Bão số 3 đổ bộ, đã có thiệt hại về người
(Dân trí) - Những trận mưa lớn kèm gió lốc kéo dài nhiều giờ đồng hồ do bão số 3 gây ra khiến các địa phương thuộc vùng đổ bộ của bão hoang tàn, đổ nát... Tại Quảng Bình, hai người đi rừng bị nước cuốn trôi.
Đang trên đường đi rừng về nhà, anh Hoàng và anh Thiu tìm cách vượt qua con suối Khe Nét (một nhánh thượng nguồn sông Gianh), nhưng do nước lũ chảy xiết hai anh đã bị dòng nước cuốn trôi.
Nhận được thông tin, chính quyền xã đã cho lực lượng tìm kiếm nhưng đến 17 giờ cùng ngày vẫn chưa tìm được tung tích hai nạn nhân.
Trước mắt, đồn đã cử 35 cán bộ, chiến sỹ về các bản để giúp đỡ đồng bào trong những ngày bị lũ chia cắt. Rục là dân tộc được lực lượng Biên phòng phát hiện 50 năm trước, khi đang sống trong hang đá. Năm 2008, người Rục chào đón vụ lúa nước đầu tiên, song đến nay cuộc sống vẫn gặp vô vàn khó kăn, chưa tự túc được lương thực.
Đến chiều 24/8, với sự giúp đỡ của địa phương, 30 hộ gia đình đã được che nylon, tấm lợp tạm để trú mưa.
Ghi nhận của PV, trên đường Trường Chinh nhiều ô tô con cũng nằm “bất tỉnh” khi đi vào con đường này. Các tuyến phố Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Lê Lợi... đường không thể đi vì nước dâng lên quá cao.
Ông Hồ Phúc Hợp - Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết, hiện cơn bão số 3 đã đổ bộ vào huyện này và cán bộ cùng nhân dân đang tiến hành chạy bão ở những vùng có khả năng xảy ra rủi ro cao nhất.
Đến 19 giờ, huyện Quỳnh Lưu có 550 nhà bị tốc mái; 5 chiếc tàu đã vào nơi neo đậu tại xã Quỳnh Phương bị đắm và đánh bật lên do mưa lớn cộng với gió to.
Đường phố Vinh chìm trong biển nước khi mưa lớn kéo dài chưa đầy 2 tiếng đồng hồ.
Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) là một trong những địa phương được dự đoán nằm ở tâm của cơn bão số 3 với gần 30km đường bờ biển. Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão, hôm nay, đoàn công tác của Ban chỉ huy PCLB Trung ương đã vào kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão tại địa phương này.
Tính đến 15h chiều nay, bão đã bắt đầu đổ bộ trực tiếp vào Quỳnh Lưu. Sức gió mạnh nhất đã lên đến cấp 10, cấp 11. Dù tàu thuyền đã đậu bến, nhưng nếu gió tiếp tục mạnh lên thì rất có thể gây va đập và hư hỏng. Hơn 8.000 ha lúa hè thu bắt đầu chín của bà con nông dân cũng đang chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Chi Cục thủy lợi Nghệ An cho biết, toàn tỉnh có 625 hồ đập lớn nhỏ, trong đó có gần 600 hồ đập do hợp tác xã các địa phương quản lý, hầu như đã xuống cấp, không còn an toàn khi có mưa bão lớn.
Một số hình ảnh về những thiệt hại của cơn bão số 3 tại TP Vinh:
Phố Quang Trung cây cối, biển quảng cáo.... bị gãy, đổ
Cây lớn gãy đổ trên đường Nguyễn Thái Học
Phố Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ chìm trong biển nước...
Hà Tĩnh:
Phía dưới bức tường đê chắn sóng chạy dọc bờ biển Thạch Kim, những đợt sóng giữ dồn dập đập vào bờ. Gió bão khiến những đợt sóng vỗ ầm ầm trên mặt biển, xới tung cả những dãi cát chạy dài.
Tại xóm Long Hải, nhiều gia đình vốn được xây dựng ngay trên mép biển, nhà cửa cấp 4 nhỏ bé, tuyền toàng, tin bão liên tục báo về còn ít tiếng đồng hồ đổ bộ vào bờ, vậy mà người dân vẫn còn cố thủ, ở lại.
Liên lạc với Bí thư huyện uỷ Lộc Hà Đặng Ngọc Sơn, thông báo tình trạng trên ông Bí thư huyện uỷ cho hay, “huyện đã thông báo từ sáng sớm các hộ dân sống ven biển phải di dời trước khi đổ bộ vào, tuy nhiên, hôm nay theo tục lệ ngày rằm nên có lẽ nhiều hộ dân ở lại. Không thể để chuỵên đó tiếp diễn, chúng tôi sẽ chỉ đạo ngay chính quyền xã đưa dân đi tránh bão”.
Quảng Trị:
Hàng ngàn ha hoa màu, lúa hè thu của các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh bị ngập từ 0,5m đến gần 1m. Cùng với mưa là lốc xoáy làm 15 ngôi nhà ở 3 huyện Vĩnh Linh, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ bị sập và tốc mái hoàn toàn, trong đó có một nhà mẫu giáo.
Ở Hải Lăng, mặc dù đã có hệ thống đê bao kiên cố dài trên 50km bảo vệ toàn bộ cánh đồng 12 xã của vùng trũng huyện Hải Lăng, nhưng do mưa lớn liên tục trong nhiều ngày, nước từ thượng lưu theo các con sông đổ về dâng cao đang trực tiếp đe dọa đến tiến độ thu hoạch lúa vụ hè thu trên địa bàn toàn huyện.
Mực nước trên sông Ô Lâu qua xã Hải Tân xấp xỉ báo động 2. Người dân ở các thôn Mỹ, thôn Trung thuộc xã Hải Trường đang ra sức gặt lúa trong mưa nhằm cứu vớt phần nào thiệt hại.
Người dân đắp đất đỏ ngăn nước…
Thanh Hóa
Theo ghi nhận của Dân trí, tại một số xã ven biển của huyện Tĩnh Gia như Hải Bình, Hải Thanh, người dân ven mép nước đã được di dời khỏi khu vực nguy hiểm vào nơi trú bão an toàn. Đến 17h chiều ngày 24/8, gió bắt đầu giật mạnh dần lên, nhiều cây cối gãy đổ, hàng quán, biển hiệu quáng cáo gẫy gục.