Chưa có thông tin lao động Việt bị thương vong tại Libya
(Dân trí) - Bộ trưởng Lao động Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, chưa có thông tin gì về thương vong của lao động Việt Nam tại Lybia. Hiện tại hơn 1.000 người đang di chuyển ra khỏi biên giới Libya bằng đường bộ, đường biển, còn lại hơn 200 lao động vẫn kẹt sâu trong nội địa.
Trong buổi họp báo Chính phủ bà Ngân cho biết, Chính phủ Việt Nam đang tìm mọi cách đề đưa lao động tại Libya về nước trong thời gian sớm nhất. Và trong tổng số 10.482 người lao động Việt Nam tại Lybia, chúng ta đã đưa được về nước 2.739 người.
Như vậy, chỉ còn khoảng 200 người đang lao động tại các cơ sở nhỏ lẻ, các công xưởng, nhà máy nằm sâu trong địa phận Libya do người Libya làm chủ. Nhóm này vẫn đang tìm cách thoát ra khỏi Libya. Từng nhóm này cũng theo cơ chế tự quản và đã liên lạc được với sứ quán của chúng ta.
Đến thời điểm này có trường hợp nào bị mất liên lạc không, thưa Bộ trường?
Cũng có chuyện đó xảy ra. Người lao động di chuyển ra khỏi biên giới Libya bằng đường bộ theo nhóm nên mình chỉ nắm được con số tổng quát. Còn những số liệu cụ thể thì chỉ khi nào họ lên được tàu hoặc máy bay thì có những con số cụ thể để xác định.
Sao chúng ta không thuê máy bay quân sự để đón 200 lao động này ra khỏi Libya như phương án đã đề ra?
Các nước Bahrain và Oman đang có dấu hiệu như Libya, Chính phủ đã có biện pháp nào để bảo vệ người lao động Việt Nam tại đây chưa thưa bà?
Kể cả những nơi chưa xảy ra chuyện gì ở châu Phi chúng ta đều có kế hoạch bảo vệ lao động. Cụ thể, như những nước ở Trung Đông và Bắc phi mà chúng ta có lao động làm việc, hiện nay chưa xảy ra vần đề gì nhưng chúng ta cũng rút kinh nghiệm từ Libya để có những phương án nhanh nhất. Tức là đã biết được tình hình lao động chúng ta đang ở đâu.
Bao giờ toàn bộ lao động Việt Nam có thể rời ra khỏi lãnh thổ Libya và rời các nước thứ 3 về nước, thưa bà?
Trong số 10.482 lao động Việt Nam lao động tại Lybia có những người phải vay ngân hàng vài chục triệu đồng để được xuất khẩu lao động. Trong đó có nhiều lao động mới chỉ sang Lybia được vài tuần. Do vậy, khi về nước họ chắc chắn sẽ gặp những khó khăn nhất định. Chúng tôi sẽ tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Tạm thời, mỗi lao động từ Libya về đến Việt Nam được hỗ trợ 2 triệu đồng để về quê đoàn tụ với gia đình. Số tiền này được trích từ Quỹ hỗ trợ người lao động ngoài nước và của doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ LĐ - TB & XH đang có kế hoạch lập tài khoản để các nhà hảo tâm, doanh nghiệp ủng hộ lao động về nước. Hiện, cũng có 2 doanh nghiệp đã ủng hộ lao động với số tiền là 8 tỷ đồng.
Còn các khoản nợ của người lao động chắc chắn sẽ không có tiền trả ngay do vậy ngân hàng sẽ khoanh lại rồi sau đó phân loại ví dụ như người nào được tiếp tục đi làm có thu nhập thì trả cho ngân hàng còn các trường hợp khó khăn quá sẽ tập hợp lại báo cáo Chính phủ đưa ra phương án giải quyết.
Quang Phong