Khởi đầu kinh doanh online với Marketplace của Lazada

Khi TMĐT còn lao vào cơn sốt groupon và mô hình TMĐT truyền thống B2C (Business-to-Customer) đang chi phối hầu hết các sàn giao dịch thì giữa cuối năm 2013, Lazada lặng lẽ thay đổi hướng đi, ra mắt nền tảng Marketplace theo mô hình C2C (customer to customer)

Sau 5 năm, mô hình này vẫn là nền tảng tối ưu thúc đẩy sự đi lên của TMĐT, đồng thời giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận xu hướng bán hàng đa kênh.

Khởi đầu kinh doanh online với Marketplace của Lazada - 1

Marketplace – Lời giải cho hệ sinh thái TMĐT

Với mô hình này, Lazada hợp tác đa chiều với ba phía: nhà sản xuất, nhà phân phối bán lẻ và đơn vị cung cấp dịch vụ. Chính mô hình liên kết này đã mang đến lợi ích chung cho cả người tiêu dùng trực tuyến cũng như các đối tác của Lazada, góp phần thúc đẩy sự thành công của Marketplace. Mặt khác, mô hình B2C đòi hỏi các công ty TMĐT đầu tư khá nhiều vào chủng loại và số lượng hàng, kho bãi và giao nhận (logistics)… thì C2C sẽ giúp giảm đi “gánh nặng” này. Do đó, mô hình Marketplace của Lazada, ngay sau khi được đưa vào hoạt động đã nhanh chóng chiếm 80% tổng giá trị hàng hóa.

Marketplace đã nhanh chóng thu hút các doanh nghiệp bán hàng tham gia vào TMĐT dù trước đó, họ chưa có sự định hình rõ nét về thị trường này cũng như không đủ tiềm lực để xây dựng, quản lý một website bán hàng riêng. Tham gia vào mô hình này, họ được thừa hưởng gần như toàn bộ lợi thế của một sàn giao dịch TMĐT: lượng khách hàng khổng lồ, nền tảng công nghệ hiện đại, chiến lược marketing bài bản,dịch vụ thanh toán đến vận chuyển hàng hóa… Cuối năm 2017, Lazada cũng cung cấp cho các đối tác tài khoản để tiếp cận được thông tin về hành vi khách hàng và thói quen mua sắm. Từ đó, nhà bán hàng có thể tính toán được lộ trình mua sắm của người tiêu dùng và chọn hiển thị sản phẩm hay khuyến mãi khi thích hợp, thậm chí là thiết kế chương trình chiêu thị riêng cho nhu cầu của từng nhóm người tiêu dùng khác nhau trên Lazada.

Tất nhiên, với mô hình này, người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng lợi khi có cơ hội tiếp cận lượng hàng hoá đa dạng, phong phú, đồng thời đảm bảo nguồn gốc và có bảo hành chính hãng từ các nhà bán lẻ uy tín trên thị trường. Đặc biệt là sau 2 năm phát triển Marketplace, Lazada đã áp dụng chính sách siết chặt quản lý nguồn hàng, đảm bảo hàng chất lượng càng giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi mua sắm. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ tiếp tục nhận được dịch vụ giao nhận, thanh toán an toàn và nhanh chóng mà Lazada cung cấp.

Khởi đầu kinh doanh online với Marketplace của Lazada - 2

Lựa chọn thông minh của các nhà bán lẻ

Với những doanh nghiệp lớn như Lazada thì “nhiệm vụ” không dừng lại ở việc đi đầu trong việc ứng dụng mô hình này mà còn phải liên tục cải tiến để phù hợp hơn với đòi hỏi ngày càng cao từ phía người tiêu dùng lẫn đối tác. Hiện tại, sàn giao dịch của Lazada đã thu hút hơn 6,500 nhà bán hàng, cung cấp hàng triệu sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng

Có thể nói, Marketplace không chỉ mang lại lợi ích cho nhiều phía: doanh nghiệp TMĐT, nhà bán hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng mà còn giúp thị trường TMĐT “thay da đổi thịt” từng ngày.

Để có thể thu hút một lượng lớn nhà bán hàng, Lazada đã áp dụng không thu phí hàng tháng mà chỉ tính phí trực tiếp sản phẩm, thậm chí là miễn phí hoa hồng để hỗ trợ các nhà bán hàng mới. Mặt khác, việc đăng ký tham gia sàn giao dịch của Lazada cũng khá nhanh chóng. Theo cách nói của Lazada thì “nhà bán hàng chỉ cần có sản phẩm, mọi thứ đã có Lazada lo”.

Khởi đầu kinh doanh online với Marketplace của Lazada - 3

Để tối ưu hoá lợi thế của Marketplace, Lazada cũng đã tận dụng hai vũ khí chiến lược với các công ty công nghệ trên toàn thế giới là công nghệ dữ liệu (Big Data) và AI (trí tuệ nhân tạo) nhằm tối ưu công cụ tìm kiếm và gợi ý sản phẩm hay phương thức thanh toán, phương thức giao hàng phù hợp với từng khách hàng.

Mặt khác, đặt trải nghiệm người dùng làm ưu tiên hàng đầu, “ông trùm” TMĐT đang đem tới tính cá nhân hóa trên ứng dụng Lazada và cả website, dựa trên lịch sử truy cập, lịch sử mua hàng và hành vi của khách hàng. Dựa trên các hành động này, Lazada gợi ý cho khách hàng sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.

Chắc chắn, trong kỷ niệm sinh nhật lần thứ 6 sắp tới, sàn giao dịch TMĐT Lazada sẽ một lần nữa thêm sôi động khi Lazada cam kết “tặng cho người tiêu dùng những dịch vụ những trải nghiệm chưa từng có với TMĐT”. Để tham gia vào chương trình này, nhà bán hàng cần có sản phẩm tốt với ưu đãi hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng mua sắm. Thông thường, doanh thu của các nhà bán lẻ sẽ tăng vọt nhanh chóng khi tham gia vào các chương trình này của Lazada. Đại diện Lazada cũng cho biết đã ra mắt thành công dịch vụ đổi trả 30 ngày và hoàn tiền lên tới 80% cho tất cả các sản phẩm điện thoại của Samsung đã mua nhưng khách hàng thay đổi ý định và sắp tới dịch vụ này sẽ áp dụng cho nhiều thương hiệu khác nữa để mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.

Có thể nói, với tất cả những ưu thế mà Marketplace mang lại cùng nỗ lực thúc đẩy mô hình ngày càng hoàn thiện của những đầu tàu như Lazada thì dự đoán trong năm 2018, mô hình này vẫn là lựa chọn thông minh trong kinh doanh online của các nhà bán lẻ.

Sinh nhật Lazada sẽ diễn ra từ ngày 9-11.5.2018 với các hoạt động thú vị như các trò chơi Càng xóc càng bốc (từ ngày 2.5- 8.5), Điều ước bất khả thi (2.5 – 8.5), cùng các hoạt động như Livestream sinh nhật Lazada (sáng ngày 9.5), Chiếc hộp bí ẩn (9.5), Chợ đồng giá 1k và 6k (9 – 11.5), Deal chớp nhoáng diễn ra trong suốt 3 ngày sinh nhật cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khác.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm