3 nguyên nhân chính khiến trẻ hay khóc đêm và cách khắc phục

Việc trẻ hay thức dậy khóc vào ban đêm khiến không ít bà mẹ cảm thấy mệt mỏi và lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị như vậy và có cách nào khắc phục điều này không?

Nguyên nhân thứ 1: Thời gian ngủ phân bố không phù hợp

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn 16 tiếng mỗi ngày, bất kể ngày đêm. Ngay khi chào đời thì thị lực của trẻ ở mức 0.02 nên không thể phân biệt được sáng và tối. Tuy nhiên từ 3-4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phân biệt được ban ngày và ban đêm. Nói cách khác khi trẻ được đặt trong một căn phòng chỉ có bóng tối thì chúng sẽ dễ ngủ hơn rất nhiều, và chúng sẽ tỉnh giấc khi thấy ánh sáng.

Vì lý do đó mà người mẹ cần phải cân bằng giữa thời gian ngủ ngắn vào ban ngày, và thời gian ngủ dài vào ban đêm một cách riêng biệt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thời gian ngủ ngắn vào ban ngày tùy theo độ tuổi mà có cách phân bố cho phù hợp như sau:

- Từ 0-2 tháng sau sinh: Thời gian không quan trọng

- Từ 3-4 tháng tuổi: 1 tiếng vào buổi sáng, 2-3 tiếng vào buổi trưa, 1 tiếng vào buổi chiều tối.

- Từ 5-6 tháng tuổi: 1 tiếng vào buổi sáng, 2-3 tiếng vào buổi trưa.

- Từ 7-8 tháng tuổi: 1 tiếng vào buổi sáng, 2 tiếng vào buổi trưa.

- Sau 9 tháng-1 tuổi: khoảng trên 2 tiếng vào buổi trưa.

Nguyên nhân thứ 2: Cảm thấy không dễ chịu trước khi đi ngủ

Trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn, nếu trước khi đi ngủ cảm thấy thoải mái, dễ chịu thì sẽ có được một giấc ngủ sâu và ngon giấc. Tuy nhiên, nếu môi trường xung quanh tác động mạnh như:

- Âm thanh của tivi quá lớn

- Ánh sáng quá chói

- Vận động, đùa giỡn quá mức

- Người bố đột ngột quay trở lại

Với tất cả những hoạt động trên, não sẽ bị kích thích và bị kích động nên sẽ không thể chuyển sang chế độ ngủ, nghỉ ngơi.

Trước 1-2 tiếng nên tắt hoàn toàn tivi, điều chỉnh ánh sáng phù hợp. Tốt nhất nên tạo ra một môi trường tối đen khiến bé cảm giác như đang ở trong bụng mẹ.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguyên nhân thứ 3: Da trẻ không được thoải mái

Nếu một đứa trẻ bật khóc vào ban đêm, việc đầu tiên là bạn nên nghĩ đến là trẻ bị đói hoặc bỉm quá ướt khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Trẻ đói thì người mẹ nên cho trẻ bú, còn nếu trẻ ị hay tè nhiều thì ngay lập tức nên thay bỉm khác để trẻ được cảm dễ chịu hơn. Còn nếu không có những dấu hiệu trên thì người mẹ nên ôm ấp trẻ vào người để tạo cảm giác an toàn, ấm áp.

Theo Phan Hằng
Dân Việt