Kết nối thị trường cho doanh nghiệp phía Bắc Việt Nam

Những yếu tố nền tảng mà doanh nghiệp Việt cần xây dựng để có thể thâm nhập thị trường và phát triển bền vững là: Phải đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng của sản phẩm, phải nâng cao thương hiệu và giá trị gia tăng từ nguyên liệu là tài nguyên bản địa cộng với tác động của công nghệ…


Doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến nông sản Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến nông sản Việt Nam

Ngày 10/5/2018, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Hội thảo về Cơ hội thị trường cho doanh nghiệp Việt giai đoạn hội nhập mới và kết nối thị trường.

Hội thảo do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC), Trung tâm BSA phối hợp cùng các đơn vị tổ chức, với nhiều diễn giả trong nước và quốc tế, sẽ góp phần đưa đến những cái nhìn cụ thể, những “việc cần làm” để giúp doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược nhằm xuất khẩu sản phẩm lâu dài, ổn định.

Chuẩn – chất: Nền tảng cho cơ hội thị trường

Lâu nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ Việt Nam về nông sản, thực phẩm, thường chỉ xuất nguyên liệu thô hay làm gia công là chính nên thường không bị “xét” giấy thông hành, căn cước. Trừ thủy sản là tiêu chuẩn rõ ràng, lại trong tay nhiều đại gia, doanh nghiệp nhỏ khó vào thị trường cao giá này. Ngoài ra, người nông dân và oanh nghiệp nhỏ cũng chưa hiểu hết về tiêu chuẩn.

Tại sao doanh nghiệp nhỏ Việt Nam muốn xuất khẩu nhưng lại ít coi trọng và chưa thực hành nhiều về tiêu chuẩn chất lượng, một loại luật chơi phổ quát mà thế giới đã có những quy định chung.

Kết nối thị trường cho doanh nghiệp phía Bắc Việt Nam - 2

Có thể nói, những yếu tố nền tảng mà doanh nghiệp Việt cần xây dựng để có thể thâm nhập thị trường và phát triển bền vững là: Phải đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng của sản phẩm, phải nâng cao thương hiệu và giá trị gia tăng từ nguyên liệu là tài nguyên bản địa cộng với tác động của công nghệ.

Và tiêu chuẩn chất lượng cộng với sự giá trị gia tăng từ ứng dụng công nghệ là các yếu tố căn cơ để thúc đẩy nông sản, thực phẩm Việt Nam đi ra thế giới. Điều này khẳng định vai trò của tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và công nghệ tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập: Hành trang bước ra thế giới

Cũng tại hội thảo này, Hội DN HVNCLC giới thiệu dự án Bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập, một bộ tiêu chuẩn mới của Hội DN HVNCLC được xây dựng hơn 1 năm trước.

Đây là bộ tiêu chí dựa trên sự kế thừa các quy định, thực hành hiện có tại Việt Nam, được diễn giải và đảm bảo giám sát quá trình áp dụng tuân thủ các quy định về công nhận, chứng nhận quốc tế có liên quan. Hội luôn duy trì sự tín nhiệm của thị trường đối với bộ tiêu chí bằng cách thiết lập quan hệ với các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như FoodPlus GmbH, NOAA Fisheries, GFSI, GMP+ International,…

Kết nối thị trường cho doanh nghiệp phía Bắc Việt Nam - 3

Mới đây, Hội DN HVNCLC đã được Bộ KH&CN trao giấy chứng nhận về quyền chủ sở hữu của danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao – Chuẩn Hội nhập”.

Đến nay, Bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập đã đạt được sự thừa nhận lẫn nhau với Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM (tổ chức dạng như là FDA của Mỹ), với tổ chức tiêu chuẩn quốc tế GMP+ (về thức ăn chăn nuôi, điều kiện cơ bản cho thực phẩm thịt đạt hữu cơ) và đăng ký là thành viên của GLOBALGAP để thừa nhận lẫn nhau từng phần. Dự án cũng có nhiều hoạt động phối hợp với 2 công ty đa quốc gia có uy tín về đánh giá chứng nhận là SGS và Bureau Veritas.

Mới đây, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 38/2012/NĐ-CP, đưa ra những thay đổi cơ bản về quan điểm quản lý an toàn thực phẩm, trong đó có điều khoản chấp nhận các hệ thống quan lý chất lượng có nguồn gốc từ khối tư nhân.

Đến thời điểm hiện nay, Bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập đã chứng nhận và trao giấy chứng nhận cho 66 doanh nghiệp đạt Chuẩn hội nhập. Và tại hội thảo còn có buổi lễ kết nạp thêm 12 doanh nghiệp đạt “HVNCLC – Chuẩn hội nhập” nữa, nâng lên con số 78 doanh nghiệp.

​Nội dung nổi bật tại hội thảo ngày 10/5 tại Hà Nội

– “Những giải pháp Đổi mới sáng tạo để tạo điều kiện cho thực phẩm, nông sản an toàn của Việt Nam phát triển bền vững thị trường nội địa và xuât khẩu” – Chuyên gia chiến lược và thương hiệu Trần Anh Tuấn.

– Vai trò của Bộ tiêu chí “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao – Chuẩn hội nhập” trong nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, như một yếu tố căn cơ để phát triển thị trường cho hàng nông sản, thực phẩm Việt – Thứ trướng Phạm Đại Dương – Bộ KH&CN (phụ trách đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, giám đốc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc)

– Kết nạp thêm 12 doanh nghiệp đạt “HVNCLC – Chuẩn hội nhập” một nhãn hiệu chứng nhận vừa được Bộ KH&CN chính thức cấp quyền chủ sở hữu cho Hội DN HVNCLC để chứng nhận cho doanh nghiệp.

– Chỉ dẫn Địa lý (GI) một cơ hội để thương mại hóa các đặc sản địa phương Việt Nam – Chuyên gia GI Bùi Kim Đồng, Viện nghiên cứu Nông nghiệp Việt Nam

– Những điển cứu đặc sắc của một số nước ASEAN dành cho doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập thị trường thế giới – TS.Philippe Zerrillo, Giám đốc trung tâm nghiên cứu thực hành của SMU (đại học ở Singapore)

– Kinh nghiệm phân phối HVNCLC trong hệ thống siêu thị GS25 tại Hàn Quốc – đại diện lãnh đạo tập đoàn GS25 Retail

– 90 phút cuối: Matching giữa DN HVNCLC và đặc sản địa phương với 13 hệ thống phân phối lớn (Coop Mart, Big C, Vinmart, Lotte, Fivimart, chuỗi cửa hàng UCAMart…)

Lê Anh