DMagazine

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu

(Dân trí) - Bà Tuyết cùng cháu gái 6 tuổi được người ta cho dựng lều bên cạnh chuồng gà ở tạm, những ngày dịch bệnh, bà phải cắn răng bán chiếc xe đạp của cháu được 30 nghìn đồng cầm cự cho qua mùa dịch.

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 1
Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 2

Bà Lê Ngọc Tuyết (60 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TPHCM) là một trong hàng nghìn người làm nghề bán vé số dạo ở Sài Gòn. Kể từ ngày dịch bệnh xảy ra, hoạt động bán vé số tạm ngưng cũng là lúc cuộc sống của hai bà cháu trở nên khốn đốn.

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 3
Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 4

Từ ngày ra ở bên ngoài, bà Tuyết vừa làm mẹ vừa làm cha, ngày nào cũng đầu tắt mặt tối kiếm đồng tiền lo cho con. Do thiếu thốn tình cảm, con gái bà theo bạn bè bỏ nhà đi rồi có bầu với một thanh niên ở miền Tây. Nghe tin, bà Tuyết phải lặn lội đi tìm, chăm sóc cho con gái đến ngày sinh nở. Bé gái ra đời chưa lâu, con gái bà Tuyết lại theo bạn bè sang tận Trung Quốc, bỏ lại đứa con nhỏ cho bà chăm sóc.

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 5
Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 6
Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 7

“Con dại thì cái mang cậu ơi, giờ mẹ nó bỏ đi rồi mình mà bỏ cháu nữa thì gánh sao hết tội. Hai bà cháu dựa vào nhau mà sống, có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo cho qua ngày”, bà Tuyết tâm sự.

Những ngày vé số còn hoạt động, từ sáng sớm, bà chạy chiếc xe máy cà tàng từ Thủ Đức lên chợ Bến Thành bán vé số đến khi trời nhá nhem mới về nhà.

“Tôi bị bệnh hen suyễn, lội bộ chút xíu là thở không nổi nên phải mua tạm chiếc xe máy cà tàng với giá 1,5 triệu đồng. May mà người ta cho trả góp làm 3 đợt, mỗi đợt 500 nghìn, tích cóp mãi mới trả được 2 đợt, tính đi bán vé số dành dụm trả tiếp mà giờ thì…”, người phụ nữ ngập ngừng.

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 8

Không bán vé số, không còn nguồn thu nhập nên gần một tháng nay hai bà cháu chỉ quanh quẩn ở nhà, ăn cơm trắng với nước tương, có lúc là mì gói. Hết mì xào, mì nước, rồi lại mì xào, hai bữa mỗi ngày đều như vắt chanh. Hỏi bà có ngán mì không, bà chỉ thỏ thẻ: "Tôi thì sao cũng được nhưng cháu tôi mà ăn mì cả tháng thế này tôi xót lắm!".

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 9
Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 10

Từ khi có gạo từ thiện, bà Tuyết trút đi một phần lo lắng vì không còn phải ăn mì nữa. Nhưng nhìn thấy cháu ngoại hồn nhiên, tuổi ăn tuổi lớn như con người ta mà suốt ngày chỉ cơm trắng với nước tương, bà cầm lòng không đặng. 

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 11

Chiếc xe máy thì không thể bán vì đó là phương tiện cứu cánh duy nhất của hai bà cháu khi mùa dịch kết thúc. Bà Tuyết đành cắn răng bán lấy chiếc xe đạp của cháu gái được người ta cho với giá 30 nghìn đồng.

Như tự an ủi mình, lẩm bẩm: "Chiếc xe bị rơi mất tay lái, tính đi hàn lại để cháu có cái đi nhưng tình thế trước mắt cấp bách hơn, đành bán đi rồi sau này ai người ta bán xe cũ tôi lại tích cóp mua cho cháu cái khác".

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 12
Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 13

Cầm số tiền trong tay, bà Tuyết rưng rưng nước mắt, việc nghĩ đến đầu tiên là chạy vội ra tiệm tạp hoá mua 4 quả trứng vịt về nấu bữa cơm thật ngon cho cháu.

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 14

Bốn quả trứng bà cũng không dám chiên hết, chỉ chiên hai quả dành phần cho cháu còn bà vẫn quen thuộc với món cơm trắng nước tương. Nhìn cháu ăn ngon miệng, bà Tuyết vội lấy vạt áo lau vội đi những giọt nước mắt chực chờ tuôn ra từ khoé mắt.

“Nó còn nhỏ nhưng ngoan lắm, đi ra đường thấy con người ta ăn bánh này bánh kia, cũng chỉ dám nhìn lén rồi ước khi nào bà đi bán vé số có tiền xin bà mua cho”, bà Tuyết bùi ngùi.

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 15

Vừa ăn cơm với trứng, bé Diễm My vừa tấm tắc khen mãi không dứt: "Ngoại ơi, ước gì ngày nào cũng được ăn như thế này ngoại nhỉ, chứ con ngán mì gói quá rồi".

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 16

Nhìn cháu ăn, bà Tuyết lại nghĩ về tương lai phía trước. Bé Diễm My đã 6 tuổi, đến tuổi tới trường, liệu rồi bà có đủ sức mà lo cho cháu đi học?!

Từ khi sinh ra đến giờ, Diễm My chưa được làm khai sinh, nhà lại nghèo nên cô bé chấp nhận đi bán vé số dạo với bà ngoại. "Con chỉ mong ngoại sống lâu với con, nuôi con thêm ít năm nữa con lớn rồi con đi làm nuôi lại ngoại", cô bé suy nghĩ già dặn.

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 17

Hai bà cháu được người ta thương cho dựng tạm căn “nhà” nhỏ bên cạnh chuồng gà để làm chỗ che mưa che nắng. Gọi là nhà nhưng không có vách, chỉ được che tạm bằng mấy tấm tôn rồi dùng vải thừa quấn xung quanh. Bên dưới là mấy tấm ván cũ ghép tạm là chỗ ăn uống, ngủ nghỉ.

“Người ta thương nên mới có chỗ để mà ở chứ không thì hai bà cháu cũng ở ngoài vỉa hè thôi”, bà Tuyết nói

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 18
Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 19

Bà Tuyết giờ không dám nghĩ xa xôi. Bà chỉ mong có cơm ăn để sống qua mùa dịch, rồi dịch bệnh hết, hai bà cháu lại đi bán vé số nuôi nhau.

Bà nghỉ bán vé số, đổi xe đạp lấy 30 nghìn mua thức ăn cho cháu - 20

“Tôi cũng xoay xở đủ mọi cách rồi nhưng nếu dịch kéo dài thêm nữa thì không biết phải tính như thế nào. Chỉ mong cho qua mùa dịch, rồi tôi đi bán vé số được, có đồng ra đồng vào nuôi cháu thôi”, bà Tuyết cho hay.

Hoàn cảnh đáng thương của hai bà cháu sống cạnh chuồng gà.

Minh An