1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Giải mã Tập Cận Bình-phần 4:

Ông Tập có "vượt mặt" tiền bối?

Dựa trên các thông tin nội bộ mà mình thu thập được, nhà báo Mục Xuân San (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã đi sâu tìm hiểu về những bí ẩn của chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Dẫn theo tạp chí Diplomat (Nhật Bản).

Việc coi Tập Cận Bình như là “kiến trúc sư mới” là một sự sáng tạo của truyền thông Trung Quốc. Cụm từ này vẫn chưa được ông Tập hay các báo chính thống thừa nhận. Danh hiệu này bắt đầu từ trang mạng của tờ Nhân dân Nhật báo. Nếu như ĐCS Trung Quốc thực sự muốn gọi nguyên thủ quốc gia là “kiến trúc sư mới” thì họ đã cho đăng tải trên trang nhất báo giấy của tờ Nhân dân Nhật báo.

Hai năm trước, giáo sự Hồ An Cương của Đại học Thanh Hoa đã cho đăng một bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo cho biết rằng Trung Quốc sử dụng một “hệ thống lãnh đạo tập thể”, một thứ lãnh đạo khác với hệ thống dân chủ của phương Tây và kế hoạch hóa tập trung của ĐCS trước đây.

Ông Tập có vượt mặt tiền bối?

Hai lãnh đạo tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân tại Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của ĐCS Trung Quốc

Trong hệ thống này của Trung Quốc, quyền lực được phân chia giữa các thành viên của Ban thường vụ Bộ Chính trị. Các quyết định về những vấn đề lớn được đưa ra theo biểu quyết. Quan điểm này được thừa nhận một cách phổ biến.

Sự xuất hiện của cụm từ “nhà kiến tạo mới” có thể là cách thức chính phủ thăm dò dư luận. Đây thời điểm tốt để các hãng truyền thông khác tiếp nhận và truyền bá tên gọi này bởi vì nó chẳng những an toàn mà còn giúp tạo ra một “khái niệm mới” về Tập Cận Bình, thu hút sự chú ý của thế giới.

Cần nhớ rằng ông Tập mới đương chức được hai năm, và còn ít nhất tám năm nắm quyền. Trong suốt thời kì này, ông sẽ là một “kiến trúc sư” nhạy bén, sắc sảo từng bước tập trung hóa quyền lược mà trước đây thuộc về các thành viên khác của Ban thường vụ.

Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông Tập Cận Bình sẽ phá bỏ “hệ thống lãnh đạo tập thể”, tước đoạt quyền hạn của các thành viên khác trong Ban thường vụ, nhằm đảm bảo sự công bằng trong việc đưa ra các quyết định. Nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không thể đánh dẹp hết tất cả các phe nhóm chính trị trong hàng ngũ lãnh đạo ĐCS vốn đã lớn mạnh trong suốt 20 năm kể từ thời cựu chủ tịch Trung Quốc ông Giang Trạch Dân.

Tập Cận Bình là người nhận thức rõ về vai trò chính trị của mình và những gì ông ấy làm sẽ không chỉ có lợi trong hiện tại mà còn mở ra những con đường mới trong tương lai. Tập Cận Bình đang nỗ lực thay đổi Trung Quốc thông qua cải tổ và chống tham nhũng.

Một quan chức Trung Quốc ủng hộ quan điểm này cho biết cần ít nhất 5 năm để khái niệm “Nhà kiến tạo mới” chính thức được chấp nhận.

Theo Trung Nhân - Cường Điệp
Pháp luật TPHCM