1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Cận cảnh "quái vật" đào hầm khổng lồ nặng 850 tấn đầu tiên của Hà Nội

Nguyễn Bắc Lan Vũ

(Dân trí) - Máy đào hầm TBM nặng 850 tấn, dài hơn 90m đang được lắp đặt tại ga ngầm S9 thuộc Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.

Cận cảnh "quái vật" đào hầm nặng 850 tấn đầu tiên tại Hà Nội

Sáng 7/12, các công nhân của nhà thầu thi công đang gấp rút hoàn thiện việc lắp đặt những bộ phận quan trọng của robot đào hầm TBM tại ga ngầm S9 (Kim Mã, Hà Nội). Do kích thước "khủng" nên việc lắp đặt máy cũng mất nhiều thời gian. Dự kiến công tác lắp đặt máy TBM đầu tiên sẽ hoàn thành vào giữa tháng 1/2021, sau đó kiểm tra và chạy thử trong khoảng 2 tuần để có thể đi vào hoạt động cuối tháng 1/2021.

Cận cảnh quái vật đào hầm khổng lồ nặng 850 tấn đầu tiên của Hà Nội - 1

Các thành phần của robot đào hầm TBM đang được đưa xuống tầng hầm thứ 2, thuộc bản đáy của ga ngầm S9 để tiến hành lắp đặt.

Cận cảnh quái vật đào hầm khổng lồ nặng 850 tấn đầu tiên của Hà Nội - 2

Dưới hầm, công nhân đang tích cực thi công lắp đặt các thiết bị cấu kiện của robot đào hầm TBM.

Cận cảnh quái vật đào hầm khổng lồ nặng 850 tấn đầu tiên của Hà Nội - 3

Chiều dài máy khoan khoảng 90m, bao gồm hệ khiên đào và thiết bị phụ trợ.

Robot đào hầm TBM sử dụng máy khoan có khiên đào cân bằng áp lực đất EPB (Earth Pressure Balance). Điểm ưu việt của công nghệ EPB là tính ổn định cao, áp dụng các kỹ thuật mới và được đổi mới về công nghệ để đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt.

Máy bao gồm các bộ phận chính như: Đầu cắt, khiên trước, khiên giữa, khiên đuôi, dẫn động chính, vít tải, hệ lắp dựng vỏ hầm, buồng điều áp và các hệ thống phụ trợ khác.

Cận cảnh quái vật đào hầm khổng lồ nặng 850 tấn đầu tiên của Hà Nội - 4

Toàn cảnh bản đáy của ga ngầm S9 (Kim Mã), nơi đặt robot đào hầm TBM.

Cận cảnh quái vật đào hầm khổng lồ nặng 850 tấn đầu tiên của Hà Nội - 5

Robot đào hầm TBM được đặt trên đường ray.

Cận cảnh quái vật đào hầm khổng lồ nặng 850 tấn đầu tiên của Hà Nội - 6

Dự án sử dụng 2 máy TBM để khoan hầm. Robot TBM tiếp theo sẽ cập cảng Hải Phòng trong tháng 12/2020.

"Cho đến nay, tiến độ triển khai thi công đoạn ngầm của dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội vẫn đang bám sát kế hoạch. Chúng tôi hi vọng sẽ hoàn thành việc thử máy TBM số 1 trước Tết Nguyên đán 2021 để toàn bộ đội ngũ công nhân viên và chuyên gia dự án có thể đón mừng một cái Tết thắng lợi", ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban QL đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội chia sẻ.

Cận cảnh quái vật đào hầm khổng lồ nặng 850 tấn đầu tiên của Hà Nội - 7
Sau khi lắp ráp xong toàn bộ 2 máy TBM, đơn vị thi công sẽ tiến hành khoan từ ga S9 (Kim Mã) tới ga S12 (Trần Hưng Đạo) với tổng chiều dài khoảng 4km.

Robot TBM đào hầm đến đâu, vỏ hầm sẽ được lắp đặt cuốn chiếu tới đó. Trong quá trình khoan hầm, các cảm biến được lắp đặt trên mặt đất sẽ cảnh báo khi xảy ra các hiện tượng lún, nứt nền địa chất nơi đường hầm đi qua để đơn vị thi công có biện pháp xử lý.

Cận cảnh quái vật đào hầm khổng lồ nặng 850 tấn đầu tiên của Hà Nội - 8

Công nhân thi công trên máy TBM đều được đeo đai an toàn, tránh ngã, rơi từ trên cao xuống.

Cận cảnh quái vật đào hầm khổng lồ nặng 850 tấn đầu tiên của Hà Nội - 9

Trên công trường luôn có từ 20 - 30 công nhân làm việc liên tục với máy đào hầm TBM.

Cận cảnh quái vật đào hầm khổng lồ nặng 850 tấn đầu tiên của Hà Nội - 10

Máy đào hầm TBM do hãng Herrenkecht (Đức) chế tạo.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội khi đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ là giải pháp góp phần giảm thiểu ách tắc giao thông, ô nhiễm đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở khu vực phía Tây Hà Nội. Đây là dự án được hỗ trợ bởi nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và vốn đối ứng trong nước.