PhotoStory

BRT sau 6 năm hoạt động: "Đói" khách, bị các phương tiện khác "chèn ép"

Thực hiện: Tố Linh - Đỗ Quân - Minh Hoàng

(Dân trí) - Sau 6 năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT ở Hà Nội thường xuyên bị các phương tiện khác lấn làn riêng, lượng khách khá vắng dù trong các khung giờ cao điểm.

BRT sau 6 năm hoạt động: "Đói khách", bị các phương tiện khác "chèn ép" (Video: Quân Đỗ - Minh Hoàng).

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 1

Được phê duyệt đầu tư năm 2007 và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2017, qua 6 năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội chưa thực đạt được hiệu quả như kỳ vọng ban đầu.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 2

Nhà chờ Vũ Ngọc Phan lác đác một vài khách thời điểm 7h45 sáng, đây là khung giờ cao điểm giao thông trên các tuyến phố tại Hà Nội nhưng người dân lại chưa mặn mà với loại phương tiện giao thông này,.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 3

Lượng khách đông đúc hơn tại thời điểm các xe dừng trả và đón khách, chủ yếu là khách dồn từ đầu tuyến và xuống ở cuối tuyến. 

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 4

Tình trạng chung tại các nhà chờ khác. Giờ cao điểm khá vắng khách, giờ thấp điểm thậm chí nhiều nhà chờ không có một bóng người. 

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 5

Lượng khách trên xe không quá đông trong giờ cao điểm buổi sáng khi xe buýt BRT di chuyển theo hướng Kim Mã - Yên Nghĩa. Hướng ngược lại (ngoại thành vào nội đô) lại khá đông khách ở đầu tuyến.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 6

Ngược lại, tại khung giờ cao điểm chiều, lượng khách trên xe của xe buýt BRT khá đông, khoang xe kín khách khiến cho nhiều người loay hoay tìm chỗ đứng vì đã hết ghế.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 7

Theo đúng thiết kế, làn xe dành riêng cho xe buýt nhanh BRT phải có dải phân cách cứng, tách biệt với các phương tiện khác nhưng thực tế chỉ có các điểm dừng đón trả khách mới có thiết kế này khiến cho các phương tiện khác dễ dàng lấn làn trên toàn tuyến, ảnh hưởng tới lộ trình của buýt BRT.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 8

Ghi nhận tại nút giao Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy, giờ cao điểm rất đông các phương tiện xe máy dừng đèn đỏ hoặc rẽ ngang, di chuyển lấn sang điểm dừng chờ đèn đỏ của buýt BRT khiến điểm này bị ùn ứ. Việc xếp sau các phương tiện khác khiến xe BRT không thể di chuyển theo đúng tiến độ.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 9

Giờ cao điểm ở nút giao này dù đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang xanh nhưng xe buýt BRT vẫn không thể di chuyển được do bị chặn đầu bởi nhiều phương tiện giao thông khác.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 10

Ở những điểm có dải phân cách cứng để tách biệt với làn khác nhưng dường như người điều khiển xe máy phớt lờ việc đó, tiếp tục di chuyển như lối đi của riêng họ.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 11

Tình trạng lấn làn thường xuyên diễn ra trên dọc tuyến mà buýt BRT di chuyển. Ghi nhận tại nhà chờ Khuất Duy Tiến thời điểm 5h45 chiều, rất đông các phương tiện chắn lối vào bến đón trả khách của xe buýt BRT.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 12

Camera trước của một xe BRT ghi lại hình ảnh các phương tiện phía trước đi chen làn vào khoảng trống 2 xe BRT. Lái xe cho biết tình trạng này thường xuyên diễn ra, đặc biệt vào các giờ cao điểm.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 13

Nút giao Lê Văn Lương - Nguyễn Tuân thời điểm 6h15 chiều, tại đây đã được lắp dải phân cách cứng dành riêng cho xe BRT nhưng ngay phía sau xe là hàng chục chiếc xe máy đi sai làn, bám đuôi buýt BRT.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 14
BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 15

Riêng tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến hiện đang thi công cầu vượt Lê Văn Lương nên tình trạng ùn tắc trong giờ cao điểm thường xuyên diễn ra, tất cả các phương tiện gồm cả xe BRT đều đi chung một làn gây ra cảnh giao thông hỗn độn.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 16

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất cho phép một số phương tiện được phép đi cùng làn với BRT như xe buýt thường, xe khách từ 24 chỗ, xe công vụ, xe cứu thương. PV đã ghi nhận những ý kiến trái chiều từ hành khách đi buýt BRT và người dân sau thông tin này.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 17

Cô Đặng Phạm Quang Thái (Láng Hạ) thường xuyên sử dụng phương tiện xe buýt nhanh BRT để đi làm cho biết, so với xe buýt thông thường thì BRT thân thiện và chuyên nghiệp hơn rất nhiều, hơn nữa mật độ các xe đều, chỉ 5 phút là có chuyến mới.

Chia sẻ về đề xuất cho phép một số phương tiện được phép đi cùng làn với BRT, cô Thái bày tỏ: "Quan trọng là ý thức của người dân thôi, một mình phương tiện BRT chạy mà người dân vẫn lấn làn thì có khi còn tắc hơn. Chưa kể buýt BRT có bến riêng giữa làn, buýt thường lại tạt ngang tạt ngửa để đón trả khách ở vỉa hè bên phải thì sẽ càng lộn xộn".

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 18

Nguyễn Diệu Linh (1994 - ở Thành Công) cho biết, bạn cảm thấy khá tiện lợi khi di chuyển trên xe BRT, tuy nhiên nếu cho phép các phương tiện khác đi chung làn sẽ gây ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển của xe BRT. Cá nhân Linh vẫn đồng tình với quan điểm cần phân làn rõ ràng thì sẽ hợp lý hơn.

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 19

Chị Nguyễn Thị Giang (Long Biên) đã nhiều năm lựa chọn đi xe buýt BRT vì cảm thấy tiết kiệm thời gian so với các phương tiện khác. Chị cho rằng nên cho xe buýt truyền thống đi chung làn cùng BRT, còn các phương tiện khác như xe khách 24 chỗ, xe máy, ô tô nói chung mà đi cùng làn sẽ gây tắc đường. 

BRT sau 6 năm hoạt động: Đói khách, bị các phương tiện khác chèn ép - 20

Chị Nguyễn Thị Thuận (phố Sơn Tây) lại tỏ ra đồng tình với phương án cho các phương tiện khác đi cùng làn BRT. Chị chia sẻ, trong giờ cao điểm hay tắc đường thì các phương tiện cần hỗ trợ nhau, đông quá thì nên cho các phương tiện khác đi chung cho đỡ tắc.

Tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa được phê duyệt từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư khoảng 55 triệu USD, tương đương 1.100 tỷ đồng. Ngày 1/1/2017, tuyến bắt đầu hoạt động theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Với quãng đường toàn tuyến dài 14,77km, người dân sẽ mất khoảng 45 phút để đi hết tuyến.

Tuyến xe buýt nhanh BRT ra đời với hi vọng sẽ là một giải pháp vận chuyển công cộng mới dành cho người dân, giảm tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội.