Kiến thức giới tính

Nghiện "sex"

(Dân trí) - Đó có thể chỉ là căn bệnh trong suy nghĩ hay biểu lộ qua hành động nhưng đôi khi mang lại những hậu quả khôn lường. Mỗi cá nhân khi “mắc bệnh” thường không thể tự thoát ra trong một thời gian dài. Chân dung “căn bệnh” này ra sao?

“Bắt bệnh”

 

Thuật ngữ “nghiện sex” dùng để mô tả một người có ham muốn tình dục vô độ hoặc luôn bị ám ảnh bởi các sinh hoạt tình dục.

 

Ham muốn tình dục và sự ám ảnh chế ngự suy nghĩ của người nghiện sex, làm cho mối quan hệ cá nhân của người đó trở nên tệ hại, thiếu lành mạnh.

 

Người nghiện sex luôn có suy nghĩ méo mó, thường duy lý và tự biện hộ cho hành động của họ, đồng thời luôn đổ lỗi cho người khác về vấn đề này.

 

Họ thường không thừa nhận “tình trạng bệnh” và tìm mọi cách bào chữa cho các hành động thái quá của mình.

 

Nguyên nhân mắc phải

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện sex nhưng chủ yếu là do các vấn đề về mặt sinh lí, tâm lí và tinh thần.

 

Những bệnh nhân thuộc nhóm sinh lí thường “tự thoả mãn” bằng các dụng cụ nhằm kích thích não và cơ thể.

 

Nhóm mắc phải do các vấn đề về tâm lí thường là những người bị lạm dụng tình dục hay tổn thương tình cảm/thể xác trước đó. Họ thường phải tìm đến các chất kích thích, rượu hoặc thuốc trước khi làm “chuyện ấy”.

 

Nhóm thứ 3, nhóm tinh thần, cố gắng lấp đầy chỗ trống hay sự đau khổ của mình bằng sex. Qua thời gian, hoạt động đó trở thành thói quen và nhu cầu không thể thiếu.

 

Những bệnh nhân nghiện sex rất có thể do hai hoặc 3 nguyên nhân trên. Muốn điều trị bệnh, rất cần có chuyên gia giúp đỡ.  

 

Phân biệt “nghiện sex” và “trạng thái hưng phấn”

 

Một người thực sự có được cảm giác hưng phấn khi họ thỏa mãn với đối tác của mình.

 

Đối tác nói không, họ chẳng vì thế mà phát điên và cảm thấy tội lỗi vì bị từ chối. Họ cũng không ngay lập tức đi tìm người khác để thỏa mãn cơn khát của mình.

 

Người nghiện sex thì ngược lại, thậm chí họ còn phải “tự thỏa mãn” ngay lúc đó.

 

Nhóm nguy cơ

 

Tự sướng

 

Thủ dâm là dấu hiệu đầu tiên của những người có khả năng nhiễm bệnh. Hành động nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến bệnh.

 

Ban đầu chỉ là lấp đầy khi bị từ chối, nhưng sau đó trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống, ngay cả trong suy nghĩ.

 

Sách báo đen

 

Các loại sách báo có nội dung không lành mạnh cùng với thói quen thủ dâm thường xuyên chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nghiện sex.

 

Hầu hết người mắc bệnh đều có xu hướng cần đến cả hai thứ này. Người nhiễm bệnh có cảm giác được sống trong thiên đường qua những hình ảnh “đen”, thoả mãn sự ham muốn của mình trong một thế giới không có thực.

 

Một số câu hỏi liên quan

 

Không “quan hệ” có nghiện không?

 

Hoàn toàn có thể. Đó là giai đoạn sau của căn bệnh, chứng lười sex. Trong tình trạng này, người bệnh thường thích thoả mãn qua sách báo, tranh ảnh một mình hơn là trực tiếp làm “chuyện ấy”.

 

Những người mắc chứng lười sex thường tìm mọi cách để lẩn tránh chuyện chăn gối với vợ/chồng mình.

 

Người bình thường có thể sống với vợ/chồng “mắc bệnh” không?

 

Đa phần những người sống với bệnh nhân nghiện sex có cảm giác cô đơn, do đó lại… mắc phải đúng căn bệnh này.

 

Đối tác giúp được gì không?

 

Thậm chí ngay cả khi người bệnh từ chối, vợ/chồng họ vẫn có thể giúp đỡ nếu thực sự muốn.

 

Cảm giác tức giận, hụt hẫng, cô đơn… là kết quả của một thời gian dài sống trong lo lắng.

 

Vì thế, người bệnh cần phải được điều trị theo liệu pháp tâm lí phù hợp. Tình trạng bệnh sẽ càng nặng nếu người bệnh không có bất kì một mối quan hệ nào.

 

Có thể khỏi bệnh hoàn toàn?

 

Có. Tuy nhiên cần thời gian và công sức, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Người bệnh sẽ phải trải qua nhiều trạng thái tâm lí khác nhau vì thế việc điều trị sẽ rất khó khăn.

 

Phụ nữ có thể mắc bệnh không?

 

Số phụ nữ mắc bệnh ngày càng tăng đáng kể. Đây là vấn đề “bình đẳng” với cả hai giới bởi đàn ông hay phụ nữ đều có thể bị tác động nếu không thể tự chủ trong mọi tình huống.

 

Kiều Chi
Theo Womantoday