Đại đô thị TPHCM có văn minh?
(Dân trí) - Năm 2008 được TPHCM chọn làm năm Văn minh đô thị. Giữa tháng 3, dạo một vòng quanh TP, không ai không đặt một dấu hỏi to tướng đằng sau hai chữ “văn minh”.
Ngay từ khi UBND đề xuất chọn năm 2008 làm năm Văn minh đô thị, đã có nhiều ý kiến phản đối. Vì TP không ngày nào không kẹt xe, mỗi năm hơn 1.000 người chết vì tai nạn giao thông, mưa thì ngập nước, nắng thì bụi mịt mù, đường thì rào hàng loạt, đào lên lấp xuống… Làm sao gọi là văn minh?
Cái quan trọng nhất là ý thức người dân TP. Dù là một đại đô thị, nhưng thị dân TPHCM vẫn còn mang dáng dấp nông dân trong cách sinh hoạt hàng ngày, tạo nên hình ảnh nhếch nhác chung cho đường phố Sài Gòn.
Hãy cùng PV Dân trí dạo một vòng để thấy một TPHCM như thế nào trong năm Văn minh đô thị.
Bên cạnh biểu ngữ hô hào xây dựng nếp sống văn minh đô thị là đống rác lớn. Dọn đống này đi lại có đống khác, bởi ngay bên cạnh là một chợ “cóc” không có bãi rác (đường Hùng Vương).
Rác từ nhà ra ngõ. Chỗ nào cũng thấy rác, nhơ nhuốc và hôi hám.
Xây dựng lấn chiếm vỉa hè không chỉ cản trở người đi bộ, làm xấu cảnh quan chung mà còn rất nguy hiểm. Nếu chẳng may nùi dây điện này có vài sợi bị rò rỉ thì hậu quả sẽ ra sao?
Công trường đã chiếm mất 1/2 diện tích lòng đường, rác bên hàng rào công trường chiếm thêm một khoảng không nhỏ khiến lòng đường càng hẹp (đường Bến Hàm Tử).
Chân rào công trường Đại lộ Đông Tây dọc đường Bến Chương Dương vẫn là chỗ lý tưởng nhất để đổ rác và xà bần.
Công trường thì lấn đến vỉa hè, hàng quán thì lấn ra đến cột điện, người đi đường đành chen nhau một lối rộng 0,5m.
Gầm cầu là bãi tập kết rác để lựa phế liệu (cầu Ông Lãnh).
Góc ngã tư thường là nơi nhếch nhác nhất (ngã tư Yersin – Chương Dương).
Cổng đình cũng không được tha.
Mặt sân trống, nhưng Công ty cổ phần Thương mại và du lịch Sài Gòn (trên đường Cách Mạng Tháng 8) vẫn tận dụng vỉa hè để đổ đầy vật liệu xây dựng, buộc khách bộ hành phải xuống lòng đường để đi (hình chụp ngày 17/3).
Khẩu hiệu "đẹp" nhưng khung cảnh xung quan khẩu hiệu thì không đẹp.
Tùng Nguyên