Khác biệt để phát triển
Trong những năm gần đây, xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã trở thành một trong những thế mạnh đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam. Hiện nay Việt Nam là nước đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ hai trên thế giới về lĩnh vực này. Sự tăng trưởng đã được nhìn nhận rõ nhưng vẫn còn nhiều trở ngại và thách thức cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của cả Việt Nam. Doanh số xuất khẩu trung bình 1 triệu USD/ tháng vào hai thị trường lớn là Mỹ và Canada trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay là điều có thể yên tâm, nhưng CTCP Kiến trúc và Nội thất NaNo luôn tính đến bài toán mở rộng thị trường.
Sau khi đã phát triển bền vững ở thị trường quốc tế NaNo quyết định tập trung phát triển thị trường nội địa. Ông Lê Xuân Quân, TGĐ CTCP Kiến trúc và Nội thất NaNo chia sẻ: “Việc khai thác thị trường nội địa là lộ trình đã được NaNo xác định trước để xây dựng thế cạnh tranh “vững cả hai chân”, mẫu mã và chủng loại của 2 thị trường bổ trợ cho nhau, tạo nên sự phong phú mặt hàng”. Chiến lược cảu Nano rất phù hợp trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường quốc tế gặp nhiều thách thức do suy giảm kinh tế toàn cầu.
Các chuyên gia cũng cho rằng, mạng lưới là khâu yếu nhất, khập khiễng nhất của các doanh nghiệp sản xuất gỗ. Ông Nguyễn Quốc Khanh, tổng giám đốc công ty AA, phó chủ tịch hội Thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM cũng cho rằng, vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với số doanh nghiệp quay lại thị trường nội địa là hệ thống phân phối. “Lợi nhuận sẽ không thể trang trải tiền thuê mặt bằng, tiền lương công nhân, điện nước”, ông Khanh nói.
Vì vậy, quay về thị trường nội địa, NaNo xác định phải xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, thống nhất về giá trên toàn quốc để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tối đa nhất. Ngoài đầu tư khâu thiết kế, đội ngũ marketing được đào tạo bài bản để phát triển mạng lưới là các siêu thị đồ gỗ, những doanh nghiệp, đại lý chuyên kinh doanh mạng lưới. Sự chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm đồng đều là giải pháp được lựa chọn. Vì vậy, tại tất cả các siêu thị và showroom trưng bày đồ nội thất của NaNo đều có đội ngũ marketing của Công ty trực tiếp quản lý cùng các doanh nghiệp kinh doanh. Giá cũng là mức thống nhất trên toàn quốc.
Một tín hiệu vui cho DN gỗ, nội thất trong nước là các nhà phân phối trước đây luôn nhập hàng ngoại, nay đã “săn hàng” trong nước. Sự chuyên nghiệp của NaNo cũng là cơ sở tạo lập sự tin cậy, nhiệt tình cộng tác của các showroom tại nhiều địa bàn. Ông Nguyễn Văn Hà, chủ một showroom lớn ở Hà Đông chia sẻ: “Đồ gỗ cho không gian bếp ở phân khúc hạng sang hiện nay không có nhiều mẫu mã. Sự xuất hiện của NaNo với nhiều mẫu mã đẹp, sang trọng, phù hợp nhu cầu khách hàng hạng cao cấp trưng bày tại đây cũng giúp chúng tôi gia tăng doanh số bán hàng và khách hàng.” Ngoài ra, để phục vụ khách hàng tại địa bàn Hà Nội, NaNo mới khai trương showroom với diện tích 500m2 để các đại lý và khách hàng tham khảo trực tiếp cách bài trí cũng như các mặt hàng của Công ty.
Thu hút khách hàng bằng chu trình sản xuất khép kín
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ đều phải chịu sức ép về nhập khẩu nguyên liệu. Có tới 80% nguyên liệu phải nhập khẩu, tương đương khoảng 4 triệu m3 gỗ mỗi năm. Vì vậy, giải pháp phát triển bền vững là đầu tư trồng rừng, khai thác nguồn gỗ trong nước. “Chiến lược này đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng về lâu dài chúng tôi chủ động được nguồn nguyên liệu và kiểm soát chất lượng gỗ. Giá cả vì thế cũng cạnh tranh hơn” - ông Lê Xuân Quân cho biết.
Đến nay, NaNo cũng là một trong số ít doanh nghiệp đồ gỗ nội thất phát triển tổng thể ở các khâu phát triển nguồn nguyên liệu, thiết kế, sản xuất và thi công, cung cấp đồ gỗ nội thất để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Nhân dịp khai trương showroom, NaNo khuyến mại 5 - 10% cho tất cả các mặt hàng. Thời gian áp dụng từ ngày 12/5/2012 đến hết ngày 19/5/2012. |
Thế Nhân