Đảo lộn cuộc sống vì mất ngủ kéo dài

"Tắt đèn tối om, nằm lẩm nhẩm đến con số hàng nghìn tôi vẫn không ngủ được. Có lúc mệt rũ, tôi chỉ thiếp đi độ 2-3 tiếng rồi lại tỉnh dậy với trạng thái uể oải", chị Tâm (Hà Nội) tâm sự về chứng mất ngủ thời gian qua.

Làm truyền thông cho một siêu thị lớn, công việc của chị Tâm khá vất vả khi thường xuyên phải triển khai các chương trình khuyến mãi, chiến dịch PR, quan hệ với đối tác… Bận rộn liên miên nhưng chị Tâm luôn tươi tắn vì "ngày mệt quá, đêm nằm xuống ngủ ngay nên sáng ra lại tỉnh táo".

Cách đây 4 tháng, mọi chuyện đảo lộn hoàn toàn khi đột nhiên chị Tâm bị mắc chứng mất ngủ. Chị kể, tối đến, mắt và người mỏi rũ, nhưng khi lên giường lại không tài nào ngủ được. Tắt đèn, nằm xem tivi, nghe nhạc, đếm lẩm nhẩm đến con số hàng nghìn, đầu óc chị vẫn trong trạng thái mơ màng, chỉ cần một tiếng động khẽ cũng khiến chị giật mình tỉnh dậy rồi trằn trọc, thao thức cả đêm.
 
Mất ngủ kéo dài khiến nhiều chị em lo lắng, mệt mỏi
Mất ngủ kéo dài khiến nhiều chị em lo lắng, mệt mỏi

Nhờ đến các loại thuốc an thần, gây ngủ, chị Tâm có được đêm say giấc nhưng khi thức dậy thì đầu óc căng thẳng, uể oải, toàn thân ngại vận động. Dùng được 2 tuần, chị còn thấy thuốc mất hiệu nghiệm, uống rồi mà mắt vẫn chong chong.

"Tối không ngủ được, ngày mệt rũ, đầu óc lúc nào cũng lơ mơ, làm việc uể oải chẳng được như trước nữa, về đến nhà, con nghịch một chút tôi cũng cáu loạn lên", chị Tâm chia sẻ.

Được một người bạn "mách nước", chị Tâm mua Tuần hoàn não Thái Dương về dùng thì tình trạng có tốt hơn nhưng tác dụng khá từ từ. Sau gần một tuần uống, chị thấy dễ ngủ hơn đôi chút. Khi dậy, tinh thần thoải mái như không hề có cảm giác uống thuốc. Kiên trì dùng khoảng 3 tuần, chị Tâm có thể ngủ trọn đêm ngon lành, người cũng thấy người đỡ mệt mỏi và uể oải hơn. Dù vậy, chị vẫn băn khoăn không biết tình trạng mất ngủ có tái diễn trong thời gian tới.

Chị Tâm chỉ là một trong rất nhiều trường hợp gặp phải tình trạng mất ngủ khi bước vào độ tuổi ngoài 35. Điều này kéo dài triền miên nhiều tháng khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn.

Có người âm thầm dùng thuốc ngủ hoặc sử dụng bất cứ loại thảo dược nào được người quen giới thiệu, số ít tìm đến các phòng khám, trung tâm tư vấn sức khỏe. Sau thời gian mày mò, một số bệnh nhân tìm lại được giấc ngủ sâu nhưng không ít người còn bị mất ngủ nặng hơn, khiến tinh thần và sức khỏe ngày càng giảm sút.

Chị Hoàn ở Cầu Giấy, Hà Nội - người cũng gặp chứng mất ngủ gần nửa năm nay chia sẻ: "Không ngủ được, đầu lúc nào cũng căng như dây đàn. Từ dạo đó, tôi còn mắc chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, muốn mua thuốc uống nhưng lại sợ vì có quá nhiều sản phẩm được bày bán, trong khi không phải loại nào cũng có đầy đủ thông tin trên bao bì, nhãn mác".

Giám đốc nghiên cứu của Công ty cổ phần Sao Thái Dương, Vũ Văn Ân cho rằng thuốc tây y thường gây ngủ bằng cách ức chế thần kinh trung ương nên tác dụng khá nhanh nhưng lại khiến bệnh nhân khi ngủ dậy lơ mơ, không tỉnh táo, giảm trương lực, ngại vận động. Trong khi đó, các sản phẩm đông y tác động đồng bộ lên toàn bộ cơ thể, tuy chậm nhưng hiệu quả "ăn sâu".

Trong quá trình nghiên cứu, ông Ân nhận thấy, thực phẩm chức năng chiết xuất từ rễ đinh lăng và lá của cây bạch quả có tác dụng tăng cường lưu lượng tuần hoàn não, tăng hấp thu oxy mô não, giúp người uống ngủ dễ và sâu hơn, khi tỉnh dậy đầu óc cảm nhẹ nhõm, sảng khoái.

Liên quan đến băn khoăn của chị Hoàn ở trên, ông Ân cho hay bản thân các công ty khi đưa sản phẩm ra thị trường đều phải làm thủ tục xin cấp phép lưu hành; đồng thời đăng ký nhãn mác, hàm lượng, thành phần... với cơ quan chức năng. Thậm chí, doanh nghiệp còn phải thực hiện các nghiên cứu lâm sàng để chứng minh hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm.

Một cán bộ cấp cao của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng cho biết, Luật an toàn thực phẩm vừa được ban hành hồi tháng 4/2012 quy định: trên bao bì, hướng dẫn sử dụng của thuốc, thực phẩm chức năng phải ghi hàm lượng thành phần. Còn các quy định trước đó không nêu điều này đối với thực phẩm chức năng. Theo đó, trên thị trường hiện nay, sản phẩm thực phẩm chức năng của không ít công ty được cấp phép lưu hành trước thời điểm trên cũng không in hàm lượng thành phần trên bao bì, nhãn mác.

Theo ông, việc không ghi hàm lượng trên nhãn mác không có nghĩa là sản phẩm không an toàn. Trong hồ sơ lô sản xuất, hồ sơ thông tin về sản phẩm, tất cả các doanh nghiệp đều phải ghi rõ hàm lượng thành phần thì mới được xét duyệt. Sản phẩm khi được phép lưu hành trên thị trường đã được cơ quan chức năng thẩm định kỹ càng. Cục vệ sinh an toàn thực phẩm đang xây dựng văn bản hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo quy định mới của Chính phủ.