U23 Việt Nam cần vượt khó trong điều kiện bất lợi
(Dân trí) - Thông tin từ Malaysia tới tấp bay về cứ như thể phía bạn đang “chơi chiêu” với U23 Việt Nam trước chiến dịch vòng loại Olympic châu Á. Kỳ thực là U23 Nhật Bản cũng sang đất Mã cả chục ngày nay, nhưng họ đâu có than vãn nhiều như chúng ta.
Thực tế chuyện BTC sân gây trở ngại không ít thì nhiều cho các đội khách không phải là chuyện hiếm trong bóng đá, đấy gần như là đặc thù của môn chơi này, miễn nó chưa ở mức quá lố thì chưa thành chuyện lớn. Ngay cả sân cỏ trong nước cũng không thiếu hình thức “chơi chiêu” lẫn nhau giữa các đội.
Ví như có chuyện ở một xứ thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long mấy năm trước, cách giờ thi đấu khoảng vài tiếng, khách sạn nơi đội khách đóng quân thường hay mất điện, khiến cầu thủ đội khách khỏi… nghỉ trưa.
Hay ở một xứ khác, cứ trong ngày bóng lăn là BTC sân lại cho nhân viên ra tưới ướt mặt cỏ. Đội chủ nhà vốn quen với điều kiện sân trơn, bóng ướt, trong khi đội khách cứ thế ngã nháo nhào suốt cả trận.
Rồi còn có chuyện ở một số địa phương, khách sạn nơi các đội khách đóng quân cứ đến nửa đêm trước ngày diễn ra trận đấu là xung quanh ồn ào, thanh niên đi xe máy thì nẹt pô inh ỏi, cho cầu thủ khách mất ngủ.
Thành ra, câu chuyện sân tập của U23 Việt Nam trong ngày đầu sang đất Mã thiếu ánh sáng không phải là chuyện lạ, cũng chưa phải là chuyện gì ghê gớm lắm. Đấy là việc mà một đội tuyển trong những chuyến du đấu nên làm quen hơn là than vãn.
Sự than vãn liên quan đến thức ăn không hợp khẩu vị với đội tuyển U23 Việt Nam tại khách sạn Blue Wave càng vô lý. Nó vô lý ở chỗ chúng ta đang đóng quân ở một xứ đạo Hồi, ở trong một khách sạn của người đạo Hồi, nên nếu họ không nấu thức ăn theo phong cách dân đạo Hồi thì thử hỏi họ phải nấu những gì?
Vấn đề ở đây là khâu tiền trạm. Rồi nếu sau khi tiền trạm thấy không hợp với mình thì phải có cách chuẩn bị khác, thậm chí sử dụng đầu bếp riêng và nguồn thực phẩm riêng (đây là chuyện bình thường với mọi đội bóng trên toàn thế giới, hoặc đội U19 Việt Nam từng làm năm rồi). Bằng ngược lại phải làm quen, thay vì hễ chút hễ than.
Cũng từng có trường hợp ngược lại khi các đội bóng đạo Hồi sang Việt Nam dự các giải quốc tế, khi thức ăn ở ta không hợp khẩu vị với họ, họ thường nhẹ nhàng mượn dụng cụ nhà bếp khách sạn, để tự chế biến khẩu phần ăn theo ý của họ, với nguồn thực phẩm mà họ mang theo, chứ ít khi nghe họ than vãn rằng chúng ta làm khó họ.
Hơn nhau ở khả năng thích nghi, như hồi đội tuyển U22 do HLV Mai Đức Chung dẫn dắt đá cúp Merdeka 2008 cũng ở khách sạn Blue Wave, cũng bị đặt trong hoàn cảnh tương tự. Hồi đấy ông Chung chỉ nhắc các cầu thủ cố gắng làm quen, rồi năm đó đội của ông Chung vô địch.
Không thể buộc BTC chỉ lo cho riêng mình, rồi cũng cần biết rằng ta khó thì nhiều đội cũng khó, nhưng vấn đề là họ không than vãn mà chọn cách thích nghi, trong khi ta có thói quen cứ gặp khó là la làng.
Cứ nhìn ví dụ là U23 Nhật Bản, họ sang đấy từ chục ngày nay, nhưng họ rất ít có những lời phàn nàn. Đấy cũng là khác biệt về tính chuyên nghiệp của từng đội bóng và từng nền bóng đá.
Nói cho cùng than vãn nhiều cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. Cầu thủ Việt Nam có thói quen tập nặng cũng than, ăn không được cũng than, có tí chuyện phật ý cũng than, mà càng than nhiều càng giống… con nít!
Ví như có chuyện ở một xứ thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long mấy năm trước, cách giờ thi đấu khoảng vài tiếng, khách sạn nơi đội khách đóng quân thường hay mất điện, khiến cầu thủ đội khách khỏi… nghỉ trưa.
Hay ở một xứ khác, cứ trong ngày bóng lăn là BTC sân lại cho nhân viên ra tưới ướt mặt cỏ. Đội chủ nhà vốn quen với điều kiện sân trơn, bóng ướt, trong khi đội khách cứ thế ngã nháo nhào suốt cả trận.
Rồi còn có chuyện ở một số địa phương, khách sạn nơi các đội khách đóng quân cứ đến nửa đêm trước ngày diễn ra trận đấu là xung quanh ồn ào, thanh niên đi xe máy thì nẹt pô inh ỏi, cho cầu thủ khách mất ngủ.
Một đội bóng chuyên nghiệp là một đội bóng phải biết cách khắc phục trở ngại để tìm thành công (ảnh: Gia Hưng)
Thành ra, câu chuyện sân tập của U23 Việt Nam trong ngày đầu sang đất Mã thiếu ánh sáng không phải là chuyện lạ, cũng chưa phải là chuyện gì ghê gớm lắm. Đấy là việc mà một đội tuyển trong những chuyến du đấu nên làm quen hơn là than vãn.
Sự than vãn liên quan đến thức ăn không hợp khẩu vị với đội tuyển U23 Việt Nam tại khách sạn Blue Wave càng vô lý. Nó vô lý ở chỗ chúng ta đang đóng quân ở một xứ đạo Hồi, ở trong một khách sạn của người đạo Hồi, nên nếu họ không nấu thức ăn theo phong cách dân đạo Hồi thì thử hỏi họ phải nấu những gì?
Vấn đề ở đây là khâu tiền trạm. Rồi nếu sau khi tiền trạm thấy không hợp với mình thì phải có cách chuẩn bị khác, thậm chí sử dụng đầu bếp riêng và nguồn thực phẩm riêng (đây là chuyện bình thường với mọi đội bóng trên toàn thế giới, hoặc đội U19 Việt Nam từng làm năm rồi). Bằng ngược lại phải làm quen, thay vì hễ chút hễ than.
Cũng từng có trường hợp ngược lại khi các đội bóng đạo Hồi sang Việt Nam dự các giải quốc tế, khi thức ăn ở ta không hợp khẩu vị với họ, họ thường nhẹ nhàng mượn dụng cụ nhà bếp khách sạn, để tự chế biến khẩu phần ăn theo ý của họ, với nguồn thực phẩm mà họ mang theo, chứ ít khi nghe họ than vãn rằng chúng ta làm khó họ.
Hơn nhau ở khả năng thích nghi, như hồi đội tuyển U22 do HLV Mai Đức Chung dẫn dắt đá cúp Merdeka 2008 cũng ở khách sạn Blue Wave, cũng bị đặt trong hoàn cảnh tương tự. Hồi đấy ông Chung chỉ nhắc các cầu thủ cố gắng làm quen, rồi năm đó đội của ông Chung vô địch.
Không thể buộc BTC chỉ lo cho riêng mình, rồi cũng cần biết rằng ta khó thì nhiều đội cũng khó, nhưng vấn đề là họ không than vãn mà chọn cách thích nghi, trong khi ta có thói quen cứ gặp khó là la làng.
Cứ nhìn ví dụ là U23 Nhật Bản, họ sang đấy từ chục ngày nay, nhưng họ rất ít có những lời phàn nàn. Đấy cũng là khác biệt về tính chuyên nghiệp của từng đội bóng và từng nền bóng đá.
Nói cho cùng than vãn nhiều cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. Cầu thủ Việt Nam có thói quen tập nặng cũng than, ăn không được cũng than, có tí chuyện phật ý cũng than, mà càng than nhiều càng giống… con nít!
Kim Điền