Khổ vì răng ê buốt
Anh Võ Quốc, một đầu bếp nổi tiếng và là đại sứ văn hóa ẩm thực Việt Nam, cho biết “Vấn đề răng ê buốt là một nỗi ám ảnh đối với tôi bởi cảm giác ê buốt răng thật khó chịu. Những ngày nắng nóng, tôi khó có thể uống một ly nước lạnh, thưởng thức một cây kem hay dùng món salad chua ngọt yêu thích. Và đặc biệt hơn nữa là công việc buộc tôi phải nêm nếm thức ăn hằng ngày, tôi hầu như không thể tập trung hết mình khi gặp vấn đề răng ê buốt.”
Khổ vì răng ê buốt
Anh Võ Quốc là một trường hợp đơn cử phải chung sống với tình trạng răng ê buốt ở Việt Nam, đất nước có tỉ lệ răng ê buốt trong cộng đồng rất cao. Tại hội nghị Khoa học và triển lãm Nha Khoa – Phẫu thuật tạo hình lần thứ 15 diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2011 cho biết theo kết quả nghiên cứu của một số tổ chức nha khoa thế giới thì trên thế giới có hơn 50% dân số có biểu hiện răng ê buốt, phổ biến ở độ tuổi từ 20 đến 50 và xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi từ 30 đến 40[U1]. Tuy nhiên, tỉ lệ người đi khám nha sĩ hoặc tìm phương pháp chăm sóc răng lại rất thấp, nguyên nhân phần lớn là do không biết ê buốt là một dấu hiệu của răng nhạy cảm, cũng như không có kiến thức về răng nhạy cảm.
Vì sao bị ê buốt răng?
Cảm giác ê buốt phần lớn là do ngà răng và ống ngà bị lộ ra ngoài. Trong điều kiện bình thường, ngà răng (lớp bao quanh dây thần kinh) được bao phủ bởi men răng. Nhưng vì nhiều lí do như chải răng không đúng cách, tẩy trắng răng, niềng răng thẩm mỹ, trang trí răng… đã khiến lớp men bao phủ này trở nên mỏng manh hơn, ít tác dụng bảo vệ làm ngà răng, ống ngà bị lộ dẫn đến ê buốt răng. Ngoài ra, theo thời gian, nướu bị tụt cũng có thể làm lộ ngà răng dẫn đến ê buốt răng.
Vì ê buốt răng không gây nguy hiểm tức thời nên nhiều người không quan tâm đến nó. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không được giảm bớt thì theo thời gian ngà răng sẽ lộ ra ngày càng nhiều, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng khác cho răng miệng.
Những đối tượng dễ bị ê buốt răng:
· Phụ nữ mang thai
· Phụ nữ cho con bú
· Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 50 và dễ bị hơn nam giới
· Người bị tật nghiến răng khi ngủ
· Người có thói quen dùng thức ăn đồ uống quá nóng, quá lạnh hay quá ngọt, quá chua
· Những người có tiền sử bệnh răng miệng như tụt lợi, nha chu, viêm lợi, viêm quanh răng…
Cách nhận biết sớm răng ê buốt:
· Từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi hít thở trong không khí lạnh
· Thỉnh thoảng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi sử dụng thức ăn hay đồ uống nóng, lạnh, ngọt, chua…
Những thói quen tốt phòng ngừa và chăm sóc răng nhạy cảm – Răng ê buốt:
Dưới đây là một số cách chăm sóc răng ê buốt đơn giản, bạn có thể tìm hiểu rõ để giúp sức khỏe răng miệng của mình ngày một tốt hơn:
· Dùng kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng ê buốt để có thể giúp giảm hiện tượng ê buốt răng hiệu quả và ngăn ngừa hư tổn men răng.
· Thay đổi cách chải răng – chải răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải có lông chải mềm và chuyên dụng cho răng ê buốt, tránh chải răng ngay sau khi ăn hoặc uống những thức ăn chứa nhiều acid.
· Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch có chứa fluoride.
· Tránh thói quen nghiến răng và yêu cầu bác sĩ nha khoa cung cấp công cụ bảo vệ răng chuyên dụng về đêm.
· Thường xuyên kiểm tra răng miệng định kỳ
* Thông tin chuyên ngành trong bài được tham khảo từ cuốn Cẩm nang hướng dẫn chăm sóc răng ê buốt (NXB Y học, giấy phép xuất bản số 12-2014/CXB/93-192/YH, cấp ngày 18/4/2014)
Để có thêm những thông tin hữu ích, bạn có thể tham gia THÁNG CHĂM SÓC RĂNG Ê BUỐT của Sensodyne tại 1 trong 2 địa điểm sau:
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TrungƯơng tại Hà Nội, 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TrungƯơng tại Hồ ChíMinh, 201A Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, Thành phố Hồ ChíMinh.
Thời gian: Từ 6/4 đến 6/5/2015.
Tham gia chương trình, bạn sẽ được nhận gói quà tăng chăm sóc răng ê buốt gồm một tuýp kem đánh răng mẫu Sensodyne 25 gram cùng Cẩm nang chăm sóc răng ê buốt để bắt đầu bảo vệ răng khỏi hiện tượng ê buốt răng.
Bạn cũng có thể kiểm tra tình hình răng ê buốt sơ bộqua công cụ kiểm tra trực tuyến:
https://www.sensodyne.com.vn/rang-ban-co-e-buot-khong.aspx