Hành trình đổi tên: thẻ ATM hay thẻ ghi nợ?
(Dân trí) - Giờ đây chiếc thẻ ghi nợ không còn xa lạ với hầu hết người dân Việt Nam, từ những người làm văn phòng, công nhân, sinh viên, các cụ về hưu hay kể cả các bác nông dân…
Nhưng có một cuộc nghiên cứu thú vị khi hỏi những người đến phát hành thẻ tại ngân hàng, một tỷ lệ không hề nhỏ vẫn ngạc nhiên khi người phỏng vấn hỏi có phải bạn phát hành thẻ ghi nợ không, thì câu trả lời là “không” vì cho rằng chiếc thẻ mình phát hành gọi là thẻ ATM.
Vậy tên gọi của nó chính xác là gì, thẻ của ngân hàng nào thì gọi là thẻ ATM, thẻ của ngân hàng nào thì gọi là thẻ ghi nợ. Các tiện ích của chúng có quá khác nhau không? Ít nhất chủ thẻ nên biết một cách chính xác chiếc thẻ mình sở hữu tên là gì chứ nhỉ?
Thẻ ATM được hiểu đơn giản là thẻ ngân hàng chỉ dùng để giao dịch tại các máy ATM. Thực ra tên gọi thẻ ATM hiện nay không còn chính xác vì hầu hết thẻ của các ngân hàng đều có thể thanh toán tại các POS (điểm chấp nhận thẻ tại các siêu thị, nhà hàng, TTTM…), thanh toán trên các website điện tử.
Sau giai đoạn phát triển thẻ một cách ồ ạt, các ngân hàng đang hướng tới mục tiêu gia tăng các tiện ích thẻ nhằm mục đích khuyến khích chủ thẻ sử dụng thanh toán thẻ thay thế cho thanh toán không dùng tiền mặt.
Tuy nhiên, thực tế là rất nhiều người không hề biết rằng mình có thể sử dụng chiếc thẻ ghi nợ này để thanh toán khi mua hàng, rất nhiều người hiểu rằng chỉ có thẻ tín dụng mới có được chức năng tuyệt vời đó.
Lỗi này thuộc về ai, ngân hàng hay chủ thẻ? Làm thế nào để có thể khai thác tối đa tiện ích này, tiện ích có lợi cho cả ngân hàng, chủ thẻ và nền kinh tế. Nắm bắt được thực trạng đó, ngay từ những ngày đầu ra nhập thị trường thẻ, VietinBank là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát triển hệ thống thanh toán POS, đồng thời tăng cường khả năng liên kết hợp tác với các tổ chức thanh toán thẻ trong và ngoài nước, không ngừng gia tăng tính năng tiện ích thanh toán bằng thẻ...
Với hơn 3000 POS của VietinBank trên cả nước, cùng với đa chức năng thanh toán qua thẻ, thật dễ dàng và thuận tiện cho chủ thẻ khi thực hiện thanh toán hàng hoá - dịch vụ bằng chiếc thẻ ghi nợ E-Partner.
Chị Minh Thu - Giám đốc khách hàng công ty truyền thông Celadon đã rất thích thú với việc sở hữu chiếc thẻ ghi nợ E-Partner PinkCard của VietinBank, chị tâm sự: “Hồi đầu, mình chọn E-Partner PinkCard vì sở thích đây là chiếc thẻ dành riêng cho phái đẹp”, nhưng điều thuyết phục mình gắn bó với chiếc thẻ này đó chính là tính năng tiện ích và giá trị gia tăng mà VietinBank đã sáng tạo ra trong đó.
Bên cạnh sự thuận tiện mà tính năng thẻ mang lại cho mình trong việc thanh toán hàng hoá - dịch vụ qua mạng, tại POS ở siêu thị - nhà hàng - khách sạn, dễ dàng giao dịch tại bất kỳ ATM nào liên minh Banknetvn - Smartlink - VNBC…
Thực sự rất ngạc nhiên khi sử dụng thẻ ghi nợ E-Partner PinkCard của VietinBank thanh toán lại được tích điểm quy đổi thành tiền thưởng vào tài khoản thẻ định kỳ và chị đã bảo tôi: “Không thể tin nổi chiếc thẻ E-Partner PinkCard của mình đang dùng lại có nhiều giá trị gia tăng đến thế”.
Trước đây thói quen của chị là rút tiền và mua hàng, giờ đây thói quen đó đã được thay đổi bằng việc thanh toán qua thẻ. Chị bảo chẳng việc gì phải mất 2 công đoạn cho cùng một việc. Trong khi đó, khi sử dụng thẻ E-Partner PinkCard không chỉ thuận tiện, an toàn mà còn hiệu quả.
Qua phân tích trên đây tác giả tự thấy rằng lộ trình để chiếc thẻ ghi nợ quay trở về đúng bản chất của nó không quá khó. Ngân hàng thì đang cố gắng gia tăng thêm các tiện ích cũng như cơ sở hạ tầng (phát triển hệ thống ATM và POS). Trách nhiệm còn lại phụ thuộc một phần vào sự thay đổi thói quen của khách hàng.
Sẽ không quá khó nếu các ngân hàng cùng chung sức giúp khách hàng nhìn thấy các giá trị thực sự trong việc thanh toán qua thẻ. Làm thế nào để khách hàng thấy được rằng càng chi tiêu nhiều qua thẻ khách hàng càng có lợi. Như hình thức thanh toán qua thẻ được “tích điểm đổi tiền thưởng” của VietinBank là một trong những hình thức thiết thực giúp khách hàng hiểu được tính tích cực từ việc thanh toán qua thẻ.
PV