thương của chính cha mẹ ruột của mình.


Dù có là ai, như thế nào, khi đến với Má, các em đều có một cái tên. Ở mái ấm Thiện Duyên, tên con trai sẽ đệm chữ Thiện, tên con gái đều là Duyên nhưng khác tên đệm.

Dù có là ai, như thế nào, khi đến với Má, các em đều có một cái tên. Ở mái ấm Thiện Duyên, tên con trai sẽ đệm chữ Thiện, tên con gái đều là Duyên nhưng khác tên đệm.


Bức tranh thêu chữ thập “12 nàng tiên” đã được xác lập kỷ lục: Bức tranh thêu dài nhất do các bé mồ côi và khuyết tật thực hiện.

Bức tranh thêu chữ thập “12 nàng tiên” đã được xác lập kỷ lục: Bức tranh thêu dài nhất do các bé mồ côi và khuyết tật thực hiện.

Các em khá khéo léo trong việc tạo nguồn thu nhập cho trung tâm.
Các em khá khéo léo trong việc tạo nguồn thu nhập cho trung tâm.

Ngoài đồ lưu niệm do các em làm, má Mười còn ủ tương, trộn muối, bán hủ tiếu…và bất cứ công việc nào để có thể tạo ra thu nhập.

Ngoài đồ lưu niệm do các em làm, má Mười còn ủ tương, trộn muối, bán hủ tiếu…và bất cứ công việc nào để có thể tạo ra thu nhập.

Bạn Nguyễn Hải Âu (Việt kiều Mỹ) mỗi lần về nước đếu đến thăm mái ấm.
Bạn Nguyễn Hải Âu (Việt kiều Mỹ) mỗi lần về nước đếu đến thăm mái ấm.

Hiện tại, mái ấm Thiện Duyên ( số 73, đường Nguyễn Thị Nê, ấp Phú Hòa, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi) đang rất cần quần áo cũ, tã… cho các bé.

Hiện tại, mái ấm Thiện Duyên ( số 73, đường Nguyễn Thị Nê, ấp Phú Hòa, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi) đang rất cần quần áo cũ, tã… cho các bé.


Với má, các em là nguồn vui để sống. Với các em, má là cuộc đời!

Với má, các em là nguồn vui để sống. Với các em, má là cuộc đời!

Phạm Nguyễn